Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch Sử năm học 2009 – 2010

Câu 1: ( 7 điểm)

 Bằng những sự kiện về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925 ở nước ngoài , hãy trình bày sự chuẩn bị của Người về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam ?

Câu2(5điểm)

 Cao trào cách mạng 1930 -1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh đã cho ta những bài học kinh nghiệm gì ?

Câu 3:( 3 điểm)

 Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chớp thòi cơ như thế nào trong Cách mạng thàng Tám 1945?

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch Sử năm học 2009 – 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD KRÔNG NĂNG
Trường THCS Phú Xuân
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC 2009 – 2010
( Thời gian làm bài 150 phút )
Câu 1: ( 7 điểm)
 Bằng những sự kiện về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925 ở nước ngoài , hãy trình bày sự chuẩn bị của Người về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam ?
Câu2(5điểm)
 Cao trào cách mạng 1930 -1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh đã cho ta những bài học kinh nghiệm gì ?
Câu 3:( 3 điểm)
 Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chớp thòi cơ như thế nào trong Cách mạng thàng Tám 1945? 
Câu 4( 5 điểm) 
 Điều gì chứng tỏ rằng từ những năm 60 của thế kỉ XX trở đi kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ ? Nguyên nhân của sự phát triển đó ?
( Hết )
 Phú Xuân, ngày 10/01/2010
 Giáo viên ra đề:
 Phan Ngọc Long
Phòng GD Krông Năng
Trường THCS Phú Xuân
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHẤM 
ĐỀ THI HS GIỎI HUYỆN MÔN LỊCH SỬ ( 2009 -2010 )
Câu 1( 7 điểm)
	Sau một thời gian dài gian khổ ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Tại đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua (12/1920), Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Người đã tích cực hoạt động để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam . ( 0,5 )
Thời kì ở Pháp (1920-1923)
Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam.( 0,5)
Người tham gia hội “Những người yêu nước tại Pháp ” vận động Kiều bào ủng hộ đấu tranh giải phóng dân tộc .( 0,5 )
Người cùng một số nhà yêu nước ở các thuộc địa Pháp, sáng lập hội “Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ” (1921) để gây tình đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới . (0,5)
Người tham gia xây dựng báo “le paria ” “Người cùng khổ ” vào năm 1922. Người còn viết nhiều bài đăng trên báo “Nhân đạo ”, “Đời sống công nhân ”.Tiêu biểu nhất là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp ”. (0,5 )
Những sách do Người viết, một mặt tố cáo tội ác của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương ; mặt khác, khích lệ lòng yêu nước cho đồng bào, tuyên truyền chủ nghĩa Mác –Lênin, vận động quần chúng đấu tranh . (0,5 )
Thời kì ở Liên Xô (1923-1924)
Giữa 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân (10.1923). Sau đó, Người ở Liên Xô một thời gian ngắn để hoạt động trong Quốc tế Cộng Sản, học tập thêm về lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn về cách mạng tháng Mười Nga. (0,5)
Trong thời gian này, Người viết nhiều bài đăng trên báo “Sự thật ”- Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô, “Thư tín quốc tế ”- Cơ quan ngôn luận của Quốc tế Cộng sản . ( 0,5 )
-Tháng 7/1924, Người dự đại hội V của Quốc tế Cộng sản và đọc tham luận tại Đại hội, trình bày quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. (0,5 )
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian này, chủ yếu trên mặt trận tư tưởng – chính trị nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào nước ta. Những tư tưởng đó là :
+ Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. ( 0,25 )
+Xác định giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản. (0,25 )
Thời kì ở Trung Quốc (1924-1927)
-Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc ) để tập hợp những người yêu nước ở Việt Nam,truyền bá giáo dục cho họ chủ nghĩa Mác – Lênin. (0, 5)
- Đầu tiên người tìm hiểu và cải tổ Tâm Tâm xã thành “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ” (6/1925. Người thành lập báo “Thanh niên ”(1925). Cùng với nhiều nhà cách mạng các nước Người tham gia sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Ả Đông ” để gây tình đoàn kết giữa cách mạng các nước trong khu vực. (0,5 )
-Tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã mở nhiều lớp huấn luyện (1925-1927) đào tạo được 75 cán bộ cho cách mạng Viẹt Nam. Những bài giảng của người sau này tập hợp lại trong cuốn “Đường cách mệnh ” được xuất bản ở Trung Quốc vào năm 1927. (0,5 )
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. (0,5 )
 Câu 2( 5 điểm)
 -	Bài học về sự lảnh đạo của Đảng: Qua các phong trào ,giai cấp vô sản Việt Nam mà đại biểu là Đảng Cộng sản Đông Dương đã khẳng định quyền lảnh đạo và năng lực lảnh đạo của mình. Thực tiển cho thấy tính chất đúng đắn của đường lối chiến lược mà Đảng đề ra . ( 1,0)
Bài học về xây dựng liên minh công-nông: Qua phong trào khối liên minh công- nông được hình thành . Dưới sự lảnh đạo của Đảng , công - nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến xây dựng một cuộc sống mới. (1,0)
Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng: Phong trào cho thấy rằng khi quần chúng đã sục sôi căm thù đế quốc và phong kiến sẻ đứng lên dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành chính quyền. (1,0)
Bài học về xây dựng chình quyền nhân dân, một hình thức chình quyền kiểu mới: Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là chính quyền nhà nước.Phong trào sau khi đấu tranh giành thắng lợi ở một số địa phương thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh đã xây dựng chíng quyền theo kiều Xô viết ở Nga. (1,0)
Bài học về xây dựng mặt trận thống nhất: Trong thời kì này chưa có mặt trận dân tộc thống nhất nên chưa tập hợp được đông đảo các giai cấp và tầng lớp nhân dân nhằm đấu trang chống thực dân và phong kiến. Đây là bài học mà Đảng ta rút ra để sau này đến thời kì cách mạng 1936-1939, chủ trương thành lập Mặt trần nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương. (1,0)
 Câu 3: ( 3 điểm)
 Năm 1945 , Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ 5. Ở châu Âu , Phát xít Đức đã bị đánh bại và buộc phải đầu hàng không điều kiện vào tháng 5/1945 . Ở Châu Á , quân phiệt Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện vào 8/1945 . (0,5)
	Ngay sau khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng , Uỷ ban khởi nghĩa được thành lập và ra quân lệnh số 1 , kêu gọi toàn dân nổi dậy . Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng Sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang ) từ ngày 14 đến 15/8/1945 đã quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước , dành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào . (1,0)
	Tiếp theo , Đại hội Quốc dân tiến hành ở Tân Trào ( 16/8 ) gồm đại biểu ba xứ thuộc đủ các giới , các đoàn thể , các dân tộc , tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân . Lần đầu tiên , lãnh tụ Hồ Chí Minh ra mắt các đại biểu của quốc dân . (0,5)
	Đại hội đã nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa , thông qua mười chính sách của Việt Minh , lập uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam ( tức chính phủ lâm thời sau này ) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch . Sau đó , Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa dành chính quyền . (1,0)
Câu 4( 5điểm)
Sự phát triển kinh tế Nhật Bản:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai , là nước chiến bại ,kinh tế Nhật bị chiến tranh tàn phá nặng nề , Nhật Bản bị mất hết thuộc địa , lại bị quân đội Mĩ chiếm đóng. Do vậy, từ 1945-1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp và phụ thuộc vaò nền kinh tế Mĩ . (0,5 )
Từ 1950 , kinh tế Nhật Bản bắt đầu phát triển , sang những năm 1960 phát triển một cách “ thần kỳ”, đuổi kịp và vượt các nước Tây âu , vươn lên đứng hàng thứ hai sau Mĩ trong thế giới Tư bản chủ nghĩa . (0,5)
Từ những năm 1970 trở đi , Nật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới . Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nhật đã vượt Mĩ . Hàng hoá Nhật Bản len lỏi , cạnh tranh khắp các thị trường thế giới (Ô tô , điện tử ) (0,5)
1950 tổng sản phẩm quốc dân = 20 tỉ đô la = 1/3 của Anh ( 0,25 )
1950 tổng sản phẩm quốc dân = 402 tỉ đô la = ½ của Pháp ( 0,25)
1950 tổng sản phẩm quốc dân = 2828,3 tỉ đô la = 1/17 của Mĩ (0,25)
1990 thu nhập bình quân tính theo đầu người = 23796 đô la , đứng thứ hai trên thế giới , sau Thuỵ Sỹ ( 29850 đô la ) (0,25)
	Như vậy , từ một nước chiến bại , bị chiến tranh tàn phá , dân số đông , lương thực thực phẩm rất thiếu thốn , nhưng chỉ sau vài ba thập kỉ , nhật bản đã vươn lên thành siêu cường kinh tế và được gọi là “ thần kì Nhật Bản” . (0,5)
Nguyên nhân của sự phát triển đó :
Kinh tế Nhật Bản “nhảy vọt” là nhờ :
+ Nhật Bản lợi dụng của nước ngoài để tập trung vào những ngành công nghiệp then chốt nhất : Cơ khí , luyệ kim , hoá chất , điện tử Ngoài ra Nhật ít phải chi tiêu về quân sự , biên chế nhà nước gọn nhẹ , nên có điều kiện tập trung vốn vào kinh tế . (0,5)
+ Nhật biết lợi dụng những thành tựu về khoa học – kĩ thuật để tăng năng suất , cải tiến kĩ thuật , hạ giá thành sản phẩm . (0,5)
+ Nhật biết cách xâm nhập vào thị trường các nước khác , qua đó không ngừng mở rộng thị trường trên toàn thế giới . Nhật đã tiến hành nhiều cải cách dân chủ như :Cải cách ruộng đất , xoá bỏ những tàn tích phong kiến , điều đó tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển . (0,5)
+ Nhật phát huy truyền thống “ Tự lực , tự cường” vươn lên xây dựng đất nước trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn , hết sức coi trọng phát triển khoa học – kĩ thuật và cải cách nền giáo dục quốc dân . ( 0.5)
( Hết )
 Phú Xuân, ngày 10/01/2010
 Giáo viên ra đề:
 Phan Ngọc Long

File đính kèm:

  • docDE THI HS GIOI LICH SU 9.doc