Đề thi học sinh giỏi vòng huyện năm học: 2010 - 2011 môn thi: Lịch sử năm 2011
A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM: (12 điểm)
Câu 1: Theo em, vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La ?(2 đ)
Câu 2: Cho biết nội dung của Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng. (4 đ)
Câu 3: Chứng minh chính quyền Xô viết Nghệ -Tĩnh là chính quyền kiểu mới của dân, do dân và vì dân. (3 đ)
Câu 4: Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám 1945. (3 điểm)
UBND HUYỆN CHÂU THÀNH CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO Độc lập- Tự do- Hạnh phúc -------------------- --------------------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN Năm học: 2010-2011 Môn thi: LỊCH SỬ Ngày thi: 16/01/2011 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể phát đề) A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM: (12 điểm) Câu 1: Theo em, vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La ?(2 đ) Câu 2: Cho biết nội dung của Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng. (4 đ) Câu 3: Chứng minh chính quyền Xô viết Nghệ -Tĩnh là chính quyền kiểu mới của dân, do dân và vì dân. (3 đ) Câu 4: Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám 1945. (3 điểm) B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (8 điểm) Câu 1: Công xã Pari 1871. a. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Công xã Pari. (2 đ) b. Phân tích ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari. (3 đ) Câu 2: Nêu những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những thuận lợi cơ bản dẫn đến sự khôi phục và nguyên nhân phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản (từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX). (3 điểm) --- Hết --- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: LỊCH SỬ A/ LỊCH SỬ VIỆT NAM: (12 điểm) Câu 1: Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La: (2 điểm) (0,5 đ) - Thành Đại La nằm ở giữa khu vực Trời- Đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, chính giữa Nam- Bắc- Đông- Tây, tiện nghi sông núi sau trước. (0,5đ) - Vùng này đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tâm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. (0,5đ) - Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. (0,5đ) - Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Câu 2: (4 điểm) * Nội dung của Luận cương chính trị tháng 10- 1930 của Đảng: (0,5đ) - Khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. (0,25đ) - Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng. (0,25đ) - Phải liên lạc mật thiết với giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa. * ý nghĩa việc thành lập Đảng: (0,5đ) - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam. (0,5đ) - Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. (0,5đ) - Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt nam. Khẳng định giai cấp công nhân Việt nam đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt nam. (0,5đ) - Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng. (0,5đ) - Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. (0,5đ) - Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam. Câu 3: (3 điểm) (0,5đ) - Chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện các quyền tự do dân chủ. (0,5đ) - Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đặt ra, chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ. (0,25đ) - Khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ. (0,25đ) - Bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến. (0,5đ) - Các tổ chức quần chúng, từ hình thức thấp đến cao cũng được ra đời và phát triển mạnh. (0,5đ) - Tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị, sách báo cách mạng được tổ chức rộng rãi trong nhân dân. (0,5đ) - Mỗi làng có một đội tự vệ vũ trang chống trộm cướp, giữ trật tự an ninh xóm làng. Câu 4: (3 điểm) * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám 1945: (0,25đ) - Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc. (0,25đ) - Đã phá tan 2 xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật nhào chế độ phong kiến. (0,25đ) - Lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nước ta trở thành một nước độc lập. (0,25đ) - Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta- kỉ nguyên độc lập, tự do. (0,25đ) - Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. (0,25đ) - Góp phần cũng cố hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung. * Nguyên nhân thành công: (0,5 đ) -Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng. (0,5đ) - Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. (0,5đ) - Điều kiện quốc tế thuận lợi. Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại phát xít Đức- Nhật. B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (8 điểm) Câu 1: Công xã Pari 1871: ( 5 điểm) a. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Công xã Pari: 2 điểm) HỘI ĐỒNG CÔNG Xà Ủy ban đối ngoại Ủy ban Tư pháp Ủy ban Lương thực Ủy ban Công tác xã hội Ủy ban Giáo dục Ủy ban Tài chính Ủy ban An ninh xã hội Ủy ban Quân sự Ban Chấp hành Ủy ban Công thương nghiệp b. Phân tích ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari: (3 điểm) (1đ) - Công xã tồn tại 72 ngày nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ xã hội mới, đem lại tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động. (1đ) - Công xã Pari thất bại là do giai cấp vô sản chưa đủ lớn mạnh, thiếu một chính Đảng lãnh đạo, chưa liên minh được với nông dân. (1đ) - Công xã để lại bài học kinh nghiệm quý báu: Muốn cách mạng vô sản thắng lợi thì phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, phải liên minh công nông, phải kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu. Câu 2: (3 điểm) *Những cải cách của Nhật Bản: (0,25đ) - Ban hành Hiến pháp mới (1946), thực hiện cải cách ruộng đất. (0,25đ) - Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh. (0,25đ) - Giải giáp các lực lượng vũ trang, giải thể các công ti độc quyền lớn. (0,25đ) - Ban hành các quyền tự do dân chủ. *Những thuận lợi cơ bản dẫn đến khôi phục và phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản (0,5đ) - Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6/1950) được coi là “ngọn gió thần” đối với kinh tế Nhật Bản. (0,5đ) - Mĩ gây chiến tranh xâm lược Việt Nam (60 của thế kỷ XX) kinh tế Nhật có cơ hội đạt sự tăng trưởng “thần kì”vượt qua các nước Tây Âu. *Nguên nhân phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản (từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX): (0,25đ) - Có truyền thống văn hóa, sẳn sàng tiếp thu những tiến bộ của thế giới. (0,25đ) - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên. (0,25đ) - Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti. (0,25đ) - Vai trò điều tiết và đề ra chiến lược phát triển của Nhật Bản. --------------
File đính kèm:
- DE THI HSG CAP HUYEN 20102011.doc