Đề thi học sinh giỏi thí nghiệm thực hành cấp huyện lớp 9 năm học 2010-2011. môn thi: hóa học
Mở khóa phễu cho H2SO4 đặc chảy xuống bình cầu. Đun sôi hỗn hợp (C2H5OH + H2SO4 đặc), thu được sản phẩm khí etilen (C2H4). Hỏi:
1. Trong quá trình thí nghiệm người ta phải cho thêm đá bọt nhằm mục đích gì?
2. Nhận xét hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm chứa nước brom và giải thích?
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH CẤP HUYỆN LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010-2011. MÔN THI: HÓA HỌC THỜI GIAN: 75 PHÚT (không kể thời gian phát đề) Phần lí thuyết: (2,0 điểm).15 phút Cho sơ đồ thí nghiệm (Hình 2) H2SO4 đặc C2H5OH đá bọt nước Br2 C2H4 Hình 2 Mở khóa phễu cho H2SO4 đặc chảy xuống bình cầu. Đun sôi hỗn hợp (C2H5OH + H2SO4 đặc), thu được sản phẩm khí etilen (C2H4). Hỏi: Trong quá trình thí nghiệm người ta phải cho thêm đá bọt nhằm mục đích gì? Nhận xét hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm chứa nước brom và giải thích? Phần thực hành.8 điểm (60 phút) Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Fe, CuO, dung dịch KOH, phenolphtalein, C6H12O6 (glucozơ), dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng: Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học của axit. Kết quả ghi vào bảng sau: TT Chất tác dụng với H2SO4(l) HIỆN TƯỢNG PTHH-GIẢI THÍCH KẾT LUẬN 1 2 3 H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng. Kết quả thí nghiệm báo vào bảng sau: TT Chất tác dụng với H2SO4(l) HIỆN TƯỢNG PTHH-GIẢI THÍCH KẾT LUẬN 1 2 3 ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH CẤP HUYỆN LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010-2011. MÔN THI: HÓA HỌC Phần lí thuyết (2,0 điểm) Khi tiến hành thí nghiệm người ta cho thêm đá bọt nhằm mục đích làm tăng diện tích tiếp xúc cho các chất tham gia phản ứng, giúp nhiệt độ được san đều khắp toàn bộ khối chất lỏng, tránh tăng nhiệt độ đột ngột ở khu vực đáy bình cầu khi nung.(0,5 đ) Ở ống nghiệm chứa nước Brôm theo thời gian phản ứng màu của dung dịch Brôm sẽ nhạt dần (0,5 đ) Điều này được giải thích là do phản ứng xãy ra tạo ra sản phẩm là khí etilen, khí etilen khi sục vào dd Brôm sẽ phản ứng với Brom và màu dd sẽ nhạt dần (0,5đ) Pthh: C2H5OH à C2H4 + H2O (0,25đ) C2H4 + Br2 à C2H4Br2 (0,25đ) Phần thực hành: (8 điểm) 1. Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học của axit TT Chất tác dụng với H2SO4(l) HIỆN TƯỢNG PTHH-GIẢI THÍCH KẾT LUẬN 1 Fe Sủi bọt khí không màu Fe + H2SO4®FeSO4 + H2 H2SO4(l) pư với kim loại 2 Cu Không có hiện tượng gì Phản ứng không xãy ra do Cu đứng sau H trong dãy HĐHH của kim loại H2SO4(l) không pư kim loại đúng sau H trong dãy HĐHH của kim loại 3 CuO Chất rắn tan tạo dung dịch màu xanh lam CuO + H2SO4®CuSO4+H2O Dd CuSO4 màu xanh lam H2SO4(l) pư oxit bazơ 4 KOH(cho vài giọt pp) Dung dịch màu hồng(đỏ) chuyển thành không màu 2KOH + H2SO4®K2SO4+H2O Pp có màu hồng trong KOH, khi hết KOH thi pp hết màu H2SO4(l) pư bazơ 2. H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng TT Chất tác dụng với H2SO4(đ) HIỆN TƯỢNG PTHH-GIẢI THÍCH KẾT LUẬN 1 Cu Kim loại tan và có khí màu nâu, mùi sốc bay ra Cu + 2H2SO4đ ®CuSO4 + SO2 + 2H2O H2SO4(đ) pứ được với kim loại yếu 2 Fe (ở nhiệt độ cao) Kim loại tan và có khí màu nâu, mùi sốc bay ra 2Fe +6H2SO4đ ®Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O H2SO4(đ) pứ với kim loại giải phóng SO2 3 Fe (ở nhiệt độ thấp) Không có hiện tượng gì Sắt bị thụ động hóa với H2SO4 đặc nguội H2SO4(đ,nguội) không pứ với một số kim loại 4 C6H12O6 (glucozơ) Từ tinh thể màu trắng mất thù hình và chuyển sang màu đen C6H12O6 + H2SO4đ®6C+ H2SO4.6H2O (C có màu đen) Hợp chất hữu cơ bị H2SO4(đ) hút hết nước Ghi chú : HĐHH (Hoạt động hóa học), PƯ (phản ứng ) Lý thuyết Chuẩn bị Thao tác An toàn Câu hỏi phụ Kĩ năng Báo cáo Tổng điểm 2 (đ) 0,5 (đ) 1,5 (đ) 1,5 (đ) 0,5 (đ) 2 (đ) 2 (đ) 10 (đ)
File đính kèm:
- mot so de thi.doc