Đề thi học sinh giỏi vòng huyện năm học: 2010 -2011 môn: hóa học lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (2 điểm) Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng pirit sắt (FeS2), muối ăn, không khí, nước, các thiết bị và các hóa chất cần thiết làm thế nào để điều chế được: dd FeSO4, Fe(OH)3, dd NaHSO4. Viết các phương trình hóa học (nếu có).

 Câu 2: (3 điểm) Nêu các hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và giải thích:

a. Cho khí cacbonđioxit lội chậm qua nước vôi trong, sau đó thêm tiếp nước vôi trong vào dung dịch thu được.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi vòng huyện năm học: 2010 -2011 môn: hóa học lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
\SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GD& ĐT CÁT TIÊN	Năm học: 2010 -2011
	 MÔN: HÓA HỌC LỚP 9
	 	 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề).
 	Câu 1: (2 điểm) Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng pirit sắt (FeS2), muối ăn, không khí, nước, các thiết bị và các hóa chất cần thiết làm thế nào để điều chế được: dd FeSO4, Fe(OH)3, dd NaHSO4. Viết các phương trình hóa học (nếu có).
	Câu 2: (3 điểm) Nêu các hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và giải thích:
a. Cho khí cacbonđioxit lội chậm qua nước vôi trong, sau đó thêm tiếp nước vôi trong vào dung dịch thu được. 
b. Hoà tan Fe bằng HCl dư và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho dd KOH vào dung dịch thu được và để lâu ngoài không khí.
c. Cho dd AgNO3 vào dd AlCl3 và để ngoài ánh sáng sau một thời gian.
d. Đốt quặng pirit sắt cháy trong O2 dư và hấp thụ sản phẩm khí bằng nước Br2 và dung dịch H2S.
	Câu 3: (3 điểm) Có 5 lọ đựng 5 hóa chất bị mất nhãn gồm: dd NaOH, dd KCl, dd MgCl2, dd CuCl2, dd AlCl3. Không được dùng thêm hóa chất nào khác, hãy xác định mỗi chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có). 
	Câu 4: (3,5 điểm) Cho một hỗn hợp có chứa 3 kim loại: Al, Fe, Cu. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách các kim loại trên ra khỏi hỗn hợp của chúng. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
	Câu 5: (2 điểm) Cho 16 gam một loại oxit sắt phản ứng hoàn toàn trong 120 ml dung dịch HCl (DHCl = 1,2 g/ml). Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối.
 a. Tìm công thức phân tử của oxit sắt nói trên.
 b. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl trên? 
	Câu 6: (2 điểm) 
 Cho một hỗn hợp gồm 3 loại khí: khí clo, khí etilen, khí metan và một mẩu giấy quì tím vào một ống nghiệm. Sau đó đem úp ngược ống nghiệm vào một chậu nước muối, rồi đưa ra ánh sáng khuếch tán. Hãy nêu các hiện tượng hóa học xảy ra, giải thích và viết các phương trình hóa học minh họa (nếu có).
 Câu 7: (4,5 điểm) Hỗn hợp A gồm hai kim loại Al và Mg, cho 1,29 gam A vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và dung dịch C, lọc lấy dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào, thu được 11,65 gam kết tủa.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.
b. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A.
c. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tìm khoảng xác định của m.
 ( Cho biết: Fe = 56, Cl = 35,5, H = 1, O = 16, Al = 27, Mg = 24, Cu = 64, S = 32, 
Ba = 137, Na = 23)
* * * HẾT * * * 
Họ và tên thí sinh:	 Số báo danh:	
Chữ kí giám thị 1: 	 Chữ kí giám thị 2: 	
(Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm).
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN LỚP 9 THCS
Năm học 2010 – 2011.
MÔN: HÓA HỌC.
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
2 điểm
- Nung quặng pirit sắt trong không khí:
4FeS2 (r) + 11 O2 (k) 2 Fe2O3 (r) + 8 SO2 (k)
0,25
- Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp:
2 NaCl + 2 H2O 2 NaOH + 2 Cl2 (k) + H2(k)
0,25
- Điều chế Fe: Fe2O3 + 3 H2 2 Fe + 3 H2O
0,25
- Điều chế H2SO4:
2SO2 + O2 2SO3
 SO3 + H2O H2SO4
0,125
0,125
- Điều chế dd FeSO4: Fe + H2SO4 (dd) FeSO4 + H2
0,25
- Điều chế Fe(OH)3: 2 Fe + 3 Cl2 2 FeCl3
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 (r) + 3 NaCl
0,25
0,25
- Điều chế dd NaHSO4: NaOH + H2SO4 NaHSO4 + H2O
0,25
Câu 2:
3 điểm
a. CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 ¯ + H2O có vẩn đục. 
CO2 + CaCO3 + H2O ® Ca(HCO3)2 vẩn đục tan.
Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 ® 2CaCO3 ¯ + 2H2O lại có vẩn đục.
b. Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 ­ có khí thoát ra 
2FeCl2 + 3Cl2 ® 2FeCl3 dung dịch chuyển màu vàng
FeCl2 + 2KOH ® Fe(OH)2¯ + 2KCl có kết tủa trắng, xanh.
4 Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4 Fe(OH)3¯ kết tủa chuyển màu nâu đỏ
c. 3AgNO3 + AlCl3 ® 3AgCl¯ + Al(NO3)3 có kết tủa trắng, ngoài ánh sáng hóa đen. 
 as
2AgCl ® 2Ag + Cl2 ­
(Trắng) (đen)
d. 4FeS2 + 11O2 ® 2Fe2O3 + 8 SO2 ­
SO2 + 2H2O + Br2 ® H2SO4 + 2HBr mất màu nâu đỏ của nước Br2
SO2 + 2H2S ® 3S¯ + 2H2O có vẩn đục màu vàng. 
0,75
1,0
 0,5
0,25 
0,25 
0,25
Câu 3:
3 điểm
- Thí nghiệm với lượng nhỏ chất.
- Dung dịch có màu xanh lam: dd CuCl2.
- Cho dd CuCl2 để nhận biết 4 dd còn lại:
Nhận biết dd NaOH: kết tủa màu xanh
CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 (r) + 2NaCl
	Màu xanh
- Dùng dd NaOH cho nhận biết 3 dung dịch còn lại:
+ Dung dịch nào có kết tủa trắng: MgCl2, AlCl3
MgCl2 + 2 NaOH 2 NaCl + Mg(OH)2 (r)
AlCl3 + 3 NaOH 3 NaCl + Al(OH)3 (r)
- Thêm tiếp dung dịch NaOH vào, tủa trắng tan ra đó là dd AlCl3.
Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + 2 H2O
+ Dung dịch còn lại KCl.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
Câu 4:
3,5 điểm
- Cho dung dịch kiềm dư vào hỗn hợp thì hòa tan được Al, lọc lấy Fe, Cu.
NaOH + Al + H2O NaAlO2 + H2 
- Cho dd HCl và dung dịch thu được và lọc lấy kết tủa Al(OH)3, nung đến khối lượng không đổi thu được Al2O3, đem điện phân nóng chảy có criolit làm chất xúc tác thu được Al:
NaAlO2 + 3HCl -> Al(OH)3 + 3NaCl
2Al(OH)3Al2O3 + H2O 
2Al2O34Al + 3O2 
- Cho 2 kim loại không tan trong kiềm (Fe, Cu) vào dung dịch HCl hòa tan Fe, lọc lấy Cu:
Fe + 2 HCl FeCl2 + H2
- Cho kiềm dư vào dung dịch thu được, lọc lấy kết tủa, nung nóng, cho khí H2 khử thu được Fe.
2NaOH + FeCl2 Fe(OH)2 (r) + NaCl
Fe(OH)2 FeO + H2O (không có không khí)
FeO + H2 Fe + H2O
0,25
0,25
0,5
0,75
0,25
0,25
0,5
0,75
Câu 5:
2 điểm
Gọi oxit sắt có công thức phân tử là FexOy
a. FexOy + 2y HCl x FeCl2y/x + yH2O
56x + 16y (g)	56x + 71y (g)
16 (g)	32,5 (g)
=> => x=2, y=3
Công thức phân tử của oxit sắt là Fe2O3
b. PTHH: Fe2O3 + 6HCl 2 FeCl3 + 3 H2O
 1mol 6 mol
 0,1mol n mol
=> = 0,1.6:1 = 0,6 mol.
Nồng độ mol của dung dịch HCl: CM = 0,6 : 0,12 = 5 M
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 6
2 điểm
a. Màu vàng lục của khí clo trong ống nghiệm nhạt dần, nước dâng lên ống nghiệm, quì tím có màu đỏ.
Vì khí Cl2 đã phản ứng với mê tan và một phần phản ứng với khí etilen. Áp suất trong ống nghiệm giảm, sản phẩm sinh ra có tính axit làm cho quì tím hóa đỏ.
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
(có thể xảy ra phản ứng thế 2, 3, 4 nguyên tử H).
H2C= CH2 + Cl2 ClH2C – CH2Cl
0,75 (0,25 điểm/ý)
0,75
0,25
0,25
Câu 7
(4,5 điểm)
Các phương trình phản ứng:
Mg + CuSO4 ® MgSO4 + Cu (1)
2Al + 3CuSO4 ® Al2(SO4) 3 + 3Cu (2) 
MgSO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + MgCl2 (3)
Al2(SO4) 3 + 3BaCl2 ® 3BaSO4 ¯ + 2AlCl3 (4)
MgSO4 + 2NaOH ® Mg(OH)2(r) + Na2SO4 (5)
Al2(SO4) 3 + 6NaOH ® 2Al(OH)3 ¯ + 3Na2SO4 (6)
Al(OH)3 (r) + NaOH ® NaAlO2 + 3H2O (7)
Mg(OH)2 ® MgO + H2O (8)
 2Al(OH)3® Al2O3 + H2O (9)
a. Tính nồng độ CuSO4
Số mol CuSO4 = số mol BaSO4= = 0,05 mol
CM CuSO4 = = 0,25 M	
b. Tính khối lượng từng kim loại:
Gọi số mol 2 kim loại là n ( n thỏa mãn điều kiện)
 hay 0,0538 > n > 0,0478
Nếu chỉ xảy ra phản ứng số 1: số mol Mg tham gia phản ứng là: 
 = 0,0545 > 0,0538, trái với điều kiện trên, vậy xảy ra các phản ứng (1), (2), (3), (4) 
Gọi số mol Mg, Al tham gia phản ứng lần lượt là x, y theo phương trình phản ứng 91), (2) số mol Cu tạo thành : x+ 1,5y, ta có:
(x + 1,5 y). 64 – ( 24x + 27 y) =3,47 -1,29 = 2,18 (*)
Theo phương trình phản ứng (3), (4):
(x + 1,5y). 233 = 11,65 (**) kết hợp (*)và (**) ta có
Giải hệ phương trình x=y=0,02; mMg=0,02 x 24 = 0,48 g
mAl = 1,29 – 0,48 = 0,81 g
c. Tìm khoảng xác định của m:
- Khối lượng chất rắn lớn nhất khi không xảy ra phản ứng (7):
M1 = 0,02 x 40 + 0,01 x 102 = 1,82 g
- Khối lượng chất rắn nhỏ nhất khi toàn bộ lượng Al(OH)3 bị hòa tan bởi phản ứng (7):
M2= 0,02 x 40 = 0,80 g
 Vậy khoảng xác định của m là 1,82≥ m ≥ 0,80
2,25 
(0,25 điểm/pt)
0,25
0,25
1,0
0,75
Lưu ý: 
- Nếu thiếu điều kiện hay chưa cân bằng phương trình thì trừ nửa số điểm của phương trình.
- Nếu thiếu cả điều kiện và cân bằng thì không cho điểm.
- Có thể viết các phương trình khác đáp án mà đúng vẫn cho điểm tối đa.
- Các câu và bài toán giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
- Không làm tròn điểm.

File đính kèm:

  • docHSG HUYEN CAT TIEN 2011.doc