Đề thi thử Đại học môn Sinh học - Lần thứ II

Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là

A. đoạn intron. B. đoạn êxôn. C. gen phân mảnh. D. vùng vận hành.

Câu 2: Vùng điều hoà là vùng

 A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin

 B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

 C. mang thông tin mã hoá các axit amin D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

Câu 3: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

 A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG

 C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA

Câu 4: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

 A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

 B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

 C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

 D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 5: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

 A. codon. B. axit amin. B. anticodon. C. triplet.

Câu 6: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là

 A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.

 C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.

Câu 7. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ

A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học môn Sinh học - Lần thứ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ LẦN 2 
MÔN : SINH HỌC 12
Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là
A. đoạn intron. B. đoạn êxôn. C. gen phân mảnh. D. vùng vận hành.
Câu 2: Vùng điều hoà là vùng
	A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
	B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
	C. mang thông tin mã hoá các axit amin	 D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Câu 3: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
	A. UGU, UAA, UAG 	B. UUG, UGA, UAG	
 C. UAG, UAA, UGA	 D. UUG, UAA, UGA
Câu 4: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
	A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
	B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
	C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
	D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
Câu 5: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
	A. codon.	B. axit amin.	B. anticodon.	C. triplet.
Câu 6: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là
	A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.	B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.
	C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.	D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.
Câu 7. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ 
A. tăng 1.                   B. tăng 2.                       C. giảm 1.                    D. giảm 2.
Câu 8. Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh
A. ung thư máu.       B. Bạch Đao. C. Máu khó đông.       D. Hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 9. Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm của loài khác nhau là 
A. thể lệch bội.         	B. đa bội thể chẵn.      C. thể dị đa bội.          D. thể lưỡng bội.
Câu 10. Tác nhân hoá học như 5- brômuraxin là chất đồng đẳng của timin gây
A. đột biến thêm A	 B. đột biến mất A.
C. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch AND gắn nối với nhau. D. đột biến A-T"G-X.
Câu 11: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là
	A. lai phân tích.	B. lai khác dòng.	C. lai thuận-nghịch	D. lai cải tiến.
Câu 12: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
	A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
	B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
	C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
	D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
Câu 13: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là
	A. 3/16.	B. 1/8.	C. 1/16.	D. 1/4.
Câu 14: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền
A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. tương tác bổ sung. D. trội kô hoàn toàn.
Câu 15: Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn tự thụ phấn. Nếu có một kiểu hình nào đó ở con lai chiếm tỉ lệ 21% thì hai tính trạng đó di truyền
	A. tương tác gen.	B. hoán vị gen. C. phân li độc lập. D. liên kết hoàn toàn.
Câu 16: Cho cá thể có kiểu gen (các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F1 thu được loại kiểu gen này với tỉ lệ là:
	A. 50%.	B. 25%.	C. 75%.	D. 100%.
Câu 17: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
	A. XMXm x XmY.	B. XMXM x X MY.	C. XMXm x X MY.	D. XMXM x XmY.
Câu 18: Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; gen A: vàng, alen a: xanh; gen B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb.
	A. 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn.	B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.
	C. 1 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.	D. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn.
Câu 19: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
	A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.	B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.	C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1. D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
Câu 20: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: 
A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2 C. 0,7 ; 0,3	D. 0,2 ; 0,8
Câu 21: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là
	A. thoái hóa giống.	B. ưu thế lai.	C. bất thụ.	D. siêu trội.
Câu 22: Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở
	A. vi sinh vật. B. động vật. C. cây trồng. D. động vật bậc cao.
Câu 23: Vectơ chuyển gen được sử dụng phổ biến là
	A. E. coli.	B. virút.	C. plasmit.	D. thực khuẩn thể.
Câu 24: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:
	A. đột biến gen trội nằm ở NST thường.	B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.
	C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.	D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y
Câu 25. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
A. bằng chứng địa lí sinh vật học.	B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng giải phẩu học so sánh.	D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Câu 26.Theo Lamác loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 27.Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Câu 28.Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể.	B. quần thể.	C. giao tử.	D. nhễm sắc thể.
Câu 29. Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. quần thể mới xuất hiện.	B. chi mới xuất hiện.	
C. loài mới xuất hiện.	 D. họ mới xuất hiện.
Câu 30. Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì
A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều.	
B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình.
C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn.
D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn.
Câu 31. Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài là tiêu chuẩn
A. địa lý – sinh thái.	B. hình thái. 	 C.sinh lí- sinh hóa.	D.di truyền. 
Câu 32. Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
A. ATP B. Năng lượng tự nhiên C. Năng lượng hoá học	D. Năng lượng sinh học
Câu 33. Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ:
A. cạnh tranh cùng loài.	B. hỗ trợ khác loài.	C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 34. Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật 
A. phát triển thuận lợi nhất.	B. có sức sống trung bình.
C. có sức sống giảm dần.	D. chết hàng loạt.
Câu 35: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:
A. biến động tuần trăng.	B. biến động theo mùa
C. biến động nhiều năm.	D. biến động không theo chu kì
Câu 36. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là
A.cá cóc	B.cây cọ	C.cây sim	D.bọ que
Câu 37. Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ:
A.hội sinh	B.cộng sinh	C.kí sinh	D.úc chế cảm nhiễm
Câu 38. Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ: 
A.hội sinh	B.hợp tác	C. ức chế - cảm nhiễm	 D.cạnh tranh
Câu 39: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm: 
A.hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
B.hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
D.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
Câu 40: Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật:
A.sinh vật phân giải	B.sinh vật sản xuất
C.động vật ăn thực vật	D.động vật ăn động vật

File đính kèm:

  • docde thi thu tot nghiep sinh hoc 2011 co dap an.doc