Đề thi môn: sinh học – lớp 9 (thời gian: 150 phút)

Câu1: (3 điểm)

A. Ở cà chua các gen phân li độc lập:

Gen A qui định thân cao.

Gen a qui định thân thấp.

Gen B qui định quả tròn.

Gen b qui định quả dài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn: sinh học – lớp 9 (thời gian: 150 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề thi môn: Sinh học – LớP 9
 (Thời gian: 150 phút)
Câu1: (3 điểm) 
ở cà chua các gen phân li độc lập:
Gen A qui định thân cao.
Gen a qui định thân thấp.
Gen B qui định quả tròn.
Gen b qui định quả dài.
Cho cây cà chua thân cao, quả dài ì thân thấp, quả tròn.
Hãy chọn sơ đồ lai đúng trong các sơ đồ sau:
a. AAbb ì aa BB c. Aabb ì aa Bb
b. AABB ì aa bb	 d. Aabb ì aa BB
B. So sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Vì sao đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật.
Câu 2: (3 điểm)
a.Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
b.So sánh cơ chế tự nhân đôi của ADN và cơ chế tổng hợp ARN.
Câu 3: (4 điểm)
a.Giải thích cơ sở sinh học của qui định: Nam chỉ lấy một vợ, nữ chỉ lấy một chồng và những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời không được kết hôn với nhau.
b.Công nghệ sinh học là gì? Nêu các lĩnh vự của công nghệ sinh học và ứng dụng của mỗi lĩnh vực đó trong đời sống.
Câu 4: (3 điểm) Hệ sinh thái là gì? Hãy nêu các thành phần của hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các dạng sinh vật trong hệ sinh thái.
Câu 5 ( 4 điểm)
Cho lai hai thứ hoa thu được F1 đồng loạt như nhau. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn được F2 với kết quả như sau:
360 cây hoa kép, cánh dài; 120 cây hoa kép, cánh ngắn, 120 cây hoa đơn, cánh dài; 40 cây hoa đơn, cánh ngắn.
a. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P F2.
b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào?
 -------------------Hết---------------------
Đáp án đề thi học sinh giỏi 
môn sinh học lớp 9
Câu 1: 
a. (1,5 điểm) a/ AAbb ì aaBB
 c/ Aabb ì aa Bb
 d/ Aabb ì aa BB
b. (1,5 điểm) Đột biến gen và đột biến cấu trúc NST có những điểm giống nhau và khác nhau:
* Giống nhau: (0,5 điểm)
- Đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào (ADN hoặc NST)
- Đều phát sinh do tác động của môi trường bên ngoài hay bên trong cơ thể ( tác nhân lí, hóa học) 
- Đều di truyền cho thế hệ sau.
- Phần lớn gây hại cho cơ thể sinh vật.
* Khác nhau: ( 1 điểm)
- Đột biến gen: Làm biến đổi cấu trúc gen. Gồm các dạng: Mất cặp, thêm cặp, thay cặp nuclêôtít. 
- Đột biến cấu trúc NST: làm biến đổi cấu trúc NST. Gồm các dạng:
Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
* Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật: Vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài các gen đã sắp xếp hài hòa trên NST làm sinh vật thích nghi với môi trường. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật.
Câu 2: ( 3 điểm)
a. ( 2 điểm) Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện qua sơ đồ:
Gen ( một đoạn ADN) 1	mARN 2 prôtêin 3	 tính trạng.
- Mối quan hệ cho thấy: Thông tin về cấu trúc phân tử protêin được xác đinh bởi trình tự sắp xếp các nuclêôtít trên ADN. sau đó mạch ADN này làm khuôn mẫu tổng hợp mARN ở trong nhân. Tiếp đó mạch mARN lạilàm khuôn mẫu để tổng hợp prôtêin diễn ra ở chất tế bào.
Bản chất của mối quan hệ: chính là trình tự sắp xếp các nuclêôtít dạng khuôn ADN qui định trình tự sắp xếp các nuclêôtít trong mạch mARN, sau đó trình tự này lại quy định trình tự các axít amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen qui định tính trạng. 
b (1,0 điểm) Cơ chế nhân đôi của ADN và cơ chế tổng hợp ARN có đặc điểm giống và khác nhau sau:
* Giống nhau:
- Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN dưới tác dụng của enzim.
- Đều xảy ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian lúc NST chưa xoắn.
- Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn trên ADN
- Đều có hiện tượng liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtít trên mạch của ADN.
* Khác nhau:
Quá trình tổng hợp ARN
Quá trình nhân đôi của ADN
- Xảy ra trên 1 đoạn của ADN tương ứng với 1 gen nào đó.
- Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn.
- Mạch ARN sau khi được tổng hợp rời ADN ra chất tế bào để tổng hợp Prôtêin.
 - Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân tử ADN.
- Cả 2 mạch của ADN làm mạch khuôn
- Một mạch của ADN mẹ liên kết với mạch mới tổng hợp tạo thành phân tử ADN
Câu 3: (4 điểm)
a. ( 2 điểm) Qui định nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng là có cơ sở khoa học, vì trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ nói chung xấp xỉ 1:1 và nếu xét riêng ở khoảng tuổi trưởng thành, có thể kết hôn với nhau theo qui định của pháp luật thì tỉ lệ đó cũng xấp xỉ 1:1. Như vậy qui định trên là có cơ sở khoa học và phù hợp.
Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời thì không được kết hôn với nhau vì thường các đột biến gen lặn có hại khi xuất hiện đều không biểu hiện nếu ở trạng thái dị hợp( Aa). Tuy nhiên nếu xảy ra hôn phối gần thì sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp tạo thể đồng hợp biểu hiện kiểu hình gây hại và đây cũng là nguyên nhân làm suy thoái nòi giống.
Vídụ: Aa ( tính trội) x Aa ( tính trội) F1 : 1/4 aa ( tính lặn)
Vì vậy pháp luật qui định những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời không được kết hôn với nhau là có cơ sở khoa học và phù hợp.
b. (2 điểm) Công nghệ sinh học là 1 ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực:
-Công nghệ lên men: sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản.
-Công nghệ tế bào: ứng dụng trong nuôi cấy tế bào, nuôi cấy mô.
-Công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi: ứng dụng trong việc chủ động điều chỉnh phát triển thú non trong chăn nuôi.
- Công nghệ sinh học xử lí môi trường: Xử lí chất thải bằng biện pháp sinh học.
- Công nghệ enzim prôtêin: dùng để sản xuất axit amin từ nhiều nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc.
- Công nghệ gen: ứng dụng để chuyển ghép gen từ tế bào này sang tế bào khác, giữa các loài với nhau. Đây là công nghệ cao và là công nghệ quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học.
Câu 4: (3 điểm)
* Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã gọi là sinh cảnh
*Hệ sinh thái gồm 2 thành phần chủ yếu.
- Thành phần không sống: đất, đá, nước.
- Các sinh vật gồm:+ Sinh vật sản xuất: là thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ.
 + Sinh vật tiêu thụ: Gồm các sinh vật dị dưỡng bao gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
 + Sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn phân giải xác động vật, thực vật.
* Ba dạng sinh vật trong hệ sinh thái quan hệ dinh dưỡng với nhau theo một chu trình tuần hoàn vật chất thể hiện như sau:
- Cây xanh là sinh vật sản xuất nhờ có chất diệp lục, hấp thụ năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ ( nước và CO2).
- Chất hữu cơ do cây xanh tạo ra trở thành nguồn thức ăn cung cấp cho cây và cácdạng động vật trong hệ sinh thái, vật chất được thay đổi dưới các dạng hữu cơ khác nhau qua các dạng động vật khác nhau ( động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt).
- Thực vật và động vật khi chết đi, xác của chúng được sinh vật phân giải ( vi khuẩn và nấm) phân giải tạo CO2và nước. Các chất này tiếp tục được cây xanh hấp thụ để quang hợp tạo ra chất hữu cơ.
Câu 5: (4 điểm)
a. Theo đề ra ta có tỉ lệ ở F2 xấp xỉ là 9:3:3:1. Đây là hiện tượng di truyền độc lâp và 2 tính trạng hoa kép, cánh dài là 2 tính trạng trội; hoa đơn, cánh ngắn là 2 tính trạng lặn.
Gọi gen A qui định hoa kép
Gọi gen a qui định hoa đơn
Gọi gen B qui định cánh dài
Gọi gen b qui định cánh ngắn.
Vì F1 đồng tính nên thế hệ P phải thuần chủng, ta có các sơ đồ lai sau:
1. P – Hoa kép, cánh dài x hoa đơn, cánh ngắn
 AABB x aabb
 G AB ab
 F1 AaBb
 100% Hoa kép, cánh dài
2. P – Hoa kép, cánh ngăn x hoa đơn, cánh dài.
 AAbb x aaBB
 G Ab aB
 F1 AaBb
 100% Hoa kép, cánh dài.
Cho F1 x F1
 AaBb x AaBb
 G AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
 F2
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
F2: 9 hoa kép, cánh dài: 3hoa kép, cánh ngắn:3 hoa đơn, cánh dài:1 hoa đơn, cánh ngắn.
b. (1 điểm)
Cho F1lai phân tích:
Pa AaBb x aabb
G AB, Ab, aB, ab ab
Fa AaBb: Aabb: aaBb: aabb
1 hoa kép, cánh dài: 1 hoa kép, cánh ngắn:1 hoa đơn, cánh dài: 1 hoa đơn, cánh ngắn
------------------------Hết----------------------------

File đính kèm:

  • docon thi hoc sinh gioi.doc
Giáo án liên quan