Đề thi thử Đại học lần I môn Sinh học - Mã đề thi 302 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Minh Khai

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nucleotide tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 28 nucleotide. Dạng đột biến xẩy ra với gen S là

A. Mất 1 cặp nucleotide. B. Mất 4 cặp nucleotide. C. Mất 3 cặp nucleotide. D. Mất 2 cặp nucleotide.

Câu 2 : Ở một loài thực vật, hai cặp alen Aa và Bb qui định 2 cặp tính trạng tương phản, giá trị thích nghi của các alen đều như nhau. Khi cho các cây P thuần chủng khác nhau giao phấn thu được F1. Cho F1 giao phấn, được F2. Nếu kiểu hình lặn (do kiểu gen aabb) ở F2 chiếm 3,725% thì kết luận nào sau đây là đúng?

 A. Trong giảm phân, hai cặp gen phân li độc lập ở các tế bào mẹ tiểu bào tử và liên kết hoàn toàn ở tế bào mẹ đại bào tử.

 B. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập.

 C. Hai cặp gen liên kết không hoàn toàn, có hoán vị gen ở cả tế bào sinh dục đực và cái, mỗi cây ở P chỉ mang 1 tính trạng trội.

 D. Hai cặp gen liên kết không hoàn toàn, có hoán vị gen ở tế bào sinh dục đực hoặc cái, kiểu gen của F1 là dị hợp tử đều.

Câu 3: Ở một động vật có kiểu gen Bv/bV, khi theo dõi 2000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 360 tế bào có xẩy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và V là:

A. 9 cM. B. 3,6 cM. C. 18 cM. D. 36 cM.

Câu 4: Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhỉều cặp gen thì

 A. sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ

 B. tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng

 C. làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ

 D. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau

Câu 5: Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học lần I môn Sinh học - Mã đề thi 302 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Minh Khai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay đổi nhiều nhất trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit (trong trường hợp gen không có đọan intrôn)?
A. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ nhất ngay sau bộ ba mở đầu. B. Mất ba cặp nuclêôtit ở phía trước bộ ba kết thúc
C. Thay thế một cặp nuclêôtit. D. Mất ba cặp nuclêôtit ngay sau bộ ba mở đầu.
Câu 15: Một cơ thể có tế bào chứa NST giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào I. Các loại giao tử có thể tạo nên từ cơ thể trên là:
A. XAXa, XaXa, XA , Xa, 0.	B. XAXa, XAXA, XA , Xa, 0.
C. XAXA, XaXa, XA , Xa, 0	D. .XAXa, Xa, XA , 0.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về thường biến.
A. Thường biến là biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.
B. Thường biến giúp sinh vật thích nghi với thay đổi của môi trường tạo nên sự mềm dẻo kiểu hình..
C. Thường biến do kiểu gen quy định nên di truyền được.
D. Sản lượng sữa bò của 1 giống bò thay đổi khi thay đổi chế độ dinh dưỡng là một ví dụ về hiện tượng thường biến.
Câu 17: Đột biến làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường gây chết đối với thể đột biến. Dạng đột biến này được ứng dụng
A. để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng.
B. trong công nghiệp sản xuất bia.
C. để tạo ra các dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản được sử dụng làm công cụ phòng trừ sâu bệnh
D. trong nông nghiệp tạo ra cây trồng không hạt.
Câu 18: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:
A. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do	B. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST
C. Xuất hiện biến dị tổ hợp	D. Tỷ lệ giao tử không đồng đều
Câu 19: Phép lai cái F1 xám, dài x đực đen, cụt được F2 gồm: 965 xám, dài: 944 đen, cụt : 206 xám, cụt: 185 đen, dài. Biến dị tổ hợp ở F2 chiếm:
A. 8,5%	B. 17%	C. 41,5%	D. 83%
Câu 20: Các tác nhân gây đột bién làm rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN hoặc làm đứt phân tử ADN hoặc nối đoạn bị đứt vào ADN ở vị trí mới. Đây là cơ chế:
A. Tự nhân đôi của ADN. B. Hoán vị gen. C. Phát sinh đột biến gen. D. Biểu hiện của đột biến gen.
Câu 21: Ở người, D: da bình thường; d: da bạch tạng. Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M: nhìn màu bình thường, m: mù màu các gen này nằm trên NST X không có alen tuong ứng trên Y. Mẹ bình thuờng với cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thuờng và da bạch tạng, con trai vừa bị bạch tạng và mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ và bố là:
A. ddXM Xm x DdX MY.	B. DdX M Xm x ddXM Y.
C. DdXM Xm x DdXMY.	D. DdXM XM x DdXM Y.
Câu 22: Ở một cá thể động vật có sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng trong giảm phân của các tế bào sinh giao tử (2n), thì nó
A. không thể cho giao tử n + 1.	B. sinh ra đời con 100% mắc đột biến dị bội.
C. có thể sinh ra một tỉ lệ con bình thường.	D. chỉ tạo ra các giao tử không có sức sống.
Câu 23: Ở Một loài có bộ NST 2n = 24, nếu có đột biến NST xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 24.	B. 12.	C. 48.	D. 36.
Câu 24: Cho lai hai nòi ruối giấm thuần chủng: thân xám cánh dài với thân đen cánh ngắn F1 thu được toàn thân xám, cánh dài. Cho F1 tạp giao, F2 phân li theo tỉ lệ 70% xám, dài: 5% xám, ngắn: 5% đen, dài: 20% đen, ngắn. Tần số hoán vị gen giữa gen quy định màu thân và chiều dài cánh ở ruồi giấm trong trường hợp này là
A. 18%.	B. 20%.	C. 30%.	D. 40%.
 Câu 25. Giả sử một đơn vị tái bản của sinh vật nhân chuẩn có 60 phân đoạn Okazaki, sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho đơn vị tái bản đó
	A.	62 B.	32	 C. 30	 D. 61
Câu 26: Ở người gen H quy định máu đông bình thường, gen h quy định máu khó đông. Gen M quy định mắt bình thường, gen m quy định bệnh mù màu. Các gen này đều nằm trên NST X không có alen trên Y. Mẹ bình thường, bố mù màu, con trai mắc cả hai bệnh. Kiểu gen của bố mẹ là?
A. XHMXhm x XHMY	B. XHmXhm x XHMY	C. XHMXhm x XhMY	D. XHMXhm x XHmY
Câu 27: Cho phép lai P : AaBbDdEe x AaBbddEe. Nếu biết mỗi gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là:
 A. 1/128 B. 27/128 C.127/128 D.27/64
Câu 28: Nguồn Plasmit sử dụng trong kỹ thuật di truyền có thể được chiết xuất từ tế bào
A. Thực vật bậc cao	B. Virut	C. Động vật bậc cao	D. Vi khuẩn
Câu 29 : Một gen có 2400 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit số 9, 11 và 16 trên gen. Chuỗi Prôtêin do gen đó tổng hợp
 A. Mất 1 axit amin 	B. Thay thế 1 axit amin
 C. Thay đổi các axit amin tương ứng ở vị trí đột biến. D. Mất 1 axit amin và có khả năng xuất hiện tối đa 3 axit amin mới
Câu 30: Điều khẳng định nào sau đây là đúng
 A. Gà mái có kiểu NST giới tính XX
 B. Hầu hết các loài động vật bậc cao giới tính được quy định bởi các gen nằm trên NST X và Y
 C. Ở hầu hết loài giao phối, giới tính được hình thành trong quá trình phát triển cá thể
 D. Môi trường không có vai trò trong việc hình thành giới tính của sinh vật
Câu 31: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd với mỗi gen quy định 1 tính trạng các gen trội là trội hoàn toàn. Số kiểu hình và kiểu gen ở thế hệ sau là bao nhiêu?
A. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen	B. 8 kiểu hình : 12 kiểu gen
C. 4 kiểu hình : 8 kiểu gen	D. 8 kiểu hình : 8 kiểu gen
Câu 32. Trong quá trình nhân đôi liên tiếp của một gen đã hình thành 7 mạch đơn hoàn toàn mới ( với mỗi mạch có 300 T và 600 X ) và 7 mạch đơn hoàn toàn mới ( với mỗi mạch có 200 T và 400 X ).Tổng liên kết hidrô bị phá trong quá trình là:
	A.	18000	B.	4000	C.	28000	D.	3900
Câu 33. Tần số hoán vị gen như sau: AB = 49%, AC = 36% , BC = 13% , bản đồ gen được viết thế nào
	A.	CAB	B.	ABC	C.	BAC	D.	ACB
Câu 34. Cô Thu có nhóm máu AB, và chị gái cô có nhóm máu O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại của họ đều có nhóm máu A. Vậy kiểu gen của mẹ và bố của các cô gái này tương ứng là:
 A. IBIO và IAIO B. IAIO và IAIO	 C. IBIO và IBIO	 D. IAIO và IBIO
Câu 35 : Cho biết kết quả thí nghiệm của Mendel: P: hoa tím x hoa trắng --> F1: tím --> F2: 3/4 tím và 1/4 trắng. Xác suất để một cây hoa tím chọn ngẫu nhiên từ F2 là dị hợp bằng bao nhiêu? Biết màu sắc hoa do một cặp gen quy định.
 A. 75% 	 B. 66.7% C. 50% D. 25%
Câu 36 : Giả sử 1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong sè tÕ bµo sinh ra tõ tế bào A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là:
 A. 2 tế bào. B. 1 tế bào. C. 4 tế bào. D. 8 tế bào
Câu 37: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn thì tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình của phép lai: AaBb x Aabb ở đời con sẽ là:
A. 1:2:1:1:2:1 và 3:3:1:1	B. 1:2:1:1:2:1 và 3:1
C. 1:2:1 và 3:3:1:1	D. 1:2:1:1:2:1 và 1:1:1:1
Câu 38 : Trong một thí nghiệm ở ruồi giấm, thế hệ I đều có cánh dài thuần chủng (VV), trong đó một con bị đột biến giao tử, xuất hiện gen lặn (v). Có thể thấy ruồi cánh ngắn xuất hiện sớm nhất ở: 
 A. Thế hệ II.	 	 B. Thế hệ III.	 C. Thế hệ IV.	 D. Không thể dự doán được.
Câu 39 : Lai 2 thứ cà chua tứ bội: AAAa (quả đỏ) x Aaaa (quả đỏ), tỉ lệ của kiểu gen AAaa ở F1 là:
 A.36% 	 B. 25%.	 C. 50%.	 D. 12,5%.
Câu 40: Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1. Cho F1 lai phân tích, kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết có hóan vị gen? 
 A. 13: 3	 	 B. 9: 3: 3: 1 C. 4: 4: 1: 1	 	 D. 9: 6: 1
II. PHẦN RIÊNG [10 câu] 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần ( phần A hoặc B) 
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) 
Câu 41: Với XH: Bình thường, Xh: máu khó đông. Một cặp vợ chồng sinh được đứa con gái bị bệnh bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ là:
A. Bố: XhY, mẹ: XHXH.	B. Bố: XHY, mẹ: XhXh.
C. Bố: XHY, mẹ: XHXh.	D. Bố: XhY, mẹ: XHXh.
Câu 42: Lai hoa kép, màu trắng với hoa đơn, màu đỏ được F1 toàn hoa kép, màu hồng. Cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau:	 210 cây hoa kép, màu hồng : 120 cây hoa kép, màu trắng : 80 cây hoa đơn, màu đỏ
45 cây hoa kép, màu đỏ : 40 cây hoa đơn, màu hồng : 5 cây hoa đơn, màu trắng
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và màu đỏ là trội so với màu trắng. Kiểu gen của cây F1 như thế nào?
A. AB/ab	B. AD/ad . Bb	C. Ab/aB	D. Ad/aD . Bb
Câu 43: Thực hiện phép lai P. AABbddEe x aaBbDDee. Tỉ lệ kiểu gen A-B-D-E- ở F1 là bao nhiêu?
A. 5/8.	B. 0%.	C. 81/256	D. 3/8
Câu 44: Phân tử ADN của một loài sinh vật có A =10%, T = 20%, G =30%, X= 40%. Phân tử ADN đó là của
A. Vi khuẩn	B. Thực vật bậc cao	 C. Vi rút	D. Động vật bậc cao
Câu 45: Chiều 5’ → 3’ của mạch đơn ADN trong cấu trúc bậc 1 (pôlinuclêôtit) theo Watson – Crick được bắt đầu bằng: 
 A. 5’ OH và kết thúc 3’ – OH của đường 
 B. Nhóm phôtphat gắn với C5’ – OH và kết thúc bởi C3’ – OH của đường 
 C. Nhóm phôtphat gắn với C5’ – OH và kết thúc bởi phôtphat gắn với C3’ của đường 
 D. C5’ – OH và kết thúc bởi nhóm phôtphat C3’ của đường
Câu 46: Trong các dạng đột biến sau, dạng đột biến có khả năng di truyền qua con đường sinh sản hữu tính ít nhất là:
A. Đột biến đa bội chẳn. B. Đột biến thể dị bội. C. Đột biến đảo đoạn. D. Đột biến gen.
Câu 47: Một gen đột biến đã mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 198 aa. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen đột biến nói trên có tỉ lệ A:U:G:X lần lượt là 1:2:3:4, số lượng ribônu trên phân tử mARN này là bao nhiêu?
A. 180G; 240X; 120U; 60A.	B. 40A; 80U; 120G; 260X.
C. 60A; 180U; 120G; 260X.	D. 240A; 180U; 120G; 60X.
Câu 48: Một phép lai giữa 2 dạng đậu hoa trắng F1 thu được toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn F2 có tỉ lệ 9: 7. Nếu cây F1 lai trở lại với một trong các kiểu bố mẹ thì tỉ lệ hoa trắng ở đời con xuất hiện trong phép lai này là bao nhiêu
A. 50%	B. 25%	C. 100%	D. 75%
Câu 49: Một tế bào của người có bộ nhiễm sắc thể (22 + XY) NST, tế bào này là :
A. tinh trùng bất thường.	B. tế bào trứng vừa thụ tinh.
C. tế bào sinh dưỡng bất thường.	D. tế bào sinh dưỡng vừa qua nguyên phân.
Câu 50: Cơ chế gây đột biến của chất 5-BU là
A. .	B. .
C. .	D. .
B. Theo chương trình Nâng

File đính kèm:

  • docDe thi thu DH 2011 co dap an-1.doc
Giáo án liên quan