Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS thị trấn Gia Lộc (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

 Trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 2 (2,0 điểm)

Những ¬ưu điểm và hạn chế của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? Từ thất bại của phong trào yêu n¬ước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, hãy nêu một cách ngắn gọn những biểu hiện của cuộc khủng hoảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Câu 3 ( 2,0 điểm)

 Nêu những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Trong các năm 1945, 1967, 1976, có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS thị trấn Gia Lộc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN GIA LỘC
ĐỀ THI KS HỌC SINH GIỎI 
MÔN: LỊCH SỬ 9
Năm học 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 150 phút
 (Đề này gồm 5 câu, 1 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
	Trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? 
Câu 2 (2,0 điểm)
Những ưu điểm và hạn chế của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? Từ thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, hãy nêu một cách ngắn gọn những biểu hiện của cuộc khủng hoảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
Câu 3 ( 2,0 điểm)
	Nêu những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Trong các năm 1945, 1967, 1976, có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á?
Câu 4 (2,0 điểm)
Bằng những kiến thức về lịch sử Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ Hai đã học trong chương trình lịch sử lớp 9, em hãy làm rõ những vấn đề sau:
a. Bước phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ Hai như thế nào? 
b.Vì sao lại cho sự phát triển kinh tế đó của Nhật Bản là “thần kì”?
Câu 5 (2,0 điểm)
Tình hình thế giới kể từ khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt đã diễn ra theo các xu hướng nào? Tại sao nói: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển đem đến thời cơ và thách thức cho nhiều dân tộc đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam? 
--------------------- Hết--------------------
 PHÒNG GD& ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN GIA LỘC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI KS HỌC SINH GIỎI 
MÔN: LỊCH SỬ 9
Năm học 2014 - 2015
 (Hường dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Nội dung cơ bản
Điểm
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Nét chính về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1 điểm)
- Địa bàn huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
- Cuộc khởi nghĩa được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ năm 1885 đến năm 1889, nghĩa quân tích trữ lương thảo, rèn đúc khí giới xây dựng lực lượng, nghĩa quân được bố trí thành 15 quân thứ (đơn vị), mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người...
+ Giai đoạn 2: Từ năm 1889 đến năm 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh cuộc khởi nghĩa dần tan rã.
- Mặc dù bị thất bại, nhưng khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.
b. Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (1 điểm)
- Cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một không gian rộng lớn. Địa bàn gồm 4 tỉnh miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngoài ra có những lúc địa bàn còn mở rộng ra các vùng xung quanh.
- Là cuộc khởi nghĩa có trình độ tổ chức cao, chặt chẽ, quy củ được chuẩn bị chu đáo về căn cứ, vũ khí, lương thực và quân đội.
- Cuộc khởi nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của hai vị lãnh tụ tài ba: Phan Đình Phùng, Cao Thắng. Lực lượng tham gia đông đảo có lúc lên đến hàng nghìn người.
- Đây là cuộc khởi nghĩa tồn tại trong thời gian dài nhất, có sức chiến đấu dẻo dai, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
0.25
Câu 2 (2,0
điểm)
a. Những ưu điểm và hạn chế của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (1 điểm)
- Ưu điểm:
+ Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, rộng khắp khiến Pháp phải lo lắng đối phó.
+ Hình thức đấu tranh phong phú, người lao động Việt Nam được tiếp thu những giá trị tiến bộ của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản.
- Hạn chế:
+ Những người lãnh đạo phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX chưa thấy được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và giai cấp nên không thấy được kẻ thù cơ bản của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp và địa chủ phong kiến tay sai.
+ Thiếu đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, chưa thấy được lực lượng cách mạng của cách mạng Việt Nam là nông dân và công nhân.
b. Những biểu hiện của cuộc khủng hoảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (1 điểm)	
- Các phong trào đấu tranh dù theo tư tưởng nào cũng đều bị thất bại. Giai cấp phong kiến Việt Nam đã đầu hàng thực dân Pháp, cấu kết, làm tay sai cho chúng
- Giai cấp tư sản mới ra đời, còn non yếu, bị đế quốc cạnh tranh, dễ mua chuộc và thoả hiệp
- Giai cấp nông dân, tiểu tư sản tuy đông và hăng hái tham gia cách mạng nhưng chưa đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến, đấu tranh còn bồng bột, tự phát
- Giai cấp công nhân tuy đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhưng còn nhỏ bé, chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 3 (2,0
điểm)
a. Những biến đổi lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ Hai (1 điểm)
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mỹ (trừ Thái Lan). Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với phong trào giải phóng dân tộc thế giới, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ. Cho đến nay tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.
- Sau khi giành được độc lập nền kinh tế các nước Đông Nam Á đều hết sức lạc hậu với nông nghiệp là chính và phụ thuộc nhiều vào kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa. Nhưng đến nay nền kinh tế của các nước Đông Nam Á đã có những thay đổi to lớn về mọi mặt. Một số nước có nền kinh tế phát triển kinh tế xã hội và đạt nhiều thành tựu to lớn: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam...
- Trước năm 1945, các nước trong khu vực Đông Nam Á đối đầu với 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-Phu-Chia) sau chuyển sang đối thoại và hội nhập, hiện nay cùng ở Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
b. Trong các năm 1945, 1967, 1976, những sự kiện tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á (1,0 điểm)
- Năm 1945, với sự xuất hiện của thời cơ thuận lợi, các nước Việt Nam, Inđônêxia, Lào đã giành được độc lập, thúc đẩy phong trào giải phong dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ, ....
- Năm 1967, sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã mở ra một hướng phát triển mới cho khu vực, tạo nền tảng cho quá trình liên kết, hợp tác khu vực.
- Năm 1976, với việc ký Hiệp ước thân thiện hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là hiệp ước Bali) quan hệ giữa các nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện, Hiệp ước Bali đã thúc đẩy sự phát triển hợp tác, tạo ra một thời kỳ phát triển mới cho Đông Nam Á...
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 4 (2,0 điểm)
a. Biểu hiện của sự phát triển “thần kì” trong nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1.5 điểm) 
- Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản 
- Tổng sản phẩm quốc dân, từ chỗ năm 1950 mới đạt 20 tỉ USD, bằng 1/17 của Mĩ, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới, sau Mĩ (830 tỉ USD) 
- Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23.796 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới – sau Thuỵ Sĩ	
- Về công nghiệp, trong những năm 1950 – 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%, những năm 1961 – 1970 là 13,5%	
- Về nông nghiệp, trong những năm 1967 – 1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại nên đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa. Riêng nghề đánh cá rất phát triển, chỉ sau Pê-ru, đứng thứ hai trên thế giới.	
- Kết quả là từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.	
b. Giải thich sự phát triển kinh tế của Nhật Bản(0,5 điểm)
- Ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với bao khó khăn chồng chất về mọi mặt, hoang tàn đổ nát: bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế bị tàn phá nặng nề, lạm phát, thất nghiệp trầm trọng
- Chỉ trong một thời gian ngắn đã có sự vươn lên mạnh mẽ, bứt phá kì diệu; tốc độ phát triển kinh tế nhanh và mạnh, khó tưởng tượng, tưởng như có phép lạ....
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
a. Các xu thế của thế giới từ sau “chiến tranh lạnh” (1,25 điểm)
- Xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế: từ đầu những năm 90 của TKXX, các nước lớn tránh xung đột trực tiếp hoặc đối đầu nhau; các xung đột quân sự ở nhiều nơi dần đi vào thương lượng để giải quyết
- Thế giới đang hướng tới sự xác lập trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Nhưng Mĩ lại chủ trương thế giới đơn cực
- Do tác động của cách mạng khoa học-kĩ thuật, các quốc gia đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế 
- Tuy hoà bình đã được củng cố trên thế giới nhưng từ đầu những năm 90 của TKXX, ở nhiều nơi còn xảy ra xung đột quân sự, nội chiến, chiến tranh
- Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
b.Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển là thời cơ và thách thức cho các dân tộc khi bước vào TKXIX (0.75 điểm)
- Thời cơ: giúp các dân tộc được sống trong hoà bình, yên tâm phát triển mọi mặt, các dân tộc được hoà nhập vào cộng đồng quốc tế, chuyển giao khoa học-kĩ thuật, có cơ hội học hỏi mọi mặt để vươn lên
-Thách thức:
+ Có thể gây mất ổn định về chính trị trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, phản động trên thế giới.
+ Nền kinh tế của các nước nghèo, chậm phát triển rất khó cạnh tranh, có nguy cơ tụt hậu lớn, nguy cơ bị ô nhiễm văn hoá, mất bản sắc văn hoá truyền thống
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
--------------------- Hết----------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2014.doc