Đề thi thử đại học lần 3 năm học 2009 – 2010 môn: hóa học – ban cơ bản

Câu 1: Tính chất vật lý đặc trưng cho amino axit là

A. là chất rắn, kết tinh không tan trong nước và có vị chua.

B. là chất rắn, kết tinh tan tốt trong nước và có vị ngọt

C. là chất rắn, kết tinh tan tốt trong nước và có vị nồng.

D. là chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước và có vị chua.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần 3 năm học 2009 – 2010 môn: hóa học – ban cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2H5OH và C2H5OH	B. (NH2)2CO và HCHO
C. CH3COONa và C6H5OH	D. HCHO và C6H5OH
Câu 6: Cho 0,1 mol axit hữu cơ X tác dụng với 11,5 gam hỗn hợp Na và K thu được 21,7 gam chất rắn và thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOH	B. CH2(COOH)2	C. CH2=CHCOOH	D. (COOH)2
Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 à X à Y à CH3COOH .Trong số các chất: C2H6 , C2H4 , CH3CHO, CH3COOCH=CH2 thì số chất phù hợp với X theo sơ đồ trên là
A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 8: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm Zn ở ngoài vỏ tàu (phần chìm dưới nước biển). Người ta đã bảo vệ vở tàu bằng phương pháp
A. cách li kim loại với môi trường	B. điện hóa
C. dùng chất chống ăn mòn là Zn	D. hóa học.
Câu 9: Để phân biệt các dung dịch : CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO không thể dùng
A. dung dịch Br2, phenolphtalein.	B. quỳ tím, AgNO3/NH3.
C. quỳ tím, Na kim loại.	D. quỳ tím, dung dịch Br2.
Câu 10: Cho 24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 11,2 lít SO2(đktc). Nếu cho 12,0 gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO4 lấy dư thì khối lượng Cu thu được là
A. 25,6 gam	B. 6,4 gam	C. 9,6 gam	D. 12,8 gam
Câu 11: Cho khí CO dư đi hỗn hợp X gồm CuO, FeO và MgO nung nóng thu được hỗn hợp Y.Cho Y vào dung dịch FeCl3 dư thu được chất rắn Z. Vậy Z là:
A. Cu và MgO	B. Cu, Al2O3 và MgO	C. MgO	D. Cu
Câu 12: Cho 3,48 gam một anđehit X mạch không phân nhánh thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 25,92 gam Ag. Tên của X là:
A. Fomanđehit	B. Benzanđehit	C. Anđehit oxalic	D. Anđehit acrylic
Câu 13: Chia 2,29 gam hỗn hợp gồm ba kim loại Mg, Zn, Al thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl giải phóng 1,456 lít H2 (đktc). Oxihóa hoàn toàn phần 2 thu được m gam hỗn hợp ba oxit. Giá trị của m là
A. 2,185 gam	B. 4,15 gam	C. 2,21 gam	D. 3,33gam
Câu 14: Để trung hòa axit béo tự do có trong 10 gam một chất béo có chỉ số axit là 5,6 thì khối lượng NaOH cần dùng là
A. 0,04 g.	B. 0,06 g.	C. 0,05 g.	D. 0,08 g.
Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm a mol Al2O3; b mol Fe2O3 và c mol CuO vào dung dịch chứa (6a + 6b + 2c) mol HNO3 thu được dung dịch Y. Để thu được toàn bộ lượng Cu có trong dung dịch Y cần cho vào dung dịch Y:
A. (0,5b + c) mol Zn	B. (2b + c) mol Zn	C. (b + c) mol Zn	D. c mol Zn
Câu 16: Cho Ba vào dung dịch chứa FeCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. khí thoát ra và ngay lập tức có kết tủa nâu.
B. khí thoát ra và có kết tủa nâu, sau đó kết tủa tan
C. có kết tủa sắt sau đó có khí thoát ra.
D. khí thoát ra và sau khi khí ngừng thoát ra có kết tủa nâu
Câu 17: Chất hữu cơ X chứa C, H, O đơn chức có phân tử khối bằng 60. Số chất hữu cơ thỏa mãn của X là
A. 6	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 18: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaOH.	B. dung dịch NaCl.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.	D. dung dịch HCl
Câu 19: Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là
A. dễ kiếm	B. có khả năng hoà tan tốt trong nước
C. rẻ tiền hơn xà phòng	D. có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn a gam C2H5OH thu được 0,2 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn b gam CH3COOH thu được 0,3 mol CO2. Cho a gam C2H5OH tác dụng với b gam CH3COOH trong điều kiện thích hợp, giả sử hiệu suất phản ứng đạt 50% thì lượng este thu được là:
A. 4,4 gam	B. 8,8 gam	C. 13,2 gam	D. 17,6 gam.
Câu 21: Dãy chất đều tác dụng với CH3COOH là
A. CH3OCH3, NaOH, CH3NH2; C6H5OH	B. CH3CH2OH, NaHCO3, CH3NH2; C6H5ONa
C. CH3CH2OH, NaHSO4, CH3NH2; C6H5ONa	D. CH3CH2OH, CaCO3, C6H5NH2; C6H5OH
Câu 22: Dãy các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện trong công nghiệp là
A. Na, Fe, Sn, Pb	B. Ni, Zn, Fe, Cu	C. Cu, Fe, Pb, Mg	D. Al, Fe, Cu, Ni
Câu 23: Cho 16,2 g hỗn hợp este của ancol metylic và hai axit cacboxylic no, đơn chức tác dụng vừa đủ với dd NaOH 1M thu được dung dịch A. Cô cạn dd A thu được 17,8 g hỗn hợp hai muối khan, thể tích dd NaOH 1 M đã dùng là: 
A. 0,2 lít	B. 0,25 lít	C. 0,3lít	D. 0,35 lít
Câu 24: Oxi hoá 9,2 g ancol etylic không hoàn toàn thu được 13,2 g hỗn hợp X gồm anđehit, axit, ancol chưa phản ứng và nước. Khi cho hỗn hợp X tác dụng với K dư sinh ra 3,36 lít H2 ở đktc. Phần trăm khôi lượng ancol đã bị oxi hoá là
A. 25%.	B. 50%.	C. 75%.	D. 90%.
Câu 25: Tiến hành điện phân hoàn toàn dung dịch X chứa 200 ml dd AgNO3 và Cu (NO3)2 thu được 56 gam hỗn hợp kim loại ở catot và 4,48 lít khí ở anot (đktc). Nồng độ mol AgNO3 và Cu (NO3)2 trong X lần lượt là
A. 2 M và 1M	B. 1 M và 2 M	C. 2M và 4M	D. 4M và 2M
Câu 26: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức. Đun nóng hỗn hợp X với NaOH thu được một ancol và 2 muối. Kết luận đúng về hỗn hợp X là.
A. hai este được tạo bởi từ một axit	B. hỗn hợp gồm một ancol và một axit
C. hai este đồng phân cấu tạo.	D. A hai este được tạo bởi từ một ancol và 2 axit
Câu 27: Cho sơ đồ sau: X D Y → Z ← X . Biết rằng mỗi mũi tên là một ptpứ. X, Y, Z có thể là
A. CH3CHO; CH3CH2OH; CH3COOH	B. CH3CHO; CH3COOH; CH3CH2OH
C. CH3COOH; CH3CHO; CH3CH2OH	D. CH3COONa; CH3COOH; CH3COOC2H5
Câu 28: Cho m gam glucozơ lên men hoá thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong thu được 20,0 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa đun nóng nước lọc, lại thu thêm được 10,0 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là:
A. 45 gam	B. 11,25 gam	C. 36 gam	D. 22,5 gam
Câu 29: Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn vào 400 ml dung dịch H2SO4 1,1M thu được khí H2. Cho toàn bộ lượng khí đi qua CuO dư thấy khối lượng chất rắn giảm 4,48 gam. Vậy % khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là :
A. 36%	B. 60%	C. 24%	D. 48%
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng 6,2 gam. Số mol CO2 và H2O sinh ra lần lượt là
A. 0,1 và 0,01.	B. 0,1 và 0,1.	C. 0,01 và 0,1.	D. 0,01 và 0,01.
Câu 31: Cho chất X mạch hở (bền) có công thức phân tử là C3H6O. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được ancol Y. Số CTCT của X là
A. 4	B. 2	C. 1	D. 3
Câu 32: Cho 7,8 gam hỗn hợp kim loại R, R’ vào dung dịch H2SO4 loãng dư thấy khối lượng dung dịch tăng 7,56 gam. Khối lượng muối sunfat thu được trong dung dịch sau phản ứng là
A. 18,42 gam	B. 19,32 gam	C. 18,32 gam	D. 17,34 gam
Câu 33: Cho hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch Cu(NO3)2 và AgNO3, kết thúc phản ứng thu được chất rắn chứa 3 kim loại gồm:
A. Fe; Mg; Ag	B. Cu; Fe; Ag	C. Mg; Fe; Cu	D. Mg; Cu; Ag.
Câu 34: Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
A. 28,6 g	B. 22,2 g	C. 35,9 g	D. 31,9 g
Câu 35: Trong 1 bình kín chứa hỗn hợp gồm hiđrocacbon X mạch hở và khí H2 có Ni xúc tác. Nung nóng bình một thời gian thu được một khí Y duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất sau khi nung nóng. Đốt cháy một lượng Y thu được 4,4 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H4.	B. C4H6.	C. C2H2.	D. C2H4.
Câu 36: Hai este A, B là đồng phân của nhau và đều do axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức tạo thành . Để xà phòng hóa hoàn toàn 33,3 gam hỗn hợp hai este trên cần vừa đủ 450 ml dung dịch KOH 1M. Hai este đó có tên gọi là là:
A. etyl fomat và metyl axetat	B. etyl axetat và propyl fomat
C. butyl fomat và etyl propionat	D. metyl axetat và metyl fomat
Câu 37: Kim loại A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2. Dẫn hiđro qua oxit của kim loại B nung nóng. Oxít này bị khử cho kim loại B. A và B tương ứng có thể là
A. Sắt và Nhôm	B. Sắt và Đồng	C. Đồng và Bạc	D. Đồng và Chì
Câu 38: Đun nóng glixerol với axit hữu cơ đơn chức X thu được hỗn hợp các este trong đó có một trieste có công thức phân tử là C9H14O6. Lựa chọn công thức đúng của X.
A. HCOOH	B. CH3COOH	C. CH2=CH-COOH	D. CH3CH2COOH
Câu 39: Cho 1 đipeptit (X) có công thức là Gly-Gly. Cho 13,2 gam (X) phản ứng vừa đủ với V ml dd HCl 1 M. Giá trị V là
A. 100 ml	B. 150 ml	C. 200 ml	D. 250 ml
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp 2 axit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được 19g hỗn hợp 2 muối khan. Công thức phân tử của 2 axit đó là:
A. CH3COOH; C2H5COOH	B. HCOOH; CH3COOH
C. C2H5COOH; C3H7COOH	D. C4H9COOH; C3H7COOH
Câu 41: Khối lượng xenlulozơ và dung dịch HNO3 63% cần lấy để điều chế được 594 kg xenlulozơ trinitrat là (Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%)
A. 162 kg xenlulozơ và 375 kg dd HNO3 63%	B. 202,5 kg xenlulozơ và 375 kg dd HNO3 63%
C. 405 kg xenlulozơ và 750 kg dd HNO3 63%	D. 202,5 kg xenlulozơ vá 750 kg dd HNO3 63% 
Câu 42: Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0, 1 mol HCl. Toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH. X là amino axit có
A. 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH	B. 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH
C. 1 nhóm –NH2 và 3 nhóm –COOH	D. 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH
Câu 43: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa HCl dư, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch CuCl2 vào. Vậy hiện tượng xảy ra là:
A. khí ngừng thoát ra	B. khí thoát ra với tốc độ không đổi
C. khí thoát ra mạnh dần.	D. khí thoát ra chậm dần
Câu 44: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X và đun nhẹ được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,5.	B. 6,75.	C. 13,5.	D. 10,8.
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 0,896 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm hai hiđrocacbon A, B thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) và 1,26 g H2O. Công thức phân tử của A, B là
A. C2H2 ; C2H4	B. CH4 ; C2H4	C. CH4; C2H6	D. CH4; C2H2
Câu 46: Lấy cùng khối lượng các kim loại Mg, Fe, Al và Zn cho vào dung dịch H2SO4 đặc, thể tích khí SO2 (đo ở cùng điều kiện) tương ứng với các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần là:
A. Zn < Fe < Al < Mg	B. Zn < Mg < Fe < Al	
C. Fe < Zn < Al < Mg	D. Zn < Fe < Mg < Al
Câu 47: Cho các chất sau: amilozơ, amilopectin, tơ visco, saccarozơ, xenlulozơ, mantozơ, glucozơ và fructozơ. Số chất bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit H2SO4 loãng là
A. 6	B. 4	C. 7	D. 5
Câu 48: Cho các chất : etyl a

File đính kèm:

  • docDeHD Hoa DH 2010 so 12.doc