Đề thi thử đại học năm 2011-2012 môn hoá học thời gian 90 phút
Câu 1. Một dung dịch chứa các ion sau: Na+, Mg2+; Ca2+; Ba2+; H+; Cl-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào dung dịch, ta có thể cho dung dịch tác dụng với các chất nào trong các chất sau đây:
A. dung dịch K2CO3 đủ; B. dung dịch Na¬2SO4 đủ;
C. dung dịch NaOH đủ; D.dung dịch Na2CO3 đủ;
các hợp chất : 1.C6H5NH2; 2. C2H5NH2; 3. (C6H5)2NH; 4. (C2H5)2NH; 5. NaOH; 6. NH3; Sắp xếp các hợp chất trên theo thứ tự tính bazơ giảm dần. A. 5.>4>2>6>1>3; B.5>4>2>1>3>6; C.6>4>3>5>1>2; D. 1>3>5>4>2>6; Câu 6. Các chất nào sau đây là polime thiên nhiên: 1. Sợi bông 2. Cao su Buna 3. Protit 4. Tinh bột A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 7. Có bao nhiêu đồng phân của C5H12O khi oxihoá cho sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương A.3 B.2 C.4 D.5 Câu 8. Hợp chất hữu cơ X khi đun nhẹ với dung dịch AgNO3 / NH3 ( dư) thu được sản phẩm Y, Y tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đều cho 2 khí vô cơ A, B, X là: A. HCHO B. HCOOH C. HCOONH4 D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 9. Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3CHO. B. HCHO. C. CH3CH(OH)CHO. D. OHC-CHO. Câu 10. Có 5 lọ mất nhãn chứa 5 dung dịch :axit fomic , axit axetic , axit acrylic , ancol etylic và etanal . Bằng cách nào sau đây có thể nhận biết được 5 đung dịch trên theo thứ tự ? A. Dùng quỳ tím , dùng Na , dùng dung dịch AgNO3/ NH3 B. Dùng quỳ tím , dùng nước brom , dùng dd AgNO3/ NH3 , dùng Na C. Dùng dd AgNO3/ NH3 , dùng nớc brom , dùng Na D. Dùng quỳ tím , dùng dd AgNO3/ NH3 , dùng Na Câu 11. Cho các dd sau đây lần lượt tác dụng với nhau từng đôi một NH3, NH4Cl, NaOH, C6H5NH3Cl, (CH3)2NH. Số phản ứng xảy ra là: A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 12. Hai gluxit ( cacbohiđrat) nào là đồng phân của nhau? A. Glucozo và mantozo B. Xenlulozo và glucozo C. Glucozo và fructozo D. mantozo và fructozo Câu 13. Đun nóng hỗn hợp X gồm 0.5mol C2H2 và 0.7 mol H2. Nung nóng hỗn hợp một thời gian với bột Niken được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua bình đựng nước brôm lấy dư thấy còn lại 4.48 lít khí (đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với không khí bằng 1. Khối lượng bình đựng nước brôm tăng là: A. 8.6 gam B. 4.2 gam C. 12.5 gam D. 19.8 gam. Câu 14. Dung dịch HCl có thể tác dụng được với mấy chất trong số các chất sau: NaHCO3, SiO2, NaClO, NaHSO4, AgCl, Sn, Fe3O4, S, C6H5ONa, (CH3)NH, CaC2 A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 15. Khi nhúng thanh kim loại được nối bởi 3 mảnh kim loại theo thứ tự : Mg – Cu – Fe . Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi cho vào dung dịch H2SO4 loãng: A. Mg tan ra, sau đó đến Fe. B. Mg tan ra sau đó đến Cu. C Fe tan ra sau đó đến Mg. D. Mg và Fe cùng tan ra một lúc.Đề 3) Câu 16. Chất X có thể tác dụng với Al, Fe, H2SO3, Ca(OH)2, H2S, FeCl2, KBr. X là chất nào? A. H2SO4 đặc nguội B. Dd NaOH C. dd FeCl3 D. nước clo Câu 17. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni; Fe va Cu. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 18. Bán kính nguyên tử của các ion Na+, Mg2+, F-, O2- giảm dần theo thứ tự nào sau đây: A. Na+ > Mg2+ > F- > O2-. B. Mg2+ > Na+ > F- > O2-. C. F- > Na+ > Mg2+ > O2-. D. O2-> F- >Na+ > Mg2+ . Câu 19. Hiđrô có 3 đồng vị , Cacbon có 2 đồng vị. v . Hỏi có bao nhiêu loại phân tử C2H2 được tạo nên từ các loại đồng vị đó: A. 6 B. 12 C. 9 D. 18. Câu 20. Hòa tan hoàn toàn một lượng bột Fe vào dung dịch HNO3 dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí gồm 0,12 mol NO2 và 0,01 mol NO. Lượng sắt đã hòa tan là: A. 0,56 gam B. 0,84 gam C. 2,8 gam. D. 1,4 gam. Câu 21. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 13g hai muối K2CO3 và Na2CO3 bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X và 2,24 lit khí bay ra (dkc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Hỏi m có giá trị bằng bao nhiêu. A. 1,41g B. 14,1g C. 11,4g D. 12,4g Câu 22. Ba dung dịch sau có cùng nồng độ mol/l: NaHCO3, NaOH, Na2CO3 , pH của chúng tăng theo thứ tự: A. NaOH, NaHCO3, Na2CO3 B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3 C. NaHCO3, Na2CO3, NaOH D. Na2CO3, NaOH, NaHCO3 Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 4,68 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A và B kế tiếp trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc). Hai kim loại A và B là: A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Cs D. Cs và Ca. Câu 24. Để phân biệt O2 và O3 người ta dùng: A. Que đóm đang cháy. B. Dung dịch KI, có tẩm hồ tinh bột. C. Dung dịch Brôm. D. Dung dịch NaOH. Câu 25. Nhúng một lá nhôm vào 200 ml dung dịch CuSO4 đến khi dung dịch mất màu xanh lấy lá nhôm ra cân lại thấy nặng hơn so với ban đầu là 1,38 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 đã dùng: A. 0,05M. B. 0,1M. C. 0,15M D. 0,2M. Câu 26. Điện phân 200 ml dung dịch KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với dòng điện 5A trong thời gian 19 phút 18 giây, điện cực trơ và có màn ngăng xốp. Thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 2,24 lít B. 0,448 lít C. 0,672 lít D. 0.224 lít. Câu 27. Cho phản ứng nhiệt phân 4 M(NO3)x 2 M2Ox + 4xNO2 + xO2. M là kim loại nào sau đây A. Na B. Mg C. K D. Ag Câu 28. Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam muối cacbonat kim loại hóa trị 2 thu được khí B và chất rắn A. Toàn bộ B cho vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 19,7 gam kết tủa. Khối lượng của A và công thức của cacbonat là: A. 11,2 g, CaCO3 B. 12,2 g; MgCO3 C. 12g, BaCO3 D. 11,2 g; MgCO3. Câu 29. Khử hoàn toàn 5,8 gam một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Dẫn sản phẩm khí vào nước vôi trong dư, thu được 10 gam kết tủa. Công thức phân tử của oxit Fe đúng là: A. Fe3O4 B. FeO C. Fe2O3 D. ( không thể xác định). Câu 30. Trộn 5,4 gam Al với 4,8 gam Fe2O3 rồi đun nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là: A. 2,24 gam. B. 4,08 gam. C. 10,2 gam. D. 0,224 gam. Câu 31. Cho các chất sau tác dụng với nhau: (1). Dung dịch NH3 dư + dung dịch AlCl3. (2). Khí CO2 + dung dịch NaAlO2 dư. (3). Dung dịch NaOH + dung dịch NaAlO2 dư. (4). Dung dịch HCl + dung dịch NaAlO2 dư. (5). Dung dịch AlCl3 dư + dung dịch NaAlO2 Trường hợp nào sau đây có tạo kết tủa trắng sau phản ứng: A. 1,2,3,4 B. 1,2,4,5 C. 2,3,4,5 D. 1,3,4,5. Câu 32. Cho hidrocacbon X có công thức sau đây: CH3-CH2-CH (C2H5)-CH(CH3)2 có tên là : A. 3 – iso propyl petan. B. 2-metyl-3-etyl petan. C. 3-etyl-2-metyl pentan D. 3-etyl – 4-metyl – petan. Câu 33. X là chất nào thỏa mãn: Hoà tan được Cu(OH)2, 1 mol X phản ứng với Na cho 1 mol H2. CH2(OH)-CH(OH) – CH3. B. CH2(OH)-CH(OH)-CH2(OH) C. CH2(OH)-CH2 – CH2(OH). D. CH2=CH-CH2-OH. Câu 34. Oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức A thu được 3 gam axit. Công thức cấu tạo của A là: A. CH3CH2CH3CHO. B. CH3CHO. C. CH2 = CH – CHO. D. C2H5CHO. Câu 35. Chất nào sau đây có khả năng tạo ra CH3CHO chỉ bằng 1 phản ứng duy nhất: (1). C2H5OH (2) CH º CH (3) CH2=CH-Cl (4) CH3-CHCl2. (5). CH3COOCH=CH2. A.(1,2) B. (1.2,3) C. (1,2,3,4). D. (1,2,3,4,5). Câu 36. Chia 10 gam hỗn hợp gồm hai axit HCOOH và CH3COOH thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với Na dư thu được 1,064 lít khí H2 ( ddktc). Phần 2 tác dụng với 4,6 gam ancol etylic có xúc tác H2SO4 đặc với hiệu suất các phản ứng este hóa là 60%. Khối lượng của este thu được là: A. 2,66 gam. B. 7,66gam. C. 4,596gam. D. 8,96 gam. Câu 37. Thuỷ phân hoàn toàn 25,5 gam một este đơn chức A bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X và ancol no đơn chức, mạch hở B. Cho lượng ancol B tác dụng với Na dư thu được 20,5 gam muối và giải phóng 2,8 lít khí H2 (đktc). Khi cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Công thức cấu tạo của este và giá trị của m là: A. C2H5COOC3H7; m = 26,7 gam. B. HCOOC2H5 ; m = 28,75 gam. C. CH3COOC3H7 ; m = 20,5gam. D. CH3COOC3H7 ;m = 26,5 gam. Câu 38. Cho 3,04 gam hỗn hợp A gồm hai amin đơn chức, no tác dụng vừa đủ với HCl vừa đủ tạo ra 5,96 gam muối. Thể tích N2 sinh ra (đktc) khi đốt hết 3,04 gam hỗn hợp A là: A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,672 lít D. 0,896 lít. Câu 39. Sắp xếp sự giảm dần tính bazơ của các amin sau đây: CH3 (1). CH3NH2. (2). C6H5NH2 (3). CH3-NH-CH3 (4). C2H5NH2. (5). CH3-N-CH3 A.(2),(1),(3),(4),(5). B. ( 1),(3),(2),(4),(5). C. (3),(5),(4),(1),(2). D. (5),(3),(4), (1), (2). Câu 40. Sục V lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2M thì thu được 10 gam kết tủa. V có giá trị lớn nhất là: A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 6,72 lít D. 11,2 lít. Câu 41. Hòa tan hoàn toàn 3,34 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hóa trị 2 và hoá trị 3 bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 0,896 lít khí bay ra ( ddktc). Khối lượng muối có trong dung dịch A. A. 37,8 gam. B. 3.78 gam C. 3.87 gam D. 8,37 gam. Câu 42. Khử hoàn toàn 4,64 gam hỗn hợp các oxit của sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, khí sinh ra sau khi phản ứng được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong lấy dư thu được 8 gam kết tủa. Khối lượng của Fe thu được là: A. 3,36 gam. B. 3,63 gam C. 6,33 gam D. 33,6 gam. Câu 43. Cho 8.3 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe ( mol Al = mol Fe).vào 100 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim loại. Hòa tan A vào dung dịch HCl dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn và còn lại 28 gam chất rắn không tan B. Nồng độ CM của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch Y là: A. 2M và 1M B. 1M và 2M C. 0.2M và 0.1M D. 0.2M và 0.3M. Câu 44. Khử hết m gam Fe3O4 bằng khí CO đun nóng thu được hỗn hợp rắn A gồm Fe, FeO. A tan vừa đủ trong 0.3 lít dung dịch H2SO4 1M cho 4.48 lít khí (đktc). Xác định m. A. 11,2 gam. B. 23,2 gam C. 15,8 gam D. 5,8 gam. Câu 45. Trộn lẫn từng cặp dung dịch các chất sau đây: FeSO4, Ba(NO3)2, K2SO4, FeCl3, AlCl3, NaOH ta có số phản ứng xảy ra là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 46. Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 111,2 gam hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau. Số mol mỗi ete: A. 0.2 mol B. 0.1 mol C. 0.4 mol D. 0.8 mol. Câu 47. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 este no đơn chức A và B trong 200 ml dung dịch NaOH 0.3M. ( Biết đã dùng dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X và hỗn hợp hai ancol M và N không
File đính kèm:
- De thi thu DH lan 2.doc