Đề thi khảo sát chất lượng môn Chuyên Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

Câu 1. (1đ)

a. Nêu những biến đổi cơ bản của mARN của sinh vật nhân chuẩn trước khi ra tế bào chất.

b. Từ 4 loại nucleotit có thể tạo ra bao nhiêu loại bộ ba mã hóa axit amin? Giải thích.

Câu 2. (1đ) a. Vẽ sơ đồ cơ chế gây đột biến gen của 5BU trong trường hợp thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Phân tử protein do gen đột biến thay thế 1 cặp nucleotit qui định có biến đổi gì so với protein do gen bình thường qui định không? (đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc)

b. Nếu đột biến trên xuất hiện trong giảm phân và là đột biến lặn thì nó sẽ biểu hiện ra kiểu hình như thế nào?

Câu 3 (1,5đ). Một người có triệu chứng: cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, chậm phát triển, si đần và không có con.

a. Nêu cơ chế hình thành bộ NST của người này. (Biết người bố giảm phân hoàn toàn bình thường).

b. Giả sử cặp NST giới tính của mẹ là XAXa, sinh ra một người con có cặp NST giới tính là XAXaY. Hỏi người mẹ bị rối loạn trong giảm phân I hay giảm phân II? Giải thích bằng sơ đồ.

 

Câu 4 (1đ). Nêu sự khác nhau về bộ NST giữa đa bội thể cùng nguồn và đa bội thể khác nguồn.

 

Câu 5 (2đ). Khi cho giao phấn 1 thứ cây hoa màu đỏ thuần chủng với 3 thứ hoa màu trắng thuần chủng cùng loài thì thu được kết quả như sau:

TH1: PT/C: Hoa đỏ x hoa trắng (1) → F1: 100% hoa đỏ → F2: 703 cây hoa đỏ: 232 cây hoa trắng.

TH2: PT/C: Hoa đỏ x hoa trắng (2) → F1: 100% hoa trắng → F2: 227 cây hoa đỏ: 690 cây hoa trắng.

TH3: PT/C: Hoa đỏ x hoa trắng (3) → F1: 100% hoa trắng → F2: 150 cây hoa đỏ: 645 cây hoa trắng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng môn Chuyên Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT chuyên 
Phan Bội Châu
Đề thi khảo sát chất lượng môn chuyên
Lớp 12A5. Chuyên Sinh học
Thời gian: 150 phút. Đề thi gồm 9 câu
Câu 1. (1đ)
a. Nêu những biến đổi cơ bản của mARN của sinh vật nhân chuẩn trước khi ra tế bào chất.
b. Từ 4 loại nucleotit có thể tạo ra bao nhiêu loại bộ ba mã hóa axit amin? Giải thích.
Câu 2. (1đ) a. Vẽ sơ đồ cơ chế gây đột biến gen của 5BU trong trường hợp thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Phân tử protein do gen đột biến thay thế 1 cặp nucleotit qui định có biến đổi gì so với protein do gen bình thường qui định không? (đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc)
b. Nếu đột biến trên xuất hiện trong giảm phân và là đột biến lặn thì nó sẽ biểu hiện ra kiểu hình như thế nào?
Câu 3 (1,5đ). Một người có triệu chứng: cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, chậm phát triển, si đần và không có con. 
a. Nêu cơ chế hình thành bộ NST của người này. (Biết người bố giảm phân hoàn toàn bình thường).
b. Giả sử cặp NST giới tính của mẹ là XAXa, sinh ra một người con có cặp NST giới tính là XAXaY. Hỏi người mẹ bị rối loạn trong giảm phân I hay giảm phân II? Giải thích bằng sơ đồ.
Câu 4 (1đ). Nêu sự khác nhau về bộ NST giữa đa bội thể cùng nguồn và đa bội thể khác nguồn.
Câu 5 (2đ). Khi cho giao phấn 1 thứ cây hoa màu đỏ thuần chủng với 3 thứ hoa màu trắng thuần chủng cùng loài thì thu được kết quả như sau:
TH1: PT/C: Hoa đỏ x hoa trắng (1) → F1: 100% hoa đỏ → F2: 703 cây hoa đỏ: 232 cây hoa trắng.
TH2: PT/C: Hoa đỏ x hoa trắng (2) → F1: 100% hoa trắng → F2: 227 cây hoa đỏ: 690 cây hoa trắng.
TH3: PT/C: Hoa đỏ x hoa trắng (3) → F1: 100% hoa trắng → F2: 150 cây hoa đỏ: 645 cây hoa trắng.
 a. Sự di truyền màu hoa bị chi phối bởi qui luật di truyền nào của gen?
 b. Xác định kiểu gen của hoa đỏ và 3 kiểu hoa trắng của P.
Câu 6 (0,5đ). Các quá trình sau xảy ra trong tế bào sinh vật nhân chuẩn theo trình tự nào?
a. liên kết peptit được hình thành. 	b. gắn riboxom vào mARN
c. gắn ARN polimeraza vào ADN	d. Cắt intron ra khỏi mARN
e. sao mã	f. chuỗi polipeptit cuộn lại
Câu 7 (1đ). Khi điều kiện môi trường biến đổi, vượt khỏi giới hạn của loài thì sinh vật có những phản ứng như thế nào để duy trì sự sống. Cho ví dụ.
Câu 8 (1đ). Tại sao tất cả các chuỗi thức ăn đều tạm thời, không bền vững?
Câu 9 (1đ). Một quần thể có cấu trúc di truyền là: F0: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa=1. Giả sử các cá thể aa không có khả năng sinh sản. quần thể này tụ thụ phấn qua 1 số thế hệ. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ F1 và F2.
Đáp án
Câu 
Điểm
1 a.
Cắt bỏ intron và nối các exon lại với nhau.
Lắp mũ 7mG.
Nối đuôi poli A.
0,75
b.
Từ 4 loại nucleotit có thể tạo ra 61 loại bộ ba mã hóa axit amin. Vì:
có 3 bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc không mã hóa axit amin nào.
0,25
Câu 2. a
Sơ đồ: A-T → A-5BU → G-5BU →G-X.
TH1: không biến đổi nếu bộ ba mới vẫn mã hóa axit amin ban đầu.
TH2: thay thế 1 axit amin nếu bộ ba mới qui định axit amin khác.
0,5
b.
Đột biến gen lặn sẽ đi vào giao tử, qua thụ tinh đi vào hợp tử tồn tại ở trạng thái dị hợp và không được biểu hiện ở thế hệ đầu tiên.
Qua quá trình giao phối, gen lặn được phát tán trong quần thể, khi gặp đồng hợp lặn thì mới được biểu hiện thành kiểu hình.
0,5
Câu 3.
Người này bị hội chứng Đao chứa 3 NST 21.
Cơ chế, ở người mẹ khi giảm phân, cặp NST 21 không phân li tạo thành 2 loại giao tử: một loại chứa 2 NST 21 (n+1), 1 loại không chứa NST 21 nào (n-1). Giao tử chứa 2 NST 21 thụ tinh với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử 2n+1 chứa 3NST 21 phát triển thành hội chứng Đao.
1
b. 
Rối loạn giảm phân I. giải thích: 
XAXa → XAXAXaXa → 2 XAXa
 GPI cặp NST giới tính GPII phân li bình thường
 không phân li
0,5
Câu 4.
Cùng nguồn
Khác nguồn
	Bộ nhiễm sắc thể bao gồm các bộ nhiễm sắc thể cùng nguồn gốc do sự đa bội hóa từ bộ nhiễm sắc thể của loài ban đầu trong quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
 	Gồm 2 bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau, tạo thành do quá trình lai xa, sau đó con lai F1 được đa bội hóa.
1
Câu 5
a. xét phép lai 3: F2: đỏ :trắng= 3:13→ tương tác gen át chế 13:3. Kiểu gen F1: AaBb.
Qui ước: B: đỏ, b: trắng, A: át, aa: không át.
b.Kiểu gen của P: 
TH3: hoa đỏ là: aaBB, hoa trắng là: AAbb. 
TH2: F2 có tỉ lệ: 3trắng: 1 đỏ → F1 dị hợp về 1 cặp gen → P: đỏ là aaBB x trắng là AABB.
TH1: F2 có tỉ lệ 1 trắng: 3 đỏ → F1 dị hợp về 1 cặp gen → P: aaBB x aabb.
1
1
Câu 6
à c-e-d-b-a-f
0,5
Câu 7
- Một số loài di chuyển sang môi trường khác có điều kiện thuận lợi hơn
Vd: chim di cư tránh rét.
- Tạm ngừng các hoạt động sống hoặc giảm quá trình trao đổi chất đến mức tối thiểu.
Vd: vi khuẩn kết bào xác, cây rụng là vào mùa đông.
0,5
0,5
Câu 8.
Tại sao tất cả các chuỗi thức ăn đều tạm thời, không bền vững?
Vì: - Chế độ ăn khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau.
 - Các loài có chế độ rộng thực có thể thay đổi thức ăn.
Thay đổi do ngoại cảnh.
1
Câu 9
F1: ½ AA + 1/3 Aa + 1/6 aa
F2: 0,7AA + 0,2 Aa + 0,1aa
1

File đính kèm:

  • docde khao sat chuyen sinh 12 Phan Boi Chau.doc