Đề thi thử đại học năm 2011 - 2012 ( lần 1) môn:hoá học thời gian làm bài: 90 phút
Cho biết nguyên tử khối ( theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16;
Fe = 56; Cu = 64; A l = 27; Ba = 137; Cd = 112; Ag = 108; Na = 23; Mg = 24; S = 32;
Cl = 35,5; F= 19; Br= 80; I= 127; Ca = 40; Zn=65; Ni= 59.; K=39; Cr= 52
Câu 1: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4( tỉ lệ x:y = 2:5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hòa tan là:
A. y B. 3x C. 2x D. 2y
phân tử của A và B lần lượt là A. 28 và 30 B. 24 và 34 C. 14 và 44 D. 26 và 32 Câu 8: Hòa tan m gam hỗn hợp Al, Na vào nước thu được 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác hòa tan m gam hỗn hợp trên vào 100 ml dung dịch NaOH 4M (dư) thì thu được 7,84 lít khí ( đktc) và dung dịch X. Tìm % khối lượng Na trong hỗn hợp A. 50,49% B. 70,13% C. 29,87% D. 39,86% Câu 9: Cho 15 gam hỗn hợp chứa ( axit axetic, axit benzoic, axit acrylic) tác dụng với dung dịch NaHCO3 thu được 6,72 lít CO2 ở đktc. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là: A. 43,2 gam B. 24, 8 gam C. 43,8 gam D. 21,6 gam Câu 10: Cho 5 dung dịch : H2SO4, Na2SO4, BaCl2, Na2CO3, Mg(NO3)2. Nếu cho phản ứng từng đôi một thì số lần kết tủa là: A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 11: Các chất sau: axit fomic(1), axit metacrylic(2), butin-1(3), butin-2(4), andehit fomic(5), etylfomiat(6), metylaxetat(7), prop-1-in-3-ol(8), ), prop-2-in-3-ol(9), glucozơ(10), mantozơ(11).Chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 là: A. 1,3,5,6,8,10 B. 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 C. 1,3,2, 5,9,10,11 D. 1,3,5,6,8,10,11 Câu 12: Để điều chế 45,75 g axit benzoic C6H5COOH , người ta đun nóng 46g toluen với KMnO4 đồng thời khuấy mạnh liên tục. Sau khi phản ứng kết thúc, khử KMnO4 còn dư, lọc bỏ MnO2 sinh ra, cô cạn nước, để nguội rồi axit hóa dd bằng HCl thì ta thu được C6H5COOH. Hiệu suất của toàn bộ quá trình là : A. 75% B. 80% C. 60% D. 99,5% Câu 13: Cho từ từ 200 ml dd 2 axit HNO3 0,5M và HCl 1M vào dd A gồm KHCO3 và K2CO3 thu được 2,016 lít khí (đktc) và dd B. Thêm Ba(OH)2 dư vào B thu được 59,1 gam kết tủa. Khối lượng KHCO3 có trong A: A. 27 gam B. 18 gam C. 16 gam D. 48 gam Câu 14: Cho 17,8 gam dung dịch ancol X ( trong nước ) có nồng độ 69,663 % tác dụng với lượng dư Na thu được 7,84 lít khí (đktc). Ancol X là: A. etylen glicol B. glixerol C. ancol metylic D. ancol etylic Câu 15: Dung dịch X gồm 5 ion Mg2+,Ba2+,Ca2+, 0,1mol Cl- và 0,2mol NO3-. Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch cho vào là A. 200ml B. 300ml C. 150ml D. 250ml Câu 16: Một hỗn hợp gồm bột Al và Fe2O3, thực hiện phản ứng nhiệt nhôm ở nơi không có không khí. Hỗn hợp sản phẩm rắn thu được sau phản ứng, trộn đều rồi chia thành 2 phần.Cho phần 1 vào dung dịch NaOH lấy dư thì thu được 8,96 lít hidro và chất rắn không tan trong NaOH có khối lượng bằng 44,8% khối lượng của phần 1. Hòa tan hết phần 2 vào dung dịch HCl thì thu được 26,88 lít hidro. Các thể tích ở ĐKC, các phản ứng đều hoàn toàn. Khối lượng từng chất rắn trong hỗn hợp ban đầu là: A. 10,8g Al và 64 g Fe2O3 B. 27g Al và 32 g Fe2O3 C. 5,4g Al và 32 g Fe2O3 D. 45g Al và 80 g Fe2O3 Câu 17: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự. A. M < X < R < Y. B. M < X < Y < R. C. R < M < X < Y. D. Y < M < X < R. Câu 18: Nung 14,4 g muối axit hữu cơ thơm đơn chức X thu được 5,3 g Na2CO3 và 14,56 lít CO2 (đktc), 4,5 g H2O . Công thức cấu tạo của X là: A. C6H5-CH2COONa B. C6H5-COONa C. CH3-C6H4-COONa D. C2H5-C6H4-COONa Câu 19: Xà phòng hóa hoàn toàn 51,72 g một chất béo thu đựơc 5,52 gam glixerol và muối natri của 2 loại axit béo. Hai loại axit béo đó là: A. C15H31COOH và C17H35COOH B. C15H31COOH và C15H29COOH C. C17H31COOH và C17H33COOH D. C17H33COOH và C15H31COOH Câu 20: X là một α- amino axit no chỉ chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 , cho 14,98 g X tác dụng với dung dịch HCl dư ta thu được 18,75 gam muối clohidrat của X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là : A. H2N-(CH2)2COOH B. H2N-CH2COOH C. CH3-CH(NH2)-COOH D. H2N-(CH2)6COOH Câu 21: Hòa tan hỗn hợp hai muối FeS và CuS bằng dung dịch HNO3 1M thu được 0,1 mol mỗi khí NO, NO2 và dung dịch chỉ chứa 2 muối sunfat. Thể tích dd HNO3 cần dùng là: A. 800 ml B. 400 ml C. 200 ml D. 600 ml Câu 22: Đun nóng 21,8 g chất X với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,8 g muối của axit một lần axit và một ancol B. Nếu cho lượng ancol đó bay hơi ở đktc chiếm thể tích 2,24 lít. Lượng NaOH dư được trung hòa hết bởi 2 lít dung dịch HCl 0,1 M. Công thức cấu tạo của A là: A. (C2H5COO)3C3H5 B. (CH3COO)3C3H5 C. (HCOO)3C3H5 D. (CH3COO)2C2H4 Câu 23: Cho m gam bột Cu vào dd có chứa 13,6 gam AgNO3 lắc một thời gian để phản ứng hoàn toàn . Sau đó đổ tiếp dung dịch H2SO4 loãng dư vào cốc phản ứng trên thấy giải phóng khí NO duy nhất và được dung dịch Y. Còn lại 9,28 gam kim loại không tan. Khối lượng m gam bột Cu là A. 8,28 gam B. 8,32 gam C. 10,24 gam D. 10,88 gam Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 81,5 gam một hợp chất photpho trihalogenua (A) thu được dung dịch X, để trung hòa hết dung dịch X cần 1,5 lít dung dịch NaOH 1M. Hợp chất A có chứa nguyên tố halogen: A. Iot B. Brom C. Clo D. Flo Câu 25: Cho m gam hỗn hợp hai aminoaxit no đều chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, được dung dịch G. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch G cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Đốt cháy m gam hỗn hợp hai amino axit trên và cho tất cả sản phẩm cháy (nitơ tạo thành ở dạng đơn chất) qua bình NaOH dư thì khối lượng của bình này tăng thêm 32,8 g. Công thức phân tử của aminoaxit có khối lượng phân tử nhỏ hơn là A. H2N-(CH2)2COOH B. H2N-CH2-COOH C. H2N-(CH2)4COOH D. H2N-(CH2)3COOH Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 15 gam hỗn hợp E gồm Al và Cu trong 90 ml dung dịch H2SO4 đặc được đun nóng, tạo thành khí SO2 (duy nhất) và 150 gam dung dịch G . Trong dung dịch G, số mol H2SO4 dư bằng 40% số mol ban đầu (biết khối lượng riêng dung dịch H2SO4 ban đầu là 1,82 g/ml. Thành phần trăm về khối lượng Al và Cu trong E lần lượt là: A. 54% và 46% B. 68% và 32% C. 28% và 72% D. 36% và 64% Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn (trong oxi) 4,45 gam chất X chỉ chứa C, H, N, O được 3,15 gam H2O; 6,60 gam CO2 và 0,56 lít N2 ( đktc). Biết tỉ khối của X so với oxi là 2,781. Công thức phân tử của X là: A. C3H7O2N B. C4H9O2N C. C2H7O2N D. C5H11O2N Câu 28: Hoà tan hoàn toàn FeCO3 bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 104,64 g dung dịch có nồng độ 17,44%. Đun nhẹ dung dịch để làm bay hơi nước thu được 33.36 g tinh thể muối ngậm H2O. Công thức của muối đó là: A. FeSO4.2H2O B. FeSO4.4H2O C. FeSO4.7H2O D. FeSO4.5H2O Câu 29: Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là. A. 8 B. 5. C. 7. D. 6. Câu 30: Thổi dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 6,1 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và một oxit của kim loại R đốt nóng, tới khi phản ứng hoàn toàn thì chất rắn còn lại trong ống có khối lượng 4,82 gam. Toàn bộ lượng chất rắn này phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thấy thoát ra 1,008 lít khí H2 (ở đktc) và còn lại 1,28 gam chất rắn không tan. Kim loại R là A. Zn B. Ni C. Cr D. Fe Câu 31: Một hỗn hợp gồm axetilen, propilen và metan . Đốt 11g hỗn hợp, thu được 12,6 gam nước. 11,2 dm3 hỗn hợp (đo ở ĐKC) phản ứng vừa đủ với một dung dịch chứa 100 g brom. Phần trăm thể tích propilen có trong hỗn hợp đầu là: A. 20% B. 25% C. 50% D. 30% Câu 32: Cứ 5,688 g caosubuna- S phản ứng hết với 3,462 g Brom trong dung môi trơ. Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-đien và stiren trong cao su buna-S là : A. 1/3 B. 3/5 C. 1/2 D. 2/3 Câu 33: Để điều chế axit picric người ta dùng 9,4 gam phenol và dùng 1 lượng HNO3 lớn hơn 50% so với lương HNO3 cần thiết . Số mol HNO3 cần dùng và khối lượng axit thu được là: A. 0,45 mol và 21,2g B. 0,45 mol và 22,9 g C. 0,3mol và 18,32 g D. 0,4 mol và 22,9 g Câu 34: Cho các chất sau: H2N-CH2-CH2COOH (1); HO--CH2-COOH (2) ; CH2O và C6H5OH (3); C2H4(OH)2 và p- C6H4(COOH)2(4); H2N-(CH2)6-NH2 và HOOC-(CH2)4COOH (5). Các trường hợp xảy ra phản ứng trùng ngưng là: A. 1,2,3,4,5 B. 1,2,3,4 C. 1,3,5 D. 1,5 Câu 35: Thành phần trăm về khối lượng của nguyên tố kim loại M trong hỗn hợp MCl2 và MSO4 là 21,1%. Thành phần % về khối lượng của nguyên tố clo trong hỗn hợp trên là; A. 24,1% B. 28,74% C. 15,62% D. 33,02% Câu 36: Cho 14,64 gam muối A ( có công thức C3H10O3N2) phản ứng hết với 150 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi có 1 chất hữu cơ B ( bậc 1) và m gam chất rắn (chỉ là các hợp chất vô cơ). m có khối lượng là A. 13,8 gam B. 8,4 gam C. 15,15 gam D. 12,12 gam Câu 37: Pha trộn 25cm3 dung dịch NH3 0,2M với 15cm3 dung dịch HCl 0,2M. Biết rằng dung dịch NH3 có Kb =1,8.10-5 . pHcủa dung dịch sau khi pha trộn là: A. 12,7 B. 4,57 C. 4,92 D. 9,08 Câu 38: Trong các hợp chất : propen (1); 2-metylbut-2-en (II); 3,4-đimetylhex-3-en (III); 3-cloprop-1-en (IV); 1,2- đicloeten (V).Chất có đồng phân hình học là: A. I,II,III,IV B. III,V C. II,IV D. I,V Câu 39: Hòa tan m gam hỗn hợp Al, Na vào nước thu được 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác hòa tan m gam hỗn hợp trên vào 100 ml dd NaOH 4M ( dư) thì thu được 7,84 lít khí( đktc) và dung dịch X. Thể tích dd 2 axit (HCl 0,5M và H2SO4 0,25M đủ phản ứng với dung dịch X để được kết tủa lớn nhất là: A. 500ml B. 400 ml C. 300ml D. 250ml Câu 40: Cho 1 lít dung dịch ( Na2CO3 0,1 M và (NH4)2CO3 0,25M ) tác dụng với dung dịch chứa 43 g hỗn hợp X ( BaCl2 và BaCl2) sau khi kết thúc phản ứng thu được 39,7 gam kết tủa Y. Tổng số mol hỗn hợp X là : A. 0,25 mol B. 0,3 mol C. 0,35 mol D. 0,2 mol Câu 41: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H2O (k) CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0. Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (4), (5). D. (2), (3), (4). Câu 42: Chất hữu cơ Y chứa C,H,O chỉ chứa một loại nhóm chức tham gia phản ứng tráng bạc. Khi 0,01 mol Y tác dụng hết vớidung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 4,32 g Ag.Y chứa 37,21% oxi về khối lượng. Công thức cấu tạo của Y là: A. OHC-CHO B. CH3CHO C. OHC-CH2CH2-CHO D. HCHO Câu 43: Những hỗn hợp sau đây có bao nhiêu hỗn hợp có thể dùng điều chế clo trong phòng thí nghiệm : MnO2 và HCl đặc (a) ; KM
File đính kèm:
- Thi Thu Dai Hoc Mon Hoa hoc.doc