Đề luyện thi Đại học môn Sinh học - Năm học 2009-2010

PHẦN CHUNG: DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH (Từ câu 1 đến câu 40):

Câu 1: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đac uyn là:

A. Phát hiện vai trò của CLTN trong sự tiến hoá của sinh vật

B. Giải thích được sự hình thành loài mới.

C. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này.

D. Giải thích thành công sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi.

Câu 2: Bằng chứng rõ ràng nhất về nguồn gốc chung của sự sống là

A. Bằng chứng phôi sinh học so sánh B. Bằng chứng địa lí sinh vật học

C. Bằng chứng sinh học phân tử D. Bằng chứng giải phẫu so sánh

Câu 3: Bố (1), mẹ (2) đều bình thường. Con gái (3) bình thường, con trai (4) bị bệnh Z, con trai (5) bình thường.

Con trai (5) lấy vợ (6) bình thường sinh con gái (7) bị bệnh Z. Có thể kết luận bệnh này nhiều khả năng bị chi phối bởi

A. Gen trội trên NST thường qui định. B. Gen lặn trên NST giới tính X qui định.

C. Gen lặn trên NST thường qui định. D. Gen trội trên NST giới tính qui định.

Câu 4: Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây?

A. Chữa trị được mọi bệnh, tật do rối loạn di truyền.

B. Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và chữa trị một số bệnh di truyền ở người.

C. Giải thích được nguyên nhân và chữa được các bệnh tật di truyền ở người.

D. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên hệ gen con người.

Câu 5: Một phân tử ADN nhân đôi k lần, số mạch đơn mới trong tất cả các phân tử ADN con là:

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện thi Đại học môn Sinh học - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất của tế bào hình thành nên tính trạng.
Câu 13: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamác là
A. Chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp.
B. Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể
C. Khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật.
D. Giải thích thành công sự hình thành loài mới
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng về các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá của sinh vật?
A. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật
B. Yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi
C. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định
D. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng vốn gen của quần thể
Câu 15: Quá trình hình thành các quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào yếu tố nào?
A. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của loài, áp lực chọn lọc tự nhiên.
B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, quá trình phân ly tính trạng, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
C. Quá trình phân ly tính trạng, áp lực chọn lọc tự nhiên, tốc độ sinh sản của loài sinh vật và phát sinh biến dị tổ hợp.
D. Tốc độ sinh sản của loài, quá trình phân ly tính trạng, áp lực của CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 16: Phép lai x với tần số hoán vị gen giữa B và b là 20%, giữa D và d là 40% (xảy ra ở cả 2 giới). Kiểu gen ở thế hệ con chiếm tỉ lệ:
A. 0,96%	B. 1,28%	C. 2,34%	D. 1,92%
Câu 17: Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau trong một quần thể đang cân bằng di truyền. Gen a có tần số 0,2 gen B có tần số 0,8. Kiểu gen AABb trong quần thể chiếm tỷ lệ:
A. 0,1024	B. 0,80	C. 0,2048	D. 0,96
Câu 18: Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc MNOABCDE*FGH và PQ*R thuộc dạng đột biến
A. Chuyển đoạn tương hỗ.	B. Chuyển đoạn không tương hỗ.
C. Đảo đoạn có tâm động.	D. Đảo đoạn ngoài tâm động.
Câu 19: Để bảo vệ vốn gen của loài người, giảm các bệnh tật di truyền cần phải tiến hành một số biện pháp: 1. Bảo vệ môi trường; 2. Tư vấn di truyền y học; 3. Sàng lọc trước sinh; 4. Sàng lọc sau sinh; 5. Liệu pháp gen. Phương án đúng là:
A. 2, 3, 4, 5	B. 1, 2, 3, 5	C. 1, 2, 4, 5	D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu 20: Đặc điểm chung của các đột biến là xuất hiện:
A. Ngẫu nhiên, định hướng, di truyền được.
B. Ở từng cá thể, định hướng, có thể di truyền được cho đời sau.
C. Ngẫu nhiên, vô hướng, di truyền cho thế hệ sau.
D. Đồng loạt, định hướng, di truyền được
Câu 21: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Tiến hành lai phân tích F1 dị hợp , F2 thu được: 800 thân cao, quả bầu dục; 800 thân thấp, quả tròn; 200 thân cao, quả tròn; 200 thân thấp, quả bầu dục. F1 có kiểu gen và tần số hoán vị gen là
A. , 20 %	B. , 10 %	C. , 20 %	D. , 10 %
Câu 22: Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau: 
+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde 
+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.
Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế:
A. Trao đổi chéo.	B. Chuyển đoạn không tương hỗ.
C. Phân li độc lập của các NST.	D. Đảo đoạn
Câu 23: Phép lai tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là:
A. AABBddhh x aaBBDDHH	B. AABbddhh x AAbbddHH
C. aabbddHH x AAbbDDhh	D. aabbDDHH x AABBddhh
Câu 24: Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì
A. alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi.
B. chọn lọc tự nhiên sẽ chọn các alen lặn có có lợi cho bản thân sinh vật.
C. alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử.
D. giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội.
Câu 25: Một cây có kiểu gen AaBbDdEe. Mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Theo lí thuyết khi cây trên tự thụ phấn tỉ lệ số cá thể có kiểu gen dị hợp là
A. 240/256	B. 81/256	C. 64/256	D. 27/256
Câu 26: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu gen A-B-ccDd ở đời con là
A. 1/16	B. 81/256	C. 27/256	D. 9/128
Câu 27: Ở người xét 3 gen, gen 1 có 2 alen nằm trên NST thường, gen 2 và 3 mỗi gen đều có hai alen nằm trên NST X, không có alen trên Y, các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau. Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là:
A. 27	B. 30	C. 36	D. 42
Câu 28: Cho một đoạn NST mang gen có trình tự các nuclêôtit như sau:
... ATG - XXX - ATX - ATX - ATX ...
... TAX - GGG - TAG - TAG - TAG ...
Khi đột biến đảo đoạn NST xảy ra sẽ thu được đoạn NST mang gen có trình tự như thế nào?
A. ... ATG - GGG - TAG - TAG - ATX ...
 ...TAX - XXX - ATX - ATX - TAG ...	
B. ... ATG - GAT - GAT - GGG - ATX ...
 ...TAX - XTA - XTA - XXX - TAG ...
C. ... ATG - XTA - XTA - XXX - ATX ...
 ...TAX - GAT - GAT - GGG - TAG ...	
D. ... ATG - ATX - ATX - XXX - ATX ...
 ...TAX - TAG - TAG - GGG - TAG ...
Câu 29: Khi dùng phép lai thuận nghịch thì kết quả nào sau đây không xảy ra?
A. Nếu gen nằm trên NST thường, kết quả lai thuận, nghịch giống nhau.
B. Nếu gen nằm trên NST giới tính, kết quả lai thuận, nghịch khác nhau, kèm theo hiện tượng kiểu hình biểu hiện ở con lai có phân biệt giữa ♂ và ♀.
C. Nếu gen trong tế bào chất, lai thuận cho kết quả khác lai nghịch và con luôn mang kiểu hình giống mẹ.
D. Nếu gen trong tế bào chất, con lai tạo ra từ 2 phép lai thuận và nghịch luôn chứa các cặp alen tương phản.
Câu 30: Hiện tượng khống chế sinh học là:
A. Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm
B. Sản phẩm bài tiết của quần thể này làm giảm tỷ lệ sinh sản của quần thể khác
C. Sản phẩm bài tiết của quần thể này làm tăng tỷ lệ tử vong của quần thể khác
D. Sản phẩm bài tiết của quần thể này gây ức chế sự phát triển của quần thể khác
Câu 31: Biết: A: quả đỏ, a: quả vàng. Cặp bố mẹ có kiểu gen nào sau đây cho kết quả theo tỉ lệ 11đỏ:1vàng? 1. AAaa x Aa;	2. Aa x AAAa;	 3. AAAa x Aaaa; 	4. AAa x Aaaa
A. 1 và 4	B. 1 và 2	C. 3 và 4	D. 2 và 3
Câu 32: Có một đàn cá nhỏ sống trong hồ nước có nền cát màu nâu. Phần lớn các con cá có màu nâu nhạt, nhưng có 20% số cá có kiểu hình đốm trắng. Những con cá này thường bị bắt bởi một loài chim lớn sống trên bờ. Một công ti xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Sự kiện có xu hướng xảy ra sau đó là
A. Tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng tăng dần
B. Sau hai thế hệ, tất cả đàn cá trong hồ có kiểu hình đốm trắng
C. Tỉ lệ các loại cá có hai kiểu hình khác nhau không thay đổi
D. Tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng liên tục giảm
Câu 33: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp thu được ở đời con trong phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n) là:
A. 1/36	B. 34/36	C. 27/36	D. 8/36
Câu 34: Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc thể?
A. Bệnh phêninkêto niệu và hội chứng Claiphentơ
B. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu
C. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao
D. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao
Câu 35: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là:
A. Sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit ở 2 cặp tương đồng khác nhau ở kì đầu giảm phân I.
B. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng ở kì đầu I giảm phân.
C. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.
D. Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân.
Câu 36: Điều nào không thuộc cách ly sau hợp tử
A. Hợp tử được tạo ra và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non
B. Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển
C. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai sống đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản
D. Giao tử đực và cái không kết hợp được với nhau khi thụ tinh
Câu 37: Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là
A. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
B. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt cân bằng.
C. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.
D. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
Câu 38: Cơ chế tác dụng của Cônsixin gây đột biến nhân tạo là:
A. Ảnh hưởng lên ADN, ARN thông qua tác động lên các phân tử nước trong tế bào.
B. Làm rối loại phân ly NST trong phân bào, làm xuất hiện dạng dị bội.
C. Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc, làm NST không phân ly.
D. Kích thích ion hóa các nguyên tử khi thấm vào tế bào.
Câu 39: Ví dụ về mối quan hệ cộng sinh là
A. sâu bọ sống nhờ trong các tổ kiến, tổ mối
B. dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
C. nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn
D. vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ đậu
Câu 40: Gen dài 3060 A0, có tỉ lệ A= 3/7 G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ: A/G = 40,625%. Số liên kết hiđrô của gen đột biến là:
A. 2420.	B. 2433.	C. 2440	D. 2430
PHẦN RIÊNG: THÍ SINH CHỈ ĐƯỢC LÀM PHẦN A HOẶC B: 
Phần A (từ câu 41 đến câu 50):
Câu 41: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I thường là nguyên nhân dẫn đến kết quả:
A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể
B. Hoán vị gen.
C. Đột biến thể lệch bội
D. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể
Câu 42: Một mạch của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ ( A+G)/(T+X) = 0,2 thì tỉ lệ đó trên mạch bổ sung là:
A. 1,0.	B. 5,0	C. 0,2	D. 2,5
Câu 43: Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi:
A. Có hiện tượng di cư theo mùa.
B. Điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi.
C. Nguồn sống dồi dào, hoàn toàn thoả mãn các các nhu cầu của cá thể.
D. Không 

File đính kèm:

  • docThi thu Luu Hoang 210.doc