Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Quang Bình (Có đáp án)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Chiều nào cô cũng ra gốc dâu da đất sau nhà ngồi hồi tưởng. Cô hướng cặp mắt về cõi xa xăm và tưởng tượng như Lộc đang đứng trước mặt mình, miệng cười rất tươi và cô dang tay đón Lộc vào lòng. Qua một thời gian dài sống trong mộng tưởng, nỗi đau vơi dần Lành mới bình tĩnh lại. Và cứ một năm Lành lại cho thằng Phúc ra đứng ở gốc dâu da một lần để đo chiều cao của nó xem đã bằng bố chưa. Cái chạc dâu da mà đêm trăng xưa ấy chính anh đã với tay hái một chùm quả chín cho Lành. ".

a. Cho biết đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào, do ai sáng tác ?

b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên ?

2. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"

 (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

a. Phân tích tác dụng phép điệp cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ?

b. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Quang Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GD&ĐT HÀ GIANG
TRƯỜNG THPT QUANG BÌNH
KỲ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
"Chiều nào cô cũng ra gốc dâu da đất sau nhà ngồi hồi tưởng. Cô hướng cặp mắt về cõi xa xăm và tưởng tượng như Lộc đang đứng trước mặt mình, miệng cười rất tươi và cô dang tay đón Lộc vào lòng. Qua một thời gian dài sống trong mộng tưởng, nỗi đau vơi dần Lành mới bình tĩnh lại. Và cứ một năm Lành lại cho thằng Phúc ra đứng ở gốc dâu da một lần để đo chiều cao của nó xem đã bằng bố chưa. Cái chạc dâu da mà đêm trăng xưa ấy chính anh đã với tay hái một chùm quả chín cho Lành. "....
a. Cho biết đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào, do ai sáng tác ?
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên ? 
2. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi" 
 (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) 
a. Phân tích tác dụng phép điệp cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ? 
b. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
 Cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài “ Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh. 
---------------------HẾT-------------------
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.)
GIÁM THỊ 1
(Ký và ghi rõ họ tên)
GIÁM THỊ 2
(Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG THPT QUANG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 -THPT
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM 
(Bản hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHUNG:
Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh
Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích các bài viết có cảm xúc và sáng tạo
Việc chi tiết hóa điểm số phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý
 Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn lẻ đến 0,5 theo quy chế.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC - HIỂU
3,0
1
a.
Tác phẩm “ Cây dâu da đất” của tác giả Nguyễn Trần Bé.
0,5
b.
Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
0,5
2
a.
 Tác dụng của phép điệp cú pháp(Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát): nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc.
1,0
b.
Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: Một đất nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ từng tấc đất, thước biển nhưng vẫn bất khuất, hiên ngang.
1,0
II
LÀM VĂN
7,0
 Cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài “ Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh. 
1.Yêu cầu chung :
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề: bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài “ Chiều tối”.
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm thái độ riêng sâu sắc.
1,0
2. Yêu cầu cụ thể : Có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản:
a, Mở bài :Giới thiệu được tác giả, tác phẩm; vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài “ Chiều tối” 
b, Thân bài
* Nêu qua về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
* Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên khi về chiều: hình ảnh cánh chim mỏi, chòm mây lẻ
- Nghệ thuật chấm phá, ước lệ khắc họa thiên nhiên chiều tối. 
* Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống con người ;
- Hình ảnh cô thôn nữ trong cuộc sống thường nhật lao động hăng say, cần mẫn.
- Hình ảnh lò lửa rực hồng của sự sống và sức sống
* Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ:
- Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và con người của nhà thơ.
- Cái nhìn lạc quan, yêu đời và niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
* Nghệ thuật:
- Bút pháp cổ điển – hiện đại
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, hàm súc, sáng tạo.
c. Kết bài : khẳng định lại vấn đề
0,5
0,5
1,5
1,5
1,0
0,5
0,5
 -------------------- Hết ----------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam.doc
  • docHuong dan cham de Van 11 - 2017-2018 - chinh thuc - Diep.doc
  • docMa tran de Van 11 -2017-2018 - chinh thuc - Diep.doc
Giáo án liên quan