Đề thi thử Đại học môn Sinh học - Năm học 2009-2010 - Mã đề 132

PHẦN I. Dành cho tất cả thí sinh.

Câu 1: Khi nghiên cứu cấu trúc của một đoạn phân tử ADN hai mạch người ta xác định được có 3600 phân tử axit photphoric và 600 bazơ nitơ loại Ađenin(A). Kết luận nào sau đây là đúng.

A. số chu kì xoắn có trong phân tử ADN là 180.

B. chiều dài phân tử ADN là 5100 A0.

C. khối lượng phân tử của đoạn ADN là 108.105 đvc.

D. số liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit là 3599.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:

A . ADN có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc của ADN luôn luôn duy trì được tính đặc trưng, ổn định và bền vững qua các thế hệ.

B. tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất.

C. quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi nảy nở và duy trì liên tục.

D. cơ sở phân tử của sự tiến hoá là quá trình tích luỹ thong tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng hơn so với nguyên mẫu.

Câu 3: Một quần thể có cấu trúc ban đầu như sau: 21AA : 10Aa : 10 aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn :

A. 0,6303AA : 0,0076Aa : 0,3620aa. B. 0,6340AA : 0,0076Aa : 0,0354aa.

C. 0,347AA : 0,466Aa :0,137aa. D. 0,0076AA : 0,6303Aa :0,3620aa.

Câu 4: Những điểm giống nhau giữa người và động vật có vú đã chứng minh được:

A. người và vượn người là hai hướng tiến hóa khác nhau từ một nguồn gốc tổ tiên.

B. người có quan hệ nguồn gốc với vượn người.

C. quan hệ nguồn gốc của người và động vật có xương sống.

D. động vật có xương sống là tổ tiên trực tiếp của loài người.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học môn Sinh học - Năm học 2009-2010 - Mã đề 132, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân xám, cánh dài : 0,205 thân đen, cánh cụt : 0,045 thân xám, cánh cụt : 0,045 thân đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen của phép lai trên tính được là:
A. 9%.	B. 18%.	C. 10%.	D. 20%.
Câu 13: Nếu thế hệ xuất phát có kiểu gen ♂AAaa x ♀AAaa, trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ sau sẽ là:
A. 1 AAAA : 8AAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1 aaaa.
B. 1 AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaa : 1 aaaa.
C. 1 AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1 aaaa.
D. 1 AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1 aaaa.
Câu 14: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ: x% cây thân cao, hoa trắng : x% cây thân thấp, hoa đỏ : y% cây thân cao, hoa đỏ : y% cây thân thấp, hoa trắng (x% + y% = 50%) . Cho biết không có đột biến xảy ra . Nếu x% > y% thì kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là
A. AaBb × aabb.	B. ab/ab ×aB/Ab	C. ab/ab × ab/AB	D. AaBB × aabb.
Câu 15: Ở một nòi gà: gen D à lông đen, d à trắng, D trội không hoàn toàn nên Dd à lông đốm. Một quần thể cân bằng gồm 10.000 gà này có 100 con lông trắng, thì số gà đốm có thể là:
A. 9000.	B. 9900.	C. 1800.	D. 8100.
Câu 16: Lai phân tích F1 hoa đỏ thu được Fa : 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. Đây là qui luật:
A. Tương tác át chế 12 : 3 : 1	B. Tương tác kiểu bổ trợ 9 :6 :1
C. Tương tác kiểu bổ trợ 9 : 3 : 4	D. Tương tác cộng gộp 15 :1
Câu 17: Giống lúa thứ nhất có kiểu gen aabbcc cho 6g hạt trên mỗi bông, giống lúa thứ hai có kiểu gen AABBCC cho 12g hạt trên mỗi bông. Cho hai giống lúa thuần chủng có kiểu gen AABBdd và aabbDD thụ phấn với nhau được F1. Số gam hạt trên mỗi bông của F1 là bao nhiêu?
A. 9g	B. 7g	C. 10g.	D. 8g
Câu 18: Dáng đi thẳng đứng được củng cố dưới tác dụng của
A. Giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển.
B. Lồng ngực chuyển thành dạng uốn cong hình chữ S.
C. Bàn chân có dạng vòm.
D. Bàn tay được hoàn thiện dần.
Câu 19: Thực hiện phép lai P. AABbddEe x aaBbDDee. Tỉ lệ kiểu gen A-B-D-E- ở F1 là bao nhiêu?
A. 81/256	B. 0%.	C. 3/8	D. 9/16.
Câu 20: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen ( A, a ), gen quy định dạng tóc có 2 alen ( B, b ), gen quy định nhóm máu có 3 alen ( IA, IB, IO). cho biết các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là:
A. 10	B. 54
C. 64	D. 24
Câu 21: Trong một thí nghiệm của Menđen, khi lai các cây đậu Hà lan dị hợp hai cặp gen có kiểu hình cây cao hoá tím với nhau thu được 1600 hạt. Giã sử các cặp tính trạng phân ly độc lập, tính trạng trội hoàn toàn , lấy tất cả hạt thu được đem gieo ( giả sử không có cây bị chết ) tính theo lý thuyết số hạt phát triển cho ra kiểu hình cây cao hoa tím là :
A. 480	B. 160	C. 900	D. 1440.
Câu 22: Tỉ lệ phân tính 1:1 ở F1 và F2 diễn ra ở những phương thức di truyền nào?
A. Di truyền của các gen trên nhiễm sắc thể thường và các gen trong tế bào chất.
B. Di truyền liên kết giới tính và ảnh hưởng của giới tính.
C. Di truyền liên kết giới tính và tế bào chất.
D. Di truyền tế bào chất và ảnh hưởng của giới tính.
Câu 23: Trong một quần thể có 2 gen alen A và a, gồm 1000 cá thể. Tỷ lệ của các kiểu gen trong quần thể 
0,6AA : 0,4aa. quần thể ngẫu phối qua 4 thế hệ sau đó tự phối liên tục 3 thế hệ. Tỷ lệ cá thể dị hợp trong quần thể là:
A. 0,60	B. 0,40	C. 0,20	D. 0,80.
Câu 24: Các tế bào xôma lưỡng bội bình thường bị đột biến dẫn đến sự hình thành các tế bào sau đây: 1. thể không	2. Thể một	3. Thể tứ bội	4. Thể bốn	5. Thể ba	6. Thể lục bội. Công thức NST của các tế bào 1, 2, 3, 4, 5 và 6 được viết tương ứng là:
A. 2n – 2, 2n – 1, 2n + 2, 4n, 2n+1 và 2n + 6	B. 2n, 2n +1, 2n + 3, 2n + 4, 3n và 6n
C. 2n – 2, 2n – 1, 4n, 2n + 2, 2n + 1 và 6n.	D. 2n, 2n – 1, 2n + 1, 2n + 2, 3n và 6n
Câu 25: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là:
A. biến dị tạo hội chứng tơcnơ.	B. biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm.
C. biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người.	D. biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người.
Câu 26: Ở người sự rối loạn phân ly của cặp NST số 21 trong lần phân bào I của giảm phân sẽ tạo ra:
A. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường.
B. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng có 2 NST 21 và 1 tinh trùng không có NST 21.
C. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng thừa 1 NST 21.
D. 2 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường.
Câu 27: Bản chất của mã di truyền là:
A. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.
B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
C. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
D. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
Câu 28: Khó khăn chủ yếu trong nghiên cứu di truyền người là:
A. tất cả các lí do trên.
B. khả năng sinh sản của loài người chậm, thưa và ít con.
C. các lí do thuộc về phạm vi xã hội, đạo đức.
D. bộ nhiễm sắc thể có số lượng nhiều, kích thước nhỏ, sai khác ít; cấu trúc di truyền ở cấp độ phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa biết tường tận.
Câu 29: Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. tháo xuắn phân tử ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi ADN.
B. vận chuyển các nuclêôtít trong môi trường nội bào vào trong nhân tham gia vào việc tạo ADN mới theo nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn.
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN, chuẩn bị cho quá trình tự nhân đôi ADN.
D. lắp ráp các nuclêôtít tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
Câu 30: Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XaXa, bố có kiểu gen XAY, sinh được con gái kiểu gen XAXAXa. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST, Kết luận nào sau đây dúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ
A. Trong giảm phân I, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường
B. Trong giảm phân II, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường
C. Trong giảm phân I, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường
D. Trong giảm phân II, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường
Câu 31: Ưu thế nổi bật của kỹ thuật di truyền là:
A. khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại.
B. gắn được các đoạn ADN với các ARN tương ứng.
C. sản xuất một loạt protein nào đó với số lượng lớn trong một thới gian ngắn.
D. gắn được các đoạn ADN với các plasmid của vi khuẩn.
Câu 32: Theo Lamac, tiến hóa là:
A. Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.
D. Sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng ngày càng hoàn thiện, từ đơn giản đến phức tạp dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật.
Câu 33: Một đột biến mất 3 cặp Nuchêôtit số 7, 8, 9 trong gen cấu trúc thì sẽ làm cho prôtêin tương ứng:
A. Mất 1 axit amin số 4.	B. Mất 1 axit amin số 3.
C. Mất axit amin số 2,3, 4.	D. Mất 1 axit amin số 2.
Câu 34: Từ 3 loại đơn phân A,U,G. có thể tạo ra bao nhiêu bộ ba mã hóa axít amin.
A. 27.	B. 24	C. 64.	D. 18.
Câu 35: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, a cây thấp ; gen B quả đỏ, gen b quả trắng. Cho cây cao quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp trắng. Gen A và gen B cách nhau 40cM, tỷ lệ kiểu hình ở F1 là:
A. 20% cây cao, quả đỏ: 20% cây thấp, quả trắng : 30% cây cao, quả trắng: 30% cây thấp, quả đỏ.
B. 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng : 20% cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ.
C. 40% cây cao, quả đỏ: 40% cây thấp, quả trắng : 10% cây cao, quả trắng: 10% cây thấp, quả đỏ.
D. 10% cây cao, quả đỏ: 10% cây thấp, quả trắng : 40% cây cao, quả trắng: 40% cây thấp, quả đỏ.
Câu 36: Bệnh di truyền này nhiều khả năng tuân theo quy luật di truyền nào hơn cả?
A. di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường
B. di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường
C. di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính X
D. di truyền trội liên kết nhiễm sắc thể giới tính X.
Câu 37: Theo Đacuyn, nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa là:
A. A và B đúng.
B. Những biến đổi do tác động của tập quán hoạt động ở động vật.
C. Những biến đổi đồng loại tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
D. Các biến đổi phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định ở từng cá thể riêng lẻ
Câu 38: Một cặp bố mẹ sinh bốn người con 1 có nhóm máu AB, 1 có nhóm máu B, 1 có nhóm máu O, một người nhóm máu A. Xác suất để cặp bố mẹ trên sinh bốn người con đều nhóm máu AB là 
 A. 0,390625%	B. 0,15625%.	C. 1%.	D. 0%.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng với tiến hoá nhỏ?
A. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
B. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
C. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
D. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài, chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
Câu 40: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là:
A. biến dị đột biến.	B. biến dị di truyền.
C. vốn gen của quần thể.	D. biến dị tổ hợp.
Câu 41: Một phân tử ADN nhân đôi x lần số mạch đơn mới trong tất cả các phân tử ADN con là:
A. 2.2x	B. 2x – 1	C. 2x	D. 2.2x – 2
Câu 42: Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra tại vùng êxôn của gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đó qui định tổng hợp. Nguyên nhân là do:
A. Mã di truyền là mã bộ ba.	B. Mã di truyền có tính thoái hoá.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.	D. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
Phần II : Phần riêng (thí sinh chọn một trong hai phần A hoặc B)
Phần A: Dành cho chương trình chuẩn (Từ câu 43 đến câu 50)
Câu 43:Ở đậu Hà lan, bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn

File đính kèm:

  • docthi thu dai hoc(2).doc
Giáo án liên quan