Đề thi khảo sát học sinh giỏi lần 2 môn Lịch sử - Lớp 8 năm học 2011 - 2012
I.PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM: (10 ĐIỂM)
Câu 1 (3 điểm):
Trình bày nội dung, ý nghĩa của các cải cách cuối thế kỉ XIX. Tại sao các cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được mà chủ trương đổi mới của Đảng ta hiện nay lại thành công ?
Câu 2: (5 điểm)
Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh: từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.
Câu 3 (2 điểm)
Thống kê các sự kiện chính của nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1771 đến 1792.
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LẦN 2 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 Năm học 2011 - 2012 I.PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM: (10 ĐIỂM) Câu 1 (3 điểm): Trình bày nội dung, ý nghĩa của các cải cách cuối thế kỉ XIX. Tại sao các cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được mà chủ trương đổi mới của Đảng ta hiện nay lại thành công ? Câu 2: (5 điểm) Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh: từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp. Câu 3 (2 điểm) Thống kê các sự kiện chính của nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1771 đến 1792. II.PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (10 ĐIỂM) Câu 1 (3 điểm): Trên cơ sở kiến thức đã học ở bài 8: "Nhật Bản giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX", em hãy giải thích tại sao nước Nhật lại thoát khỏi nguy cơ thuộc địa và trở thành một nước đế quốc hùng mạnh? Liên hệ tình hình Việt Nam trong thời gian này. Câu 2: (5 điểm) Trong sè c¸c sù kiÖn lÞch sö thÕ giíi hiện đại tõ 1917 ®Õn 1945, em h·y chän 5 sù kiÖn tiªu biÓu nhÊt vµ nªu lý do v× sao em chän các sù kiÖn ®ã? Câu 3 (2 điểm) Trình bày nhận xét của em về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. -----------o0o-------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I.PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM: (10 ĐIỂM) Câu 1: (3 điểm) * Nội dung cải cách: (1 đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ - Năm 1968, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. - Năm 1872, Viện Thương bạc(1) xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài. - Đặc biệt, từ năm 1863 đến 1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như: Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ sỉ, mỡ rộng ngoại giao, cải tổ giáo duc, - Ngoài ra, vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch còn dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. * Ý nghĩa của các cải cách: (0,5đ) Tuy không thực hiện được nhưng các cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đã có ý nghĩa rất quan trọng: Đã gây tiếng vang lớn trong xã hội nước ta lúc bấy giờ. Dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều đình Nguyễn. Thể hiện trình độ nhận thức thức thời của người Việt Nam. Là bước chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu Duy Tân đầu TKXX ở Việt Nam. * Chủ trương mới của Đảng ta hiện nay thành công là: (1đ) Những đổi mới của Đảng ta hiện nay xuất phát từ nhu cầu thiết yếu trong nước. Xã hội đã có những mảnh đất chính trị để tiếp thu nó đó là đội ngũ trí thức đông đảo, họ sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển kinh tế, xã hội. Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới được nhân dân ủng hộ với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Còn những cải cách cuối thế kỉ XIX không thực hiện được bởi vì: (0,5đ) Những cải cách còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. Chưa xuất phát từ cơ sở bên trong. Chưa đụng chạm đến vấn đề giải quyết mâu thuẫn của xã hội Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, từ chối mọi cải cách. Câu 2: (5 đ) (Mỗi ý đúng 1 điểm) Chứng minh: Từ khi Pháp tấn công vào Gia Định (17/2/1859), quân đội triều đình Huế chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng bị tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thực. Nhân dân ở các địa phương sôi nổi đánh Pháp, gây cho Pháp khốn đốn. Tuy nhiên với thái độ hèn yếu, luôn trông chờ vào lương tâm hảo ý của Pháp một cách mù quáng, triều đình Huế luôn nhượng bộ thực dân Pháp và liên tiếp ký với Pháp các hiệp ước bán nước. + Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của thực dân Páp ở 3 tỉnh miền đông nam kì( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Đồng thời mở 3 cảng biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán. Theo hiệp ước này, nhà Nguyễn cho phép người Tây Ban Nha và người Pháp được tự do buôn bán, tự do truyền đạo Gia tô, đồng thời bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí là 288 vạn lạng bạc. + Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874), triều đình Huế chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp. Với hiệp ước này nhà Nguyễn đã làm mất một phần quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại nước ta. + Hiệp ước Hác Măng (Quí Mùi) (25/8/1883) triều đình Huế chính thức thừ nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận tách ra khỏi trung kì nhập vào Nam kì thuộc Pháp. Cắt 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tách ra khỏi Trung kì nhập vào Bắc kì thuộc Pháp. Theo hiệp ước Hác Măng thì nhà Nguyễn chỉ được cai quản vùng đất Trung kì nhưng mọi việc phải thong qua viên Khâm sứ người Pháp ở Huế. Khâm sứ Pháp ở Bắc kì có quyền kiểm soát các công việc của quan lại của triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. + Hiệp ước Pa tơ nốt (6/6/1884), mặc dù Pháp trả lại vùng đất Bình Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cho Trung kì. Nhưng đây chỉ là trò lừa bịp của Pháp nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan trieuf Nguyễn mà thôi. Theo hiệp ước Pa tơ nốt nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hang và giao nước ta cho Pháp. Đến đây chế độ phong kiến Việt Nam chấm dứt, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Câu 3: (2 đ) Các sự kiện: Năm 1771 khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ Năm 1777 nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Năm 1785 đánh tan quân xâm lược Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút. Năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Năm 1789 đánh tan quân xâm lược Thanh ở Ngọc Hồi – Đông Đa. Năm 1789 – 1792 chính quyền Tây Sơn thi hành nhiều chính sách cải cách tiến bộ. II.PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (10 ĐIỂM) Câu 1 (3 điểm): a. Sở dĩ nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và phát triển thành một nước đế quốc hùng mạnh là vì: (mỗi ý đúng 0.5 điểm) - Vào thế kỉ XIX, Nhật Bản cũng như các nước Châu Á khác đều đứng trước guy cơ bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. - Để thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, Nhật Bản đã tiến hành cuộc cải cách lớn, toàn diện mà lịch sử gọi là cuộc Duy Tân Minh Trị. - Nhờ những cải cách này mà Nhật Bản đã có những chuyển biến mau lẹ từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Nhờ vậy, đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản không những thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa mà còn phát triển thành một nước đế quốc hùng mạnh. b. Liên hệ tình hình Việt Nam: Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam, tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu, cũng noi theo con đường của Nhật Bản để canh tân đất nước bằng chủ trương Đông Du - đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật Bản du học. Câu 2: (5 điểm) a. N¨m sù kiÖn tiªu biÓu nhÊt của lÞch sö thÕ giíi hiện đại tõ 1917 ®Õn 1945: C¸ch m¹ng x· héi chñ nghÜa th¸ng Mêi Nga n¨m 1917. Cao trµo c¸ch m¹ng ë ch©u ¢u 1918-1923. Phong trµo ®ßi ®éc lËp d©n téc ë ch©u ¸. Cuéc khñng ho¶ng kinh tÕ thÕ giíi 1929-1933. ChiÕn tranh thÕ giíi thø hai. b. Lý do: 1. C¸ch m¹ng x· héi chñ nghÜa th¸ng Mêi Nga n¨m 1917: LÇn ®Çu tiªn chñ nghÜa x· héi trë thµnh hiÖn thùc ë mét níc -> më ra mét thêi kú míi trong lÞch sö nh©n lo¹i: ®äc lËp d©n téc g¾n liÒn víi chñ nghÜa x· héi. 2. Cao trµo c¸ch m¹ng 1918-1923 cã bíc chuyÓn biÕn míi: Giai cÊp c«ng nh©n trëng thµnh, nhiÒu §¶ng céng s¶n ra ®êi -> Quèc tÕ céng s¶n thµnh lËp, l·nh ®¹o phong trµo c¸ch m¹ng ®i theo con ®êng C¸ch m¹ng th¸ng Mêi. 3. Phong trµo ®éc lËp d©n téc ë c¸c níc thuéc ®Þa vµ phô thuéc lµ ®ßn tÊn c«ng vµo t b¶n chñ nghÜa; trong phong trµo ®ã, gi¶i cÊp v« s¶n trëng thµnh vµ tham gia l·nh ®¹o phong trµo. 4. Cuéc khñng ho¶ng kinh tÕ thÕ giíi 1929-1933 ®Èy c¸c níc t b¶n vµo cuéc khñng ho¶ng cha tõng cã, dÉn ®Õn hËu qu¶ -> chñ nghÜa ph¸t xÝt th¾ng thÕ vµ ®Èy nh©n lo¹i ®øng tríc nguy c¬ mét cuéc chiÕn tranh míi. 5. ChiÕn tranh thÕ giíi thø hai (1939 -1945) lµ cuéc chiÕn tranh g©y ra nh÷ng tæn thÊt khñng khiÕp nhÊt trong lÞch sö nh©n lo¹i, kÕt thóc mét thêi kú ph¸t triÓn cña lÞch sö thÕ giíi hiÖn ®¹i. Câu 3 (2 điểm) a. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: - Ở In-đô-nê-si-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ 1905, các tổ chức công đoàn được thành lập. Tháng 5/1920, ĐCS In-đô-nê-si-a ra đời. - Ở Phi-lip-pin, cách mạng 1896-1898 dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-lip-pin. - Ở Cam-pu-chia, khởi nghĩa A-cha-xoa ở Ta-keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa Pu-com-bô ở Cra-chê (1866-1867). - Ở Lào, khởi nghĩa của nhân dân Xa-va-na-khét dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. - Ở Việt Nam, phong trào cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế,... b. Nhận xét: - Nhân dân ở các nước Đông Nam Á đã liên tục nổi dậy dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến giành độc lập dân tộc. - Các phong trào đều thất bại song vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này. ------------------o0o----------------
File đính kèm:
- DE KHAO SAT LAN II HSG SU 8 HA.doc