Đề thi khảo sát học sinh giỏi lần 2 tháng 12 năm học: 2011- 2012 môn: hóa học 9 thời gian : 150 phút
Câu 1:
Tìm 8 chất khác nhau phù hợp với phương trình phản ứng sau:
X + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu 2.
Cho các dung dịch sau mỗi dung dịch đựng trong một lọ mất nhãn: NH4Cl; (NH4)2SO4; KCl; AlCl3; FeCl2; FeCl3; ZnSO4. Hãy nhận biết các dung dịch sau mà chỉ dùng một dung dịch chứa một chất tan
PHÒNG GD- ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG THCS PHẠM CÔNG BÌNH ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG LẦN 2 THÁNG 12 NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: HÓA HỌC 9 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Ngày thi 30 tháng 12 năm 2011 Câu 1: Tìm 8 chất khác nhau phù hợp với phương trình phản ứng sau: X + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Câu 2. Cho các dung dịch sau mỗi dung dịch đựng trong một lọ mất nhãn: NH4Cl; (NH4)2SO4; KCl; AlCl3; FeCl2; FeCl3; ZnSO4. Hãy nhận biết các dung dịch sau mà chỉ dùng một dung dịch chứa một chất tan Câu 3. Hoà tan 19 gam hỗn hợp Na2CO3 và MCO3 có số mol bằng nhau trong dung dịch H2SO4 loãng dư, khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dd Ca(OH)2 0,15M thu được 18,1 gam hỗn hợp muối khan. Xác định kim loại M? Câu 4. Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại R có hóa trị không đổi. Hòa tan hết 3,3 gam X trong dung dịch HCl dư được 2,9568 lít khí ở 27,30C và 1 atm. Mặt khác cũng hòa tan hết 3,3 gam trên trong dung dịch HNO3 1M lấy dư 10% thì được 896 ml hỗn hợp khí Y gồm N2O và NO ở đktc có tỉ khối so với hỗn hợp (NO + C2H6) là 1,35 và dung dịch Z chứa hai muối. 1. Tìm R và % khối lượng các chất trong X. 2. Cho Z phản ứng với 400 ml dung dịch NaOH thấy xuất hiện 4,77 gam kết tủa. Tính CM của NaOH biết Fe(OH)3 kết tủa hoàn toàn. Câu 5. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học giải thích cho các thí nghiệm sau: a. Cho một cái đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. b. Nhỏ từ từ, khuấy đều 20 ml dung dịch AlCl3 0,5M vào ống nghiệm đựng 20 ml dung dịch NaOH 2M. c. Sục khí SO2 dư vào dung dịch nước brom. d. Cho hỗn hợp chất rắn trộn đều gồm Ba(OH)2 và NH4HCO3 vào ống nghiệm đựng nước. Câu 6. Từ quặng Đôlômit (CaCO3.MgCO3), hãy điều chế kim loại Mg và Ca (chỉ dùng thêm nước và một hóa chất cần thiết khác, các dụng cụ thí nghiệm cho sẵn). Câu 7: Mỗi hỗn hợp khí cho dưới đây có thể tồn tại được không? Nếu tồn tại thì chỉ rõ điều kiện. NO và O2; H2 và Cl2; SO2 và O2; O2 và Cl2. -------------------------- Hết --------------------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn. PHÒNG GD- ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG THCS PHẠM CÔNG BÌNH HDC ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG LẦN 2 THÁNG 12 NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: HÓA HỌC 9 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Ngày thi 30 tháng 12 năm 2011 Câu 1(2,0đ) Điểm 8 chất là: Fe, FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, FeSO4, FexOy, Fe(OH)2. Viết 8 phương trình phản ứng xẩy ra.(Mỗi phương trình được 0,25 điểm) 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O 2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O 2FeS2 + 14H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O 2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O 2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O 2FexOy + (6y – 2x )H2SO4 → xFe2(SO4)3 + (3y – 2x)SO2 + (6y – 2x)H2O 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O HS viết đúng phương trình nhưng không cân bằng phản ứng hoặc cân bằng sai chỉ cho nửa số điểm của mỗi phương trình. Nếu HS tìm được các chất khác nếu viết đúng vẫn cho điểm tối đa. Câu 2(1,5đ) + Lấy mỗi dung dịch một lượng cần thiết để tiến hành nhận biết. + Tiến hành nhận biết ta được kết quả ở bảng sau: NH4Cl (NH4)2SO4 KCl AlCl3 FeCl2 FeCl3 ZnSO4 dd Ba(OH)2 dư ↑ khai ↑ khai & ↓ trắng không hiện tượng ↓ trắng, tan hết ↓ trắng xanh ↓ nâu đỏ ↓ trắng tan một phần + Phản ứng xảy ra: 2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O 2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3↓ + 3BaCl2 2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O hoặc: 2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba[Al(OH)4]2 FeCl2 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2↓ + BaCl2 2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3↓ + 3BaCl2 ZnSO4 + Ba(OH)2 → Zn(OH)2↓ + BaSO4↓ Zn(OH)2 + Ba(OH)2 → BaZnO2 + 2H2O @ Ghi chú: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa; nếu học sinh chọn một thuốc thử mà thuốc thử đó không có khả năng nhận ra được tất cả thì không cho điểm cho dù nhận biết được một số chất. Nếu học sinh dùng Ba(OH)2 hoặc chất có khả năng nhận ra tất cả làm thuốc thử mà không nhận ra được tất cả thì với mỗi chất nhận ra đúng được 0,125 điểm 0,75 0,25 0,25 0,25 Câu 3(1,5đ) + Đặt x là số mol của mỗi muối cacbonat ta có: 106x + x(M+60) = 19 (I) + Phản ứng xảy ra: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O (1) MCO3 + H2SO4 → MSO4 + CO2↑ + H2O (2) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O (3) Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 (4) + Gọi a, b lần lượt là số mol Ca(OH)2 ở (3, 4). Theo (3, 4) và giả thiết ta có hệ: ð ð tổng số mol CO2 = a + 2b = 0,2 mol. + Theo (1, 2) ta có: số mol CO2 = x + x = 0,2 mol ð x = 0,1 mol. Thay x = 0,1 mol vào (I) ta được: M = 24. Vậy M là Magie. 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 4: (2,0đ) 1/ @ Số mol H2 = = 0,12 mol; số mol Y = = 0,04 mol + Gọi a, b lần lượt là số mol của N2O và NO, vì NO và C2H6 đều có M = 30 đvC nên ta có hệ: ð + Đặt x, y lần lượt là số mol của Fe và R trong 3,3 gam X ta có: 56x + Ry = 3,3 (I) + Gọi n là hóa trị của R(n4). Áp dụng ĐLBT electron ta có: ð + Thay x = 0,03 mol vào (I) được; Ry = 1,62 (IV) + Chia (IV) cho (III) được: R = 9n ð chỉ có n = 3; R = 27 = Al là phù hợp khi đó thay n = 3 vào (III) ta có: y = 0,06 mol + Vậy: R là Al với %mAl = = 49,1%; %mFe = 50,9% 2/ + Ta có: Số mol HNO3 phản ứng = tổng số mol e trao đổi + số mol N trong khí = (0,03.8 + 0,01.3) + (0,03.2 + 0,01.1) = 0,34 mol ð Số mol HNO3 dư = 0,34.10/100 = 0,034 mol. + Ta luôn có: nFe(NO3)3 = nFe và nAl(NO3)3 = nAl. Do đó dung dịch Z có: Fe(NO3)3 = 0,03 mol; Al(NO3)3 = 0,06 mol; HNO3 dư = 0,034 mol @ Khi Z + dd NaOH: HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O (1) Mol: 0,034 0,034 Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaNO3 (2) Mol: 0,03 0,09 0,03 Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3 (3) Mol: 0,06 Có thể có: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (4) + Khối lượng Al(OH)3 = 4,77 – 0,03.107 = 1,56 gam ð Al(OH)3 = 0,02 mol @ TH1: không xảy ra phản ứng (4): Số mol NaOH = 0,034 + 0,09 + 3.0,02 = 0,184 mol ð CM = 0,46 M @ TH2: xảy ra phản ứng (4): Số mol NaOH = 0,034 + 0,09 + 3.0,06 + (0,06 – 0,02) = 0,344 mol ð CM = 0,86M 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5. 1,0đ a. * Đinh sắt mạ đồng nên đinh sắt có màu đỏ do đồng bám vào. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (bám lên đinh sắt) 0,25 b. * Có kết tủa keo, sau đó kết tủa tan ngay do dung dich luôn dư bazơ khi thêm muối nhôm. 3NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + 3NaCl NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O 0,25 c. * Nước brom nhạt màu và sau đó mất màu. SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr 0,25 d. * Có kết tủa trắng, khí mùi khai bay ra. Ba(OH)2 + NH4HCO3 BaCO3 + NH3 + 2H2O 0,25 Câu 6. 1,25 Hóa chất dùng thêm là dung dịch HCl. *Bước 1: Nhiệt phân hoàn toàn quặng đôlômit. Chất rắn thu được gồm MgO và CaO. MgCO3 ® MgO + CO2 CaCO3 ® CaO + CO2 0,25 *Bước 2: Cho oxit thu được vào nước dư, lọc chất rắn ra khỏi dung dịch là MgO. Dung dịch thu được chứa Ca(OH)2. CaO + H2O ® Ca(OH)2 0,25 *Bước 3: Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng. Điện phân nóng chảy chất rắn thu được Ca. Ca(OH)2 + 2HCl ® CaCl2 + H2O đpnc CaCl2 Ca + Cl2 0,25 *Bước 4: MgO thu được ở bước 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, điện phân nóng chảy chất rắn thu được Mg. đpnc MgCl2 Mg + Cl2 0,25 Câu 7. 1đ Để một hỗn hợp tồn tại trong một điều kiện xác định thì các chất trong hỗn hợp không tác dụng với nhau ở điều kiện đó: + Hỗn hợp NO, O2 không tồn tại ở bất kỳ điều kiện nào: 2NO + O2 2NO2. + Hỗn hợp H2, Cl2 chỉ tồn tại trong bóng tối và ở nhiệt độ thấp: H2 + Cl2 2HCl. + Hỗn hợp SO2, O2 chỉ không tồn tại khi ở trên 4500C, áp suất cao và có xúc tác V2O5: 2SO2 + O2 2SO3. + Hỗn hợp Cl2, O2 tồn tại ở bất kỳ điều kiện nào: Cl2 + O2 không phản ứng. 0,25 0,25 0,25 0,25 Lưu ý: Học sinh có thể giải theo cách khác, nếu đúng vẫn được điểm tối đa cho câu đó. --------------------------------------Hết ------------------------------------------
File đính kèm:
- DEDA HSG Hoa 9 NH 1112.doc