Đề thi lý thuyết giáo viên dạy giỏi huyện Thanh Chương chu kỳ 2012- 2014 môn: Thể dục

 Câu 1: (2.5 điểm)

 Anh (chị) hãy nêu các trường hợp chấn thương thường gặp trong hoạt động TDTT? Nguyên nhân và cách khắc phục?

Câu 2: (2.0 điểm)

 Anh (chị) hãy trình bày giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”? Nêu những sai lầm thường mắc và cách khắc phục?

Câu 3: (1.5 điểm)

 Anh (chị) hãy nêu những định hướng trong việc đổi mới phương pháp dạy học?

 

doc6 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi lý thuyết giáo viên dạy giỏi huyện Thanh Chương chu kỳ 2012- 2014 môn: Thể dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT THANH CHƯƠNG ĐỀ THI LÝ THUYẾT GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN 
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 CHU KỲ 2012- 2014. MÔN: THỂ DỤC 
 (Đề này gồm có 01 trang) Thời gian làm bài : 150 phút 
 Câu 1: (2.5 điểm)
 Anh (chị) hãy nêu các trường hợp chấn thương thường gặp trong hoạt động TDTT? Nguyên nhân và cách khắc phục?
Câu 2: (2.0 điểm)
 Anh (chị) hãy trình bày giai đoạn trên không của kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”? Nêu những sai lầm thường mắc và cách khắc phục?
Câu 3: (1.5 điểm)
 Anh (chị) hãy nêu những định hướng trong việc đổi mới phương pháp dạy học? 
Câu 4: (2.0 điểm)
Anh (chị) hãy cho biết trình độ học sinh THCS được đo theo mấy mức? Đó là những mức nào?
Nêu các tiêu chí để đánh giá kết quả học tập của học sinh?
Tiết 20 TD lớp 9 kiểm tra Chạy ngắn (60m). Anh (chị) hãy nêu quy trình, cách đánh giá tiết kiểm tra đó? 
Câu 5: (2.0 điểm)
 a. Trong kì thi HKPĐ cấp tỉnh có 4 VĐV tham gia thi đấu môn nhảy cao, thành tích được tổng hợp như sau: 
Họ tên VĐV
Độ cao (mức xà)
Vị trí xếp hạng
1,78m
1,82m
1,85m
1,88m
1,90m
1,92m
1,94m
A
-
X0
0
X0
-
XX0
XXX
B
0
0
0
X-
X0
XX0
XXX
C
0
0
X-
0
XX0
XX0
XXX
D
0
-
-
XX0
XX0
X0
XXX
 Anh (chị) hãy xếp hạng vị trí cho các VĐV trên?
 b, Nhân dịp kỷ niệm 30 năm “Ngày nhà giáo Việt Nam” phòng GD&ĐT Thanh Chương tổ chức giải bóng chuyền cho CBCNV ngành GD, có 5 đội tham gia thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm. Anh (chị) hãy tính số trận, số vòng, và xếp lịch thi đấu cho 5 đội bóng trên? 
.. Hết ..
ĐÁP ÁN THI LÝ THUYẾT GVDG HUYỆN CHU KỲ 2012 – 2014
MÔN: THỂ DỤC
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
1
* Các trường hợp chấn thương:
- Xây xát nhẹ, chưa hoặc có chảy máu ngoài da.
- Choáng, ngất.
- Bong gân.
- Tổn thương khớp, sai khớp.
- Giập hoặc gãy xương.
- Chấn động não hoặc cột sống.
* Nguyên nhân:
- Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện và thi đấu TDTT:
+ Nguyên tắc hệ thống.
+ Nguyên tắc tăng tiến.
+ Nguyên tắc vừa sức.
- Không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện TDTT.
+ Địa điểm, phương tiện tập luyên không đảm bảo an toàn, vệ sinh.
+ Trang phục tập luyện không phù hợp.
+ Môi trường tập luyện (ánh sáng, không khí, nhiệt độ ......) không đảm bảo yêu cầu.
+ Ăn, uống quá nhiều ngay trước hoặc sau khi tập .... 
- Không tuân thủ nội quy, kỷ luật trong tập luyện và thi đấu TDTT.
* Cách phòng tránh:
- Khi bắt đầu một buổi tập hoặc trước khi thi đấu nhất thiết phải tiến hành khởi động cho tốt, để đưa cơ thể thích nghi dần với trạng thái vận động.
- Phần cơ bản cần tập từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp.
- Không tập các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫn, bảo hiểm.
- Trước khi kết thúc buổi tập hoặc sau khi thi đấu, nhất thiết phải tiến hành hồi tĩnh.
- Trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu nếu thấy sức khỏe không bình thường, cần báo cho giáo viên biết để có biện pháp xử lí phù hợp.
- Không tham gia thi đấu khi chưa có quá trình tập luyện nhất định.
- Giáo viên và học sinh cần tổ chức dọn vệ sinh sân tập, và kiểm tra sửa chữa các phương tiện tập trước khi tiến hành buổi tập.
- Nên mặc trang phục thể thao khi tập.
- Không ăn uống nhiều ngay trước và sau khi tập.
- Khi tập xong mồ hôi ra nhiều không nên ngồi chỗ thông gió, hoặc tắm nước lạnh ngay.
- Mỗi học sinh cần tạo cho mình một nếp sống lành mạnh, tập luyện TDTT thường xuyên, không uống rượu bia, thuốc lá và dùng các chất ma túy, không tự ra ao, hồ, sông, biển tắm hoặc tập bơi khi không có người hướng dẫn, bảo hiểm.
0,5đ
1.0 đ
1,0 đ
2
+ Giai đoạn trên không kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”:
* Giới hạn: Từ khi chân giậm rời khỏi ván giậm nhảy cho tới khi một bộ phận cơ thể chạm cát.
* Nhiệm vụ: Tận dụng quỹ đạo bay, giữ thăng bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho người nhảy với xa chân về trước khi rơi xuống cát.
* Kỹ thuật: Gồm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ bước bộ: Chân giậm nhảy duỗi thẳng chếch dưới phía sau, chân đá lăng co ở phía trước, trông như đang bước một bước trên không.
- Thời kỳ hình thành kiểu “ngồi”: Đùi chân giậm nâng lên cao ra trước gặp chân lăng và tiếp tục nâng lên cao thành tư thế ngồi trên không, sau đó tiếp tục với hai chân ra xa và phối hợp với hai tay giữ thăng bằng.
- Thời kỳ với chân chạm cát: Nhanh chóng nâng hai đùi lên cao, ra trước và với hai chân ra xa chạm cát.
+ Sai lầm thường mắc và cách khắc phục:
* Thiếu thời kỳ bước bộ, thu chân giậm sớm.
+ Cách sửa: 
- Củng cố kiến thức đúng, đầy đủ về giậm nhảy, bước bộ.
- Tập mô phỏng bước bộ tốc độ chậm, tập thêm chạy đạp sau.
- Tập bước bộ nhiều lần từ chậm đến nhanh sau khi giậm nhảy với đà ngắn.
* Thu chân tạo tư thế “Ngồi xổm” không tích cực.
+ Cách sửa:
- Củng cố nhận thức về kiến thức kỹ thuật, cách thức dùng sức.
- Bổ trợ tại chỗ, bật thu hai chân lên cao gối sát ngực tư thế “Ngồi xổm”.
- Tập phối hợp đà ngắn giậm nhảy bước bộ thu chân qua xà thấp, rơi xuống(xà đặt gần ván giậm).
- Tập sức mạnh cơ lưng bụng, cơ đùi, cơ cẳng chân ...
* Gập thân người về trước nhiều trước nhiều quá dẫn đến mất thăng bằng.
+ Cách sửa:
- Tập mô phỏng tại chỗ quy trình kỹ thuật thu chân giậm.
- Tập bước bộ đúng từ chậm đến nhanh.
- Chủ động thẳng chân.
1.0 đ
1.0 đ
3
 Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng:
- Lấy việc góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe, thể lực học sinh là mục tiêu, tổ chức tiết dạy sao cho khoa học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tăng cường cách tổ chức phân nhóm (không và có quay vòng), phối hợp hợp lí giữa tập đồng loạt với tập lần lượt, để tăng thời gian cho học sinh tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lí.
- Dạy môn thể dục ở THCS là dạy cho tất cả học sinh, chưa đặt ra mục tiêu đào tạo chuyên nghiệp cho những người làm nghề thể thao. Cùng với một số môn học khác, môn thể dục góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về hiểu biết, kỹ năng, ý thức rèn luyện sức khỏe, truyền đạt một số kiến thức cơ bản, cần thiết mang tính phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em tiếp tục phát triển năng khiếu thể thao.
- Tăng cường vận dụng trò chơi và thi đấu.
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng tự quản, tự điều khiển và tham gia đánh giá kết quả học tập.
- Sử dụng thiết bị day học một cách hiệu quả, an toàn góp phần đổi mới phương pháp day học.
1.5 đ
4
 a. Trình độ của học sinh THCS được đo theo 3 mức:
- Nhận biết: Là mức độ của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ học sinh có thể nhớ hoặc đưa ra một số khái niệm, một hiện tượng do đã được xem, được nhìn giáo viên làm mẫu động tác hoặc giảng giải ban đầu.
- Thông hiểu: Là mức độ cao hơn của nhận biết, nó liên quan đến ý nghĩa các mối quan hệ giữa những gì học sinh đã được học, được luyện tập.
- Vận dụng: Là Khả năng đòi hỏi người học phải biết vận dụng những kiến thức, nguyên lí kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
 b. Các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Yêu cầu về kiến thức.
- Yêu cầu về kỹ năng.
- Yêu cầu về thái độ hành vi.
 c. Quy trình, cách đánh giá tiết kiểm tra: 
* Quy trình:
- Nhận lớp.
- Khởi động.
- Ôn tập.
- Tổ chức kiểm tra:
+ Kiểm tra thành nhiều đợt 2 – 4 học sinh.
+ Mỗi học sinh kiểm tra một lần, trường hợp không đạt giáo viên có thể cho kiểm tra lần hai.
+ Những học sinh đến lượt kiểm tra đứng ở vách chuẩn bị. Khi có lệnh của giáo viên mới tiến vào vạch xuất phát và thực hiện kỹ thuật động tác.
- Nhận xét, thông báo kết quả kiểm tra.
* Cách đánh giá:
+ Xếp loại Đạt: Thực hiện đúng kỹ thuật giai đoạn chạy giữa quãng và một giai đoạn kỹ thuật còn lại và thành tích trên 10s (nam), 11,3s (nữ).
+ Xếp loại Chưa Đạt:
 - Thực hiện sai 2 giai đoạn kỹ thuật(Trong đó có giai đoạn kỹ thuật giữa quãng), thành tích không đạt TCRLTT.
- Thực hiện sai 3 giai đoạn kỹ thuật(Trong đó có giai đoạn kỹ thuật giữa quãng), không tính thành tích.
* Lưu ý: 
- Một số tình huống khác do giáo viên quyết định.
- Những học sinh có dị tật ảnh hưởng đến chạy, giáo viên nên chọn hình thức kiểm tra phù hợp.
- Những học sinh có thể chất kém, nhưng chịu khó tập, giáo viên có thể động viên khuyến khích thêm.
- Đường chạy phải có đoạn sau đích dài tối thiểu 8m. Nếu không có đường chạy đúng kích thước giáo viên có thể cho chạy ngắn hơn, nhưng phải đánh giá được kỹ thuật chạy giữa quãng.
- Cần có các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh khi kiểm tra.
0.5 đ
0.5 đ
1.0 đ
5
Vị trí xếp hạng của các VĐV như sau: 
Họ tên VĐV
Độ cao (mức xà)
Nhảy không qua xà
Vị trí xếp hạng
1,78
(m)
1,82 (m)
1,85(m)
1,88 (m) 
1,90 (m)
1,92 (m)
1,94 (m)
A
-
X0
0
X0
-
XX0
XXX
4
2=
B
0
0
0
X-
X0
XX0
XXX
4
2=
C
0
0
X-
0
XX0
XX0
XXX
5
4
D
0
-
-
XX0
XX0
X0
XXX
5
1
 0 = nhảy qua X = nhảy không qua - = không nhảy
 ( Tất cả các VĐV A,B,C,D đều nhảy qua 1,92m và nhảy không qua độ cao 1,94m. Theo điều luật về phân định khi có sự ngang nhau về thành tích thi "D" đã nhảy qua 1,92m ở lần nhảy thứ 2 của mình, những người khác đều nhảy qua ở lần thứ 3, vậy "D" được công nhận là người thắng cuộc.
Ba VĐV còn lại sẽ được phân định tiếp theo tổng số lần nhảy không qua, từ đầu cho tới độ cao cuối cùng đã nhảy qua, tức là 1,92m.
VĐV "C" có số lần nhảy không qua nhiều hơn VĐV "A" và "B", và vì vậy xếp ở vị trí thứ 4. VĐV "A" và VĐV "B" vẫn trong tình trạng ngang bằng song không có liên quan đến vị trí xếp hạng thứ nhất nên họ cùng đứng ở vị trí xếp hạng thứ 2).
Sắp xếp thi đấu vòng tròn cho 5 VĐV:
+ Số vòng thi đấu D = A = 5 vòng.
+ Số trận thi đấu: X= A(A-1) = 20 = 10 trận 
 2 2
Trong đó: - A là số VĐV thi đấu.
 - D là số vòng đấu.
 - X là số trận đấu.
+ Lich thi đấu:
Vòng 1
Vòng 2
Vòng 3
Vòng 4
Vòng 5
(0)
-
5
(0)
-
4
(0)
-
3
(0)
-
2
(0)
-
1
1
-
4
5
-
3
4
-
2
3
-
1
2
-
5
2
-
3
1
-
2
5
-
1
4
-
5
3
-
4
đ
1.0 đ
........................... Hết ..........................

File đính kèm:

  • docMon The duc.doc
Giáo án liên quan