Đề thi thử Đại học, Cao đẳng môn Sinh học - Năm học 2009-2010

Câu 1: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là

A. A liên kết với X, G liên kết với T

B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G

C. A liên kết với U, G liên kết với X

D. A liên kết với T, G liên kết với X

Câu 2: Trong quần thể ngẫu phối, nếu 1 gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra

A. 4 tổ hợp kiểu gen B. 6 tổ hợp kiểu gen C. 8 tổ hợp kiểu gen D. 10 tổ hợp kiểu gen

Câu 3: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa. Tần số các alen trong quần thể lúc đó là

A. p(A)= 0,75; q(a)= 025 B. p(A)= 0,65; q(a)= 035

C. p(A)= 0,25; q(a)= 0,75 D. p(A)= 0,55; q(a)= 0,45

Câu 4: Tại sao nói mã di truyền mang tính phổ biến ?

A. vì các bộ ba có thể bị đột biến để tạo thành các bộ ba mới

B. vì có thể có hai hay nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axitamin

C. vì một bộ ba có thể mã hóa cho đồng thời hai hay nhiều axitamin

D. vì tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền

Câu 5: Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen trên NST số 2, người ta thu được kết quả sau

 Dòng 1: ABFEDCGHIK Dòng 2: ABCDEFGHIK Dòng 3: ABFEHGIDCK Dòng 4: ABFEHGCDIK

 Nếu dòng 3 là dòng gốc, do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia theo trật tự là:

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học, Cao đẳng môn Sinh học - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mã.
C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình dịch mã.
D. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Câu 17: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brômuraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ sau:
A. A-T à G-5BUàG-5BUàG-X	B. A-T à A-5BUàG-5BUàG-X
C. A-T à X-5BUàG-5BUàG-X	D. A-T à G-5BUàX-5BUàG-X
Câu 18: Tại sao nói mã di truyền mang tính đặc hiệu ?
A. vì tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền
B. vì các bộ ba có thể bị đột biến để tạo thành các bộ ba mới
C. vì mỗi bộ ba chỉ có thể mã hóa cho duy nhất một axit amin
D. vì một axit amin có thể được mã hóa đồng thời bởi một hay nhiều bộ ba
Câu 19: Tỉ lệ loại giao tử ABD tạo ra từ kiểu gen AaBbDd là:
A. 50%	B. 100%	C. 25%	D. 12,5%
Câu 20: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen (Không có hoán vị gen). Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.	B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ.
C. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ.	D. 9cây cao, quả trắng: 7cây thấp, quả đỏ.
Câu 21: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
B. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 22: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của
A. quá trình phát sinh đột biến.
B. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.
C. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
D. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
Câu 23: Thành phần cấu tạo của Operon Lac gồm:
A. Một vùng vận hành(O) và một nhóm gen cấu trúc
B. Một vùng khởi động(P), một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc và một gen điều hoà ( R)
C. Một vùng vận hành(O), một gen điều hoà (R) và một nhóm gen cấu trúc
D. Một vùng khởi động(P), một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc
Câu 24: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu genXAXAXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng ?
A. trong giảm phân I ở bố. nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường
B. trong giảm phân II ở bố. nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường
C. trong giảm phân II ở mẹ. nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường
D. trong giảm phân I ở mẹ. nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường
Câu 25: Khi lai hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn không có tua cuốn và hạt nhăn có tua cuốn với nhau đều được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Sau đó cho F1 giao phấn với nhau, cho rằng hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn với nhau thì ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 9 hạt nhăn, có tua cuốn: 3 hạt nhăn, không có tua cuốn: 3 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn
B. 1 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn
C. 3 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn
D. 1 hạt trơn, không có tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn
Câu 26: Ở ruồi giấm sự rối loạn phân li của cặp NST số 2 trong lần phân bào 2 ở 1 trong 2 tế bào con của 1 tế bào sinh tinh sẽ có thể tạo ra:
A. 2 tinh trùng đều thiếu 1 NST 2và 2 tinh trùng bình thường
B. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 2 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST số 2
C. 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng đều thừa 1 NST số 2
D. Cả 4 tinh trùng đều bất thường
Câu 27: Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số nhiễm sắc thể là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng
A. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.	B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. dung hợp 2 nhiễm sắc thể với nhau.	D. mất nhiễm sắc thể.
Câu 28: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhiều nhất trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi Polypeptit ( trong trường hợp gen không có đoạn intron)?
A. thay thế một cặp nuclêotit
B. mất ba cặp nuclêotit ở phía trước bộ ba kết thúc
C. mất ba cặp nuclêotit nằm trọn trong 1 bộ ba ngay sau bộ ba mở đầu
D. mất một cặp nuclêotit ở bộ ba thứ nhất (ngay sau bộ ba mở đầu)
Câu 29: Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài, hai tính trạng đó đã di truyền (Biết rằng 1 gen qui định 1 tính trạng).
A. Phân li độc lập.	B. liên kết hoàn toàn.	C. hoán vị gen	D. tương tác gen.
Câu 30: Thể song nhị bội là cơ thể có các tế bào mang bộ NST:
A. 4n
B. 2n
C. n1 + n2
D. 2n1 + 2n2
Câu 31: Khâu nào sau đây không có trong kĩ thuật cấy truyền phôi ?
A. phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm
B. tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt
C. tách nhân ra khỏi hợp tử, sau đó chia nhân ra thành nhiều phần nhỏ rồi lại chuyển vào hợp tử
D. làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho con người
Câu 32: Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào do
A. ADN có khả năng đóng xoắn.
B. sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau.
C. ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên các nuclêôxôm.
D. có thể ở dạng sợi cực mảnh.
Câu 33: Nguyên tắc bán bảo toàn là:
A. Sau tự nhân đôi, có sự sắp xếp lại các nuclêotit của ADN mẹ kết quả là số nuclêotit của ADN chỉ còn lại một nửa
B. Sau tự nhân đôi, phân tử ADN con có 1 mạch là của ADN mẹ
C. Sau quá trình nhân đôi chỉ một nửa số phân tử ADN được bảo toàn
D. Sau tự nhân đôi, số phân tử ADN con bằng một nửa số phân tử ADN mẹ
Câu 34: Người ta tiến hành lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBB x Aabb. Biết rằng các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Khi con lai được tự đa bội hoá sẽ có kiểu gen là
A. AAAABBbb và AAaaBBbb.	B. AAAABBBB và AaaaBBbb.
C. AAAABBbb và AAaaBBbb.	D. AAaaBBbb và AaaaBBbb.
Câu 35: Khi lai gà lông đen với gà lông trắng đều thuần chủng được F1 có màu lông đốm. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 1 lông đen: 2 lông đốm: 1 lông trắng, tính trạng màu lông gà đã di truyền theo quy luật (Biết rằng 1 gen qui định 1 tính trạng)
A. di truyền trội không hoàn toàn.	B. phân ly.
C. tác động gen át chế.	D. tác động cộng gộp.
Câu 36: Ở người, tính trạng tóc quăn do gen trội A, tóc thẳng do alen lặn a nằm trên NST thường qui định; còn bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m chỉ nằm trên NST giới tính X gây nên. Bố và mẹ tóc quăn, mắt bình thường, sinh một con trai tóc thẳng, mù màu đỏ - lục. Kiểu gen của người mẹ là:
A. AAXMXm	B. AaXMXm	C. AaXMXM	D. AAXMXM
Câu 37: Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: Cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi trong vòng 4 đời là:
A. Gen trội có hại có điều kiện át chế sự biểu hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp.
B. Thế hệ sau xuất hiện các biểu hiện bất thường về trí tuệ.
C. Ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai.
D. Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình.
Câu 38: Điều không thuộc bản chất của qui luật phân ly của Men Đen
A. mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.
B. do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.
C. các giao tử là giao tử thuần khiết.
D. mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.
Câu 39: Một prôtêin có 500 axitamin. Biết rằng gen cấu trúc mã hoá prôtêin này có chiều dài là 639,20 nm. Hỏi gen này có bao nhiêu cặp nuclêotit ở các đoạn intrôn:
A. 372	B. 388	C. 376	D. 374
Câu 40: Loại đột biến gen không di truyền được qua sinh sản hữu tính là
A. đột biến xôma.	B. đột biến tiền phôi.	C. đột biến giao tử.	D. đột biến lặn.
II- PHẦN RIÊNG
Thí chỉ được làm một trong hai phần (Phần A hoặc phần B)
A- Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền , xét 1 gen có 2 alen (A và a), ngời ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 16 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ % số cá thể dị hợp trong quần thể này là:
A. 32%	B. 16%	C. 37,5%	D. 3,2%.
Câu 42: Cho các cặp gen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau:
AaBbCcDdEe x AaBbCCDdEE. Tỉ lệ kiểu hình A-B-C- D-E- ở thế hệ sau là bao nhiêu ?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 43: Bệnh chỉ tìm thấy ở nam mà không có ở nữ :
A. Bệnh mù màu, hội chứng claifentơ
B. Bệnh khó đông, hội chứng Tơcnơ
C. Bệnh dính ngón tay 2 và 3, hội chứng claifentơ
D. Bệnh dính ngón tay 2 và 3, hội chứng đao
Câu 44: Phát biểu nào sau đây nói về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là không đúng ?
A. các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN
B. chỉ có các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền cho các thế hệ sau
C. các đột biến trội gây chết có thể được truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp tử
D. đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại
Câu 45: Cho A quy định thân cao, a quy định thân thấp. Phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 11 thân cao : 1 thân thấp là:
A. AAa x AAa	B. AAaa x Aa	C. Aaaa x Aaaa	D. AAaa x aaaa
Câu 46: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?
A. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
B. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
C. Nếu mẹ bình thườn

File đính kèm:

  • docDe thi thu dai hoc 2010(2).doc
Giáo án liên quan