Đề thi thử đại học, cao đẳng năm 2009 môn thi: hoá học thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: Trộn 0,54g bột Al với Fe2O3 và CuO, rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 thu được 0,896lít hỗn hợp khí Y gồm NO2 và NO ở đktc. Tỷ khối của hỗn hợp Y so với H2 là

A. 21 B. 19 C. 17 D. 23

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học, cao đẳng năm 2009 môn thi: hoá học thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 6: Cho 24g Cu vào 400ml dung dịch NaNO3 0,5M, sau đó thêm 500ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X và có khí NO bay ra. Thể tích khí NO thoát ra ở đktc và thể tích dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần để kết tủa hết Cu2+ trong dung dịch X là:
A. 5,6lít và 1,6lít	B. 5,6lít và 1,2lít	C. 4,48lít và 1,6lít	D. 4,48lít và 1,2lít
Câu 7: Hoà tan vừa hết 4,32g kim loại M (có hoá trị không đổi) bằng 288ml dung dịch HNO3 2M thấy tạo thành sản phẩm khử X duy nhất. Nhiệt phân hoàn toàn lượng muối nitrat của kim loại M tạo thành thu được 8,16g oxit. Kim loại M và sản phẩm khử X là
A. Al và NH4NO3	B. Mg và NH4NO3	C. Al và N2	D. Mg và N2
Câu 8: Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp các axit béo sau: axit panmitic, axit oleic, axit stearic. Số trieste tối đa có thể tạo thành là
A. 9	B. 12	C. 18	D. 16
Câu 9: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C7H8. Cho 4,6g X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac thu được 15,3g kết tủa. X có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 5	B. 4	C. 6	D. 3
Câu 10: Điều khẳng định nào dưới đây là không đúng?
A. Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được các dung dịch: glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, etanol.
B. Phân tử các xicloankan chỉ chứa các liên kết σ nên các xicloankan không tham gia phản ứng cộng
C. Trong dãy đồng đẳng của axit fomic, khi khối lượng phân tử tăng dần thì tính axit giảm dần
D. Khi đun nóng ancol metylic với H2SO4 đặc ở 170oC thu được ete.
Câu 11: Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H9O2N. X phản ứng với dd NaOH, đun nhẹ thu được muối Y, khí Z làm xanh giấy quì tím ẩm. Cho Y tác dụng với NaOH rắn, đun nóng thu được CH4. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOH3NCH3	B. CH3COOCH2NH2
C. HCOOH3NCH2CH3	D. CH3CH2COONH4
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,15mol hiđrocacbon X thu được 16,8lít khí CO2 ở đktc và 13,5g H2O. Số đồng phân của X là
A. 11	B. 12	C. 9	D. 10
Câu 13: Hỗn hợp A gồm ancol metylic và ancol no, đơn chức X. Cho 7,6g A tác dụng với Na dư thu được 1,68lít khí H2 ở đktc. Mặt khác oxi hoá hoàn toàn 7,6g hỗn hợp A bằng CuO nung nóng, rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6g bạc. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2CH2CH2OH	B. CH3CH(OH)CH3
C. C2H5OH	D. CH3CH2CH2OH
Câu 14: Có bao nhiêu đồng phân axit là hợp chất thơm của C9H8O2 làm mất màu dd brom (kể cả đồng phân hình học)?
A. 5	B. 8	C. 7	D. 6
Câu 15: Số hợp chất là đồng phân ankađien khi cộng hợp với H2 dư (Ni, to) chỉ cho một sản phẩm duy nhất có tên gọi: 2 - metylpentan là
A. 4	B. 6	C. 2	D. 5
Câu 16: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị Cl và Cl. Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Thành phần phần trăm về khối lượng của đồng vị Cl chứa trong muối KClO3 là
A. 7,24%	B. 28,98%	C. 7,55%	D. 25,0%
Câu 17: Cho KI tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường axit sunfuric loãng thu được 1,51g MnSO4. Số mol I2 tạo thành và số mol KI tham gia phản ứng lần lượt là:
A. 0,25mol và 0,005mol	B. 0,025mol và 0,05mol
C. 0,25mol và 0,05mol	D. 0,05mol và 0,1mol
Câu 18: Cho 2,32g một anđehit X tham gia phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 (trong NH3) dư thu được 17,28g bạc. Vậy thể tích khí H2 ở đktc tối đa cần dùng để phản ứng hết với 2,9g X là
A. 6,72lít	B. 3,36lít	C. 2,24lít	D. 1,12lít
Câu 19: Phản ứng nào sau đây được dùng để giải thích hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động tự nhiên?
A. CaO + CO2 → CaCO3	B. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O	D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Câu 20: Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ cần phải dùng 4,48lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol của glucozơ và fructozơ trong m gam hỗn hợp này lần lượt là
A. 0,05mol và 0,15mol	B. 0,05mol và 0,35mol
C. 0,2mol và 0,2mol	D. 0,1mol và 0,15mol
Câu 21: Hoà tan 4g hỗn hợp gồm Fe và kim loại M (hoá trị II, đứng trước hiđro trong dãy điện hoá) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24lít khí H2 ở đktc. Mặt khác để hoà tan 2,4g kim loại M cần phải dùng chưa đến 250ml dung dịch HCl 1M. Kim loại M đã cho là
A. Zn	B. Ca	C. Ba	D. Mg
Câu 22: Cho 100 gam dung dịch ancol đơn chức mạch hở A có nồng độ 46%. Thêm vào dung dịch này 60g ancol B là đồng đẳng kế tiếp của X được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hết với Na thu được 56lít H2 ở đktc. Công thức phân tử của A và B lần lượt là
A. CH3OH và C2H5OH	B. C4H9OH và C5H11OH
C. C2H5OH và C3H7OH	D. C3H7OH và C4H9OH
Câu 23: Hợp chất M được cấu tạo từ anion Y và cation X+. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo thành. Tổng số proton trong X+ là 11, còn tổng số electron trong Y là 50. Công thức phân tử của hợp chất M là
A. (NH4)2CrO4	B. (NH4)2S2O3	C. (NH4)2HPO3	D. (NH4)2SO4
Câu 24: Cho các dung dịch HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3. Nếu chỉ được dùng thêm thuốc thử duy nhất là đồng kim loại thì có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch đã cho ở trên?
A. 2	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 25: Trong công nghiệp HCl được điều chế bằng phương pháp sunfat theo phương trình phản ứng sau: 
	NaCl(rắn) + H2SO4 (đặc, nóng) HCl↑ + NaHSO4
Tại sao phương pháp này không được dùng để điều chế HBr và HI?
A. Do tính axit của H2SO4 yếu hơn HBr và HI
B. Do NaBr và NaI đắt tiền, khó kiếm
C. Do có phản ứng giữa HBr và HI với H2SO4(đặc, nóng)
D. Do HBr và HI sinh ra là chất độc
Câu 26: Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử là C8H10O không tác dụng được với cả Na và NaOH?
A. 7	B. 4	C. 6	D. 5
Câu 27: Từ khí thiên nhiên và các chất vô cơ cần thiết, cần phải dùng ít nhất bao nhiêu phương trình phản ứng để điều chế được nhựa phenolfomanđehit?
A. 5	B. 6	C. 4	D. 7
Câu 28: Cho 15,9g hỗn hợp gồm NaX và NaY (X, Y là hai halogen kế tiếp nhau) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 28,7g kết tủa. Công thức của hai muối là:
A. NaF và NaCl hoặc NaBr và NaI	B. NaBr và NaI
C. NaF và NaCl	D. NaF và NaCl hoặc NaCl và NaBr
Câu 29: Cho 4,64g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3) tác dụng vừa đủ với Vlít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,46lít	B. 0,16lít	C. 0,26lít	D. 0,36lít
Câu 30: Dung dịch X chứa a mol Ca(OH)2, cho dung dịch hấp thụ 0,08mol CO2 thì thu được 2b mol kết tủa, nhưng nếu dùng 0,1mol CO2 thì thu được b mol kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,07mol và 0,04mol	B. 0,07mol và 0,02mol
C. 0,06mol và 0,02mol	D. 0,06mol và 0,04mol
Câu 31: Một dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaAlO2 và a mol NaOH. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được kết tủa là
A. a < b < 4a	B. b = 5a	C. a = 2b	D. a < b < 5a
Câu 32: Xét phản ứng hoá học: A(khí) + 2B(khí) → C(khí) + D(khí)
Tốc độ của phản ứng được tính theo biểu thức: v = k[A].[B]2, trong đó k là tốc độ phản ứng; [A] và [B] nồng độ của mol/lít của các chất A, B tương ứng. Khi nồng độ của chất B tăng 3 lần, nồng độ của chất A giảm 6 lần thì tốc độ phản ứng so với trước là
A. giảm 3 lần	B. giảm 1,5lần	C. tăng 3 lần	D. tăng 1,5 lần
Câu 33: Cho 32,8g hỗn hợp bột Fe và Cu vào dung dịch HNO3 loãng, khuấy đều cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì thu được 6,72lít khí NO ở đktc và 6,4g chất rắn. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 51,22%	B. 63,64%	C. 48,78%	D. 66,67%
Câu 34: Cho phương trình phản ứng:
FeS + CuS + HNO3 g Fe(NO3)3 + Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2Oh
Khi phản ứng đạt cân bằng thì hệ số phản ứng tối giản của chất oxi hoá là
A. 24	B. 16	C. 18	D. 32
Câu 35: Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Để thu được polivinyl ancol chỉ cần thực hiện phản ứng trùng hợp vinyl ancol
B. Không thể tạo este phenyl axetat bằng phản ứng trực tiếp giữa phenol và axit axetic
C. Không tồn tại este HCOOCH = CH2 vì ancol CH2 = CH – OH không tồn tại
D. C2H5Cl là một este vì nó là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol
Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 4,24g Na2CO3 vào nước thu được dung dịch X. Cho từ từ đến hết từng giọt 20g dung dịch HCl nồng độ 9,125% vào X và khuấy đều. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là
A. 2,24lít	B. 5,6lít	C. 0,224lít	D. 0,56lít
Câu 37: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,5mol C2H2 và 0,7mol H2. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian với bột Ni được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua bình đựng nước brom dư thấy còn lại 4,48lít hỗn hợp khí Z ở đktc có tỉ khối so với không khí là 1. Khối lượng bình đựng nước brom tăng là
A. 4,2g	B. 12,4g	C. 13g	D. 8,6g
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 0,336lít một ankađien liên hợp X. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng 40ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M thu được 8,865g kết tủa. Công thức phân tử của X là:
A. C3H4 hoặc C4H6	B. C3H4 hoặc C5H8	C. C3H4	D. C5H8
Câu 39: Từ công thức phân tử C4H8O có thể có bao nhiêu đồng phân cấu tạo, mạch hở mà khi hiđro hoá chỉ thu được ancol?
A. 5	B. 3	C. 6	D. 7
Câu 40: Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp cùng thể tích khí N2 và H2 ở 00C, 100atm. Sau khi tiến hành tổng hợp NH3, đưa nhiệt độ bình về 00C, áp suất mới của bình là 90atm. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 30%	B. 10%	C. 20%	D. 25%
Câu 41: Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch X có chứa FeCl2; FeCl3; Al(NO3)3 và CuSO4 thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Số lượng chất rắn có trong Z là
A. 3	B. 4	C. 5	D. 2
Câu 42: Dãy nào trong các dãy chất cho dưới đây có chứa tất cả các chất có giá trị pH < 7?
A. CH3COOK; C6H5COOK; K2S; KCl	B. NaHSO4; NaHCO3; NaHS; Na2S
C. NH4NO3; Mg(NO3)2; Na2SO4; K2SO3	D. NH4Cl; (NH4)2SO4; CuCl2; KHSO4
Câu 43: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X vừa có khả năng hoà tan bột Cu vừa có khả năng tạo kết tủa với dung dịch AgNO3. Vậy dung dịch X chứa
A. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3	B. Fe(NO3)2 và HNO3 dư
C. Fe(NO3)2 , Fe(NO3)3 và HNO3 dư	D. Fe(NO3)3 và HNO3 dư
Câu 44: Cho các hợp chất hữu cơ sau:
 NO2 Cl Cl C(CH3)3 Cl
 COCH2CH3 
 COCH3 Br
 NO2 NO2
 (I) (II) (III) (IV) (V) 
Những hợp chất có thể điều chế từ benzen qua 2 lần phản ứng thế vào nhân thơm là
A. (II), (III), (IV), (V)	B. (I), (II), (III), (IV)	C. (I), (II), (IV), (V)	D. (I), (III), (IV), (V)
Câu 45: Phản ứng nào sa

File đính kèm:

  • docTHITHU_HOA HOC_139.doc
Giáo án liên quan