Đề thi thử Đại học lần I môn Sinh học - Mã đề 131 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Bắc Yên Thành

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

 Câu 1. Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là

 A. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến, biến động di truyền.

 C. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến, di nhập gen.

 Câu 2. Cơ quan tương đồng là bằng chứng chứng tỏ

 A. Sự tiến hóa phân li. B. Sự tiến hóa đồng quy hoặc phân li.

 C. Sự tiến hóa đồng quy. D. Sự tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp.

 Câu 3. Một loài có bộ NST 2n = 14. Ở lần nguyên phân đầu tiên của một hợp tử lưỡng bội, có 2 NST kép không phân li, ở những lần nguyên phân sau các cặp NST phân li bình thường. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể này là.

 A. Có 12 NST, các tế bào còn lại có 14 NST. B. Có 12 NST, các tế bào còn lại có 16 NST.

 C. Tất cả các tế bào đều có 16 NST D. Tất cả các tế bào đều có 14 NST.

Câu 4. Cho phép lai P : AaBbDdNn × AabbDdnn. Theo lí thuyết, tỉ lệ số kiểu gen dị hợp ở F1 là

 A. . B. . C. . D. .

 Câu 5. Kích thước của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

 A. Mức độ tử vong. B. Sức sinh sản. C. Cá thể nhập cư và xuất cư. D. Tỉ lệ đực, cái.

 Câu 6. Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ xitôzin trở thành dạng hiếm (X*) thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X thành A-T

 A. 7 B. 4 C. 3. D. 8

 Câu 7. Ở một loài côn trùng, A quy định lông đen, a quy định lông xám, gen nằm trên NST thường. Kiểu gen Aa ở giới đực quy định lông đen, ở giới cái quy định lông xám. Cho con đực lông xám giao phối với con cái lông đen được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2. Trong số các con cái F2, cá thể lông xám chiếm tỉ lệ

 A. 37,5%. B. 50%. C. 25%. D. 75%.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học lần I môn Sinh học - Mã đề 131 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Bắc Yên Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả hai tính trạng trội (A-B-) sẽ chiếm tỉ lệ
	A. 25%.	B. 35%.	C. 30%.	D. 20%.
 Câu 18. Có hai quần thể thuộc cùng một loài. Quần thể I có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể II có 250 cá thể, trong đó có tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể II di cư vào quần thể I thì ở quần thể mới, alen A có tần số là 
	A. 0,45.	B. 1.	C. 0,55.	D. 0,5.
 Câu 19. Đóng góp lớn nhất của học thuyết Đacuyn là
	A. Giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
	B. Đưa ra được khái niệm biến dị cá thể để phân biệt với biến đổi hàng loạt.
	C. Giải thích được sự hình thành loài mới theo con đường phân li tính trạng.
	D. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
 Câu 20. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa ?
	A. Di - nhập gen.	B. Giao phối không ngẫu nhiên.
	C. Các yếu tố ngẫu nhiên.	D. Giao phối ngẫu nhiên.
 Câu 21. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng thuyết tiến hoá hiện đại?
	A. Các cá thể là đơn vị tiến hoá cơ bản.
	B. Loài là đơn vị tiến hoá cơ bản.
	C. Nếu quần thể không ở trạng thái cân bằng di truyền, tức là nó đang tiến hoá.
	D. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tức là nó đang tiến hoá một cách ổn định.
 Câu 22. Một cá thể có kiểu gen Aa (tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 20%). Tỉ lệ loại giao tử abD là :
	A. 5%	B. 20%	C. 15%	D. 10%.
 Câu 23. Những sinh vật rộng nhiệt nhất (giới hạn về nhiệt độ rộng) phân bố ở
	A. Trong tầng nước sâu.
	B. Trên mặt đất vùng ôn đới ấm áp trong mùa hè, băng tuyết trong mùa đông.
	C. Trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm quanh năm.
	D. Bắc và Nam Cực băng giá quanh năm.
 Câu 24. Trong một gia đình, bố mẹ đều bình thường, con đầu lòng mắc hội chứng Đao, con thứ 2 của họ
	A. Không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xảy ra.
	B. Không bao giờ xuất hiện vì chỉ có 1 giao tử mang đột biến.
	C. Chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền.
	D. Có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rất thấp.
 Câu 25. Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền
	A. Bộ ba 5'UUX3' quy định tổng hợp phêninalanin.
	B. Bộ ba 5'AUG3' quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu dịch mã
	C. Bộ ba 5'UUA3', 5'XUG3' cùng quy định tổng hợp lơxin.
	D. Bộ ba 5'AGU3' quy định tổng hợp sêrin
 Câu 26. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai Y, kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ
	A. 45%.	B. 35%.	C. 40%.	D. 22,5%.
 Câu 27. Ở người, mắt nâu là trội so với mắt xanh, da đen trội so với hoa trắng, hai cặp tính trạng này do hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường. Một cặp vợ chồng có mắt nâu và da đen sinh đứa con đầu lòng có mắt xanh và da trắng. Xác suất để họ sinh đứa con thứ hai là gái và có kiểu hình giống mẹ là
	A. 18,75%.	B. 6,25%.	C. 28,125%.	D. 56,25%.
 Câu 28. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
	A. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.
	B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
	C. Các cá thể hỗ trợ nhau chóng chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
	D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
 Câu 29. Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của hai gen A và B theo sơ đồ :
	 Gen A	 Gen B
 ¯	 ¯
 enzim A	 enzim B
 ¯	 ¯	
	Chất trắng 1	Chất vàng 	Chất đỏ.
Gen a và b không tạo được enzim, hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau.
Cho cây AaBb tự thụ phấn được F1 thì tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 là
	A. 12 đỏ : 3 vàng : 1 trắng.	B. 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.	
	C. 9 đỏ : 3 trắng : 4 vàng.	D. 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng.
 Câu 30. Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, trong đó có cả hai gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu một trong 2 gen A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó A có tần số 0,4 và B có tần số 0,3. Theo lí thuyết, kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ
	A. 32,64%.	B. 56,25%.	C. 1,44%.	D. 12%.
 Câu 31. Ở một loài động vật, khi cho con đực (XY) lông đỏ chân cao lai phân tích, đời con có 50% con đực lông đen chân thấp, 25% con cái lông đỏ chân cao, 25% con cái lông đen chân cao. Cho biết tính trạng chiều cao chân do một cặp gen quy định. Hãy chọn kết luận đúng.
	A. Cả hai cặp tính trạng di truyền liên kết với giới tính.
	B. Chân thấp là tính trạng trội so với chân cao.
	C. Đã có hiện tượng hoán vị gen xẩy ra.
	D. Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
 Câu 32. Một loài có 2n = 46. Có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo ra các tế bào con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 13800 mạch pôlinuclêôtit mới. Số lần nguyên phân của các tế bào này là
	A. 6 lần.	B. 4 lần.	C. 5 lần.	D. 8 lần.
 Câu 33. Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên NST thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là
	A. F1 : 100% có sừng; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng.
	B. F1 : 100% có sừng; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng.
	C. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng.
	D. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng.
 Câu 34. Hai anh em sinh đôi cùng trứng, vợ người anh có nhóm máu B và thuận tay trái sinh được một con trai có nhóm máu A và thuận tay phải. Vợ người em có nhóm máu O và thuận tay phải sinh được một con gái có nhóm máu B và thuận tay trái. Biết rằng thuận tay phải là trội so với thuận tay trái. Cặp sinh đôi này có kiểu hình.
	A. Nhóm máu A và thuận tay phải.	B. Nhóm máu B và thuận tay phải.
	C. Nhóm máu A và thuận tay trái.	D. Nhóm máu AB và thuận tay phải.
 Câu 35. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì?
	A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.
	B. Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã.
	C. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
	D. Sự xuất hiện axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống.
 Câu 36. Sinh vật nào sau đây không được gọi là sinh vật biến đổi gen ?
	A. Một gen trong tế bào bị loại bỏ.	B. Làm biến đổi một gen sẵn có thành gen mới.
	C. Được lặp thêm một gen nhờ đột biến lặp đoạn.	D. Được nhận thêm một gen từ một loài khác.
 Câu 37. Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi lôcut của gen trên NST
	A. Đột biến lệch bội và đột biến đảo đoạn.	B. Đột biến đa bội hóa và đột biến lệch bội.
	C. Đột biến gen và đột biến lệch bội.	D. Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn.
 Câu 38. Một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 799 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN điều khiển tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là
	A. U = 448; A = G = 651; X = 650.	B. A = 448; X = 650, U = G = 651.
	C. A = 447; U = G = X = 650.	D. U = 447; A = G = X = 650.
 Câu 39. Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ cá thể mang gen kháng thuốc trong quần thể sau có thể tăng lên gấp 500 lần, do đó để hạn chế tác hại cho môi trường, người ta cần nghiên cứu theo hướng
	A. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.	B. Chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng.
	C. Nuôi nhiều chim ăn sâu.	D. Chuyển gen gây bệnh cho sâu.
 Câu 40. Mục đích của di truyền y học tư vấn là:
1. Giải thích nguyên nhân, cơ chế và khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.
2. Cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn.
3. Cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.
4. Xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền.
Phương án đúng là :
	A. 2, 3, 4.	B. 1, 2, 4.	C. 1, 2, 3.	D. 1, 3, 4.
II. PHẦN RIÊNG. Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
 Câu 41. Tiến hành lai giữa hai tế bào sinh dưỡng của cơ thể có kiểu gen AAbbDd với cơ thể có kiểu gen MMnn thì tế bào lai sẽ có kiểu gen là
	A. AbDMN.	B. AAbbDdMN.	C. AAbbDdMMnn.	D. AAbbDd
Câu 42. Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch ?
	A. ♂AA ♀aa và ♂Aa ♀aa.	B. ♂AA ♀aa và ♂AA ♀aa.
	C. ♂AA ♀aa và ♂aa ♀AA.	D. ♂Aa ♀Aa và ♂Aa ♀AA.
 Câu 43. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Đoạn ADN này 
	A. có 300 chu kì xoắn.	B. có 600 Ađênin.
	C. có 6000 liên kết photphođieste.	D. dài 0,408 m.
 Câu 44. Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X; trong đó A = T = G = 24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là
	A. ADN mạch đơn.	B. ARN mạch đơn.	C. ADN mạch kép.	D. ARN mạch kép.
 Câu 45. Ví dụ nào dưới đây không phản ánh nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
	A. Ở chim, sự cạnh tranh giành nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và đẻ trứng.
	B. Lối sống bầy đàn làm hạn chế nguồn dinh dưỡng ảnh hưởng tới sức sống của các cá thể trong quần thể.
	C. Những loài động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống như cá, hươu, nai... thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
	D. Đối với những loài có khả năng bảo vệ vùng sống như nhiều loài thú (hổ, báo...) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.
 Câu 46. Khoảng cách giữa các gen a, b, c trên một NST như sau : giữa a và b bằng 41cM; giữa a và c bằng 7cM; giữa b và c bằng 34cM. Trật tự 3 gen trên NST là 
	A. cba.	B. abc.	C. acb.	D. cab.
 Câu 47. Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong qua niệm hiện đại?
	A. Thường biến.	B. Di truyền.	C. Đột biến.	D. Biến dị.
 Câu 48. Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương

File đính kèm:

  • docDe thi thu DH 2011.doc