Đề thi học sinh giỏi toàn tỉnh nam định năm học 2007 – 2008 môn: hoá học - Lớp 12 thpt

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,9 gam hỗn hợp A gồm các kim loại Cu, Zn, Al trong bình chứa khí oxi dư thu được 2,62 gam hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hoàn toàn B cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:

 90 ml. B. 150 ml. C. 180 ml. D. 190 ml.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi toàn tỉnh nam định năm học 2007 – 2008 môn: hoá học - Lớp 12 thpt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN TỈNH
	NAM ĐỊNH	Năm học 2007 – 2008
	Môn: Hoá học - Lớp 12 THPT
	Thời gian làm bài 180 phút
A: PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm)	
Thí sinh ghi lại chữ cái chỉ đáp án đúng trong các câu sau vào bài làm của mình:
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,9 gam hỗn hợp A gồm các kim loại Cu, Zn, Al trong bình chứa khí oxi dư thu được 2,62 gam hỗn hợp chất rắn B. Để hoà tan hoàn toàn B cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
	90 ml.	B. 150 ml.	C. 180 ml.	D. 190 ml.
Câu 2: Hấp thu hoàn toàn 0,1 mol CO2 bằng dung dịch X chứa hỗn hợp Ba(OH)2 0,4M và KOH 0,25M thu được a ggam kết tủa. Giá trị của a là:
	A. 11,82 gam.	B. 15,76 gam.	C. 17,33 gam.	D. 19,70 gam.
Câu 3: Cho các phản ứng: 
Na2CO3 + Ba(OH)2 (1); NaHCO3 + Ba(OH)2 dư (2); Ba(OH)2 + Ba(HCO3)2 (3)
Phản ứng nào có phương trình ion thu gọn là: ?
	A. (1).	B. (2).	C. (3).	D. (2) và (3).
Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO và FexOy tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được a mol khí NO2. Cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được b mol khí SO2. Quan hệ giứa a và b là:
	A. a = b.	B. a = 4b.	C. b = 2a.	D. a = 2b.
Câu 5: Nung hỗn hợp X gồm 8,1 gam Al và 23,2 gam Fe3O4 ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí (giả sư chi xảy ra phản ứng khử oxit sắt về sắt) thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch H2SO4 loãng dư, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,064 lít H2 (dktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
	A. 75%.	B. 80%.	C. 90%.	D. 85%.
Câu 6: Một dung dịch A chứa 0,01 mol , 0,015 mol Mg2+ ; 0,01 mol ; và x mol . Giá trị của xx là:
	A. 0,02 mol.	B. 0,01 mol.	C. 0,015 mol.	D. 0,025 mol.
Câu 7: Hãy cho biết loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hoá khử:
	A. phản ứng hoá hợp.	B. phản ứng phân huỷ.	C. Phản ứng trao đổi.	D. phản ứng thế.
Câu 8: Trộn 0,09 mol etilen với 0,11 mol H2 thu được hỗn hợp X. Dẫn X qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với hỗn hợp Y là 0,64. Hiệu suất của phản ứg hidro hoá là:
	A. 60%.	B. 70%.	C. 80%.	D. 90%.
Câu 9: Số đồng phân thơm có CTPT C8H10O, không tác dụng với dung dịch NaOH nhưng tác dụng với Na là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 10: cho 20 gam hỗn hợp X gồm 3 ancol tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 6,72 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X cần 20,16 lít O2 (đktc) thu được m gam CO2. Giá trị của m là:
	A. 30,8 gam.	B. 33 gam.	C. 35,2 gam.	D. 39,6 gam.
Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 
Biết rằng C4H8 có mạch cacbon không phân nhánh, B là sản phẩm chính. Tên gọi của A và B lần lượt là.
	A. 2 - metyl propan -1-ol, và 2 - metyl propan-2-ol.	B. butan-1-ol và butan-2-ol.
	C. butan-2-ol và butan-1-ol.	D. Cả đáp án B và C đều thoả mãn.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X (phân tử có C, H, O) cần vừa đủ 0,4 mol CO2 thu được 0,35 mol CO2 và 3,6 gam H2O. Biết MX < 200 đvC. Công thức phân tử của X là:
	A. C7H8O.	B. C7H8O2.	C. C7H8O3.	D. C3H4O2.
Câu 13: Cho 20 ml ancol etylic 460 tác dụng với Na dư sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít H2 (đktc). (Cho khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml, của nước bằng 1 gam/ml). Giá trị của V là
	A. 3,584 lít.	B. 17,024 lít.	C. 8,512 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 14: Cần thêm bao nhiêu ml H2O nguyên chất vào 0 ml dung dịch HCl có pH = 3 để được dung dịch HCl có pH = 4?
	A. 10 ml.	B. 40 ml.	C. 100 ml.	D. 90 ml.
B: PHẦN TỰ LUẬN: (16,5 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
1: Cho hỗn hợp 3 chất rắn: Al2O3, SiO2 và Fe2O3 vào dung dịch chứa chất tan A dư thì thu được một chất rắn B duy nhất. Hãy cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho thí dụ cụ thể và viết phương trình minh hoạ.
2. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 
Viết các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ chuyển hoá đó (ghi rõ điều kiện phản ứng, các chất hữu cơ viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn).
3. Có 5 ung dịch riêng biệt: NaCl, Na2CO3, CaCl2, AlCl3, NH4Cl. Nếu chỉ dùng quỳ tím thì có thể phân biệt được bao nhiêu dung dịch, hãy trình bày cách phân biệt đó?
Câu 2: (4 điểm).
1. Hoà tan hoàn toàn FeS2 trong dung dịch HNO3 a% có dư thu được 65 gam dung dịch X và thấy thoát ra 7,33 lít một chất khí có khối lượng riêng là 1,881 gam/lít (đo ở 250C và 1 atm). Trong dung dịch X khối lượng H2SO4 bằng khối lượng HNO3. Viết phương trình phản ứng và tính a?
2. Cho m gam Cu vào cốc đựng 600 ml dung dịch AgNO3 0,1M, khuấy kỹ cho đến hi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,8 gam kim loại, dung dịch A và khí NO. Để tác dụng vừa đủ với các chất trong A cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Viết các phương trình phản ứng hoá học, tìm m? và xác định nồng độ mol/lít của các chất tan trong dung dịch A?
Câu 3: (4 điểm).
Đun nóng 19 gam hợp chất hữu cơ X (mạch hở, phản ứng được với Na) với nước dư có xúc tác thích hợp sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam chất Y chứa 2 loại nhóm chức và b gam chất Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam chất Y cần vừa đủ 0,6 mol O2 chỉ thu được 0,6 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn b gam chất Z cần vừa đủ 0,3 mol O2 chỉ thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z. Biết công thức đơn giản nhất của X cũng chính là CTPT và số mol của Y nhiều hơn số mol của Z.
Câu 4: (4,5 điểm).
1. Hỗn hợp khí X gồm một hidrocacbon no mạch hở A và oxi. Sau khi đốt cháy hoàn toàn A trong hỗn hợp trên, rồi làm ngưng tụ hơi nước còn lại hỗn hợp chất khí Y. Xác định công thức phân tử của A biết 1 lít khí X nặng 1,488 gam, 1 lít khí Y nặng 1,696 gam, các thể tích đo ở đktc.
2. Nêu hiện tượng và viết phương trinh phản ưng hoá học xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn khi cho
	a. Na2CO3 vào dung dịch FeCl3.	b. Bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
	c. Urê vào dung dịch nước vôi trong.	d. Sục khí O3 vào dd KI có chứa hồ tinh bột.
	e. Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch KMnO4.	f. Dẫn khí H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3. 
3. Một hỗn hợp khí A gồm nitơ và hidro có tỉ khối hơi so với heli là 0,95. Cho hỗn hợp A đi qua lớp xúc tác bột sắt, nung nóng để tổng hợp amoniac, thu được hỗn hợp khí B nặng hơn He. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Hỏi hiệu suất của phản ứng trên có giá trị trong khoảng nào?

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Nam Dinh.doc
Giáo án liên quan