Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án)

Câu 1(2 điểm):

a) Nêu nội dung phép lai phân tích ?

b) Dùng phép lai phân tích để xác định kiểu gen của cây đậu Hà Lan hạt vàng, vỏ trơn và viết sơ đồ lai minh họa. Biết rằng tính trạng hạt vàng, vỏ trơn là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh, vỏ nhăn và các gen di truyền độc lập.

Câu 2(1 điểm):

Hai kiểu gen AaBb và AB khác nhau ở điểm gì ?

Câu 3(2 điểm):

Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân ?

Câu 4(1,5 điểm):

Phân tích mối quan hệ giữa ADN và Prôtêin trong cấu trúc và cơ chế di truyền ?

Câu 5(1,5 điểm):

 So sánh bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) ?

Câu 6(1 điểm):

Nguyên tắc bổ sung trên phân tử ADN là gì ? Hãy cho biết ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong cấu tạo của ADN?

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT CẨM GIÀNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 07 câu và 01 trang)
Câu 1(2 điểm):
a) Nêu nội dung phép lai phân tích ?
b) Dùng phép lai phân tích để xác định kiểu gen của cây đậu Hà Lan hạt vàng, vỏ trơn và viết sơ đồ lai minh họa. Biết rằng tính trạng hạt vàng, vỏ trơn là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh, vỏ nhăn và các gen di truyền độc lập.
Câu 2(1 điểm):
ab
Hai kiểu gen AaBb và AB khác nhau ở điểm gì ?
Câu 3(2 điểm): 
Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân ?
Câu 4(1,5 điểm):
Phân tích mối quan hệ giữa ADN và Prôtêin trong cấu trúc và cơ chế di truyền ? 
Câu 5(1,5 điểm):
	So sánh bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) ?
Câu 6(1 điểm):
Nguyên tắc bổ sung trên phân tử ADN là gì ? Hãy cho biết ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong cấu tạo của ADN?
Câu 7(1 điểm):
Khi đem lai giữa cặp bố mẹ cây hoa kép, màu trắng với cây hoa đơn, màu tím thu được đời F1 toàn cây hoa kép, màu tím. Tiếp tục cho F1 giao phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Trong số 2560 cây, có 160 cây hoa đơn, màu trắng. Biết mỗi tính trạng do một cặp alen quy định.
a) Phép lai chịu sự chi phối bởi quy luật di truyền nào ? Giải thích tại sao ?
b) Viết kiểu gen của thế hệ bố mẹ ?
c) Về mặt lí thuyết, số lượng cá thể thuộc mỗi loại kiểu hình còn lại của đời F2 bằng bao nhiêu ?
----------------------------------Hết----------------------------------
PHÒNG GD & ĐT CẨM GIÀNG
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN SINH HỌC
Thời gian: 150 phút
(Hướng dẫn này gồm 07 câu và 05 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
(2 điểm)
a) Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
b) Theo đề bài: tính trạng hạt vàng, vỏ trơn là hai tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh, vỏ nhăn.
- Gọi gen A quy định tính trạng hạt vàng, a quy định tính trạng hạt xanh
- Gọi gen B quy định tính trạng vỏ trơn, b quy định tính trạng vỏ nhăn.
+ Cây đậu hạt vàng, vỏ trơn có thể có những kiểu gen sau: AABB, AaBb, AABb, AaBB.
+ Để xác định kiểu gen của cây đậu hạt vàng, vỏ trơn ta cho cây đậu hạt vàng, vỏ trơn cần xác định kiểu gen lai phân tích, tức là cho lai với cây đậu có kiểu hình lặn hạt xanh, vỏ nhăn có kiểu gen aabb.
- Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thu được toàn cây đậu hạt vàng, vỏ trơn thì cây đậu hạt vàng, vỏ trơn ban đầu là thuần chủng có kiểu gen AABB.
Sơ đồ lai:
P: Hạt vàng, vỏ trơn AABB x aabb hạt xanh , vỏ nhăn
GB: AB ab
FB: 100% AaBb ( hạt vàng, vỏ trơn)
- Nếu kết qủa của phép lai phân tính, thu được hai loại kiểu hình vàng, trơn và vàng, nhăn với tỉ lệ ngang nhau thì cây đậu hạt vàng, vỏ trơn ban đầu có kiểu gen AABb
Sơ đồ lai:
P. Hạt vàng, vỏ trơn AABb x aabb hạt xanh , vỏ nhăn
GB : AB , Ab ab
FB : 1 AaBb (hạt vàng, vỏ trơn): 1 Aabb (hạt vàng, vỏ nhăn)
- Nếu kết quả của phép lai phân tính, thu được hai loại kiểu hình vàng, trơn và xanh, trơn với tỉ lệ ngang nhau thì cây đậu hạt vàng, vỏ trơn ban đầu có kiểu gen AaBB
Sơ đồ lai:
P: Hạt vàng, vỏ trơn AaBB x aabb hạt xanh , vỏ nhăn
GB : AB , aB ab
 FB : 1 AaBb (hạt vàng, vỏ trơn) : 1aaBb (hạt xanh, vỏ trơn)
- Nếu kết quả của phép lai phân tính, thu được 4 loại kiểu hình vàng, trơn; vàng, nhăn; xanh, trơn; xanh, nhăn với tỉ lệ ngang nhau thì cây đậu hạt vàng, vỏ trơn ban đầu có kiểu gen AaBb
Sơ đồ lai:
P: Hạt vàng, vỏ trơn AaBb x aabb hạt xanh , vỏ nhăn
GB : AB , Ab, aB, ab ab
 FB : 1 AaBb (hạt vàng, vỏ trơn) : 1 Aabb (hạt vàng, vỏ nhăn)
 1aaBb (hạt xanh, vỏ trơn) :1 aabb (hạt xanh, vỏ nhăn)
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
 Câu 2
(1 điểm)
Kiểu gen AaBb
ab
Kiểu gen AB
- Hai cặp gen dị hợp nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập và tổ hợp tự do.
- Tạo lên 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau 1AB: 1Ab: 1aB: 1ab
- Xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Hai cặp gen dị hợp nằm trên một cặp NST tương đồng, phân li và tổ hợp cùng nhau.
- Tạo nên hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau 1AB : 1 ab
- Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3
(2 điểm)
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, hợp tử và tế bào mầm sinh dục.
- Xảy ra qua một lần phân bào. Có một lần NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và một lần NST phân li.
- Ở kì đầu không có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo của các NST kép trong cặp NST kép tương đồng
 - Kì giữa: NST xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: NST chẻ dọc ở tâm động và phân li đồng đều về hai cực của tế bào.
- Kết quả: Sau một lần phân bào từ một tế bào mẹ 2n NST tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu. 
- Nguyên phân giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể và qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản vô tính.
- Xảy ra ở tế bào sinh dục
 vào thời kì chín (tinh bào bậc I, noãn bào bậc I)
- Xảy ra gồm 2 lần phân bào liên tiếp. Có hai lần NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và hai lần NST phân li.
- Ở kì đầu I : Có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo của các NST kép trong cặp NST kép tương đồng.
- Ở kì giữa I: NST xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau I: NST không chẻ dọc ở tâm động và phân li độc lập về hai cực của tế bào.
- Kết quả: Sau hai lần phân bào từ một tế bào mẹ 2n NST tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa (n).
- Giảm phân giúp tạo ra giao tử mang n NST, nhờ đó khi thụ tinh bộ NST lưỡng bội của loài được phục hồi. Vậy giảm phân góp phần duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản hữu tính.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 4
(1,5điểm)
* Mối quan hệ giữa ADN và Prôtêin trong cấu trúc di truyền:
- ADN và Prôtêin là hai thành phần cơ bản cấu trúc lên nhiễm sắc thể. Trên nhiễm sắc thể, ADN và Prôtêin có tỉ lệ tương đương. 
- Prôtêin liên kết với các vòng xoắn của ADN tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền trên ADN
- Cấu trúc hoá học của ADN quy định cấu trúc hoá học của Prôtêin (Trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các axit amin trong phân tử Prôtêin)
* Mối quan hệ trong cơ chế di truyền:
- ADN là khuôn mẫu tổng hợp lên mARN, mARN là khuôn mẫu tổng hợp nên phân tử Prôtêin. ADN mang nhiều gen cấu trúc, mỗi gen cấu trúc mang thông tin về một loại Prôtêin.
- Prôtêin là thành phần của nhiều enzim tham gia vào các quá trình tự sao của ADN và quá trình tổng hợp Prôtêin. 
- Prôtêin là thành phần cấu tạo nên dây tơ vô sắc, trung thể trong quá trình phân bào đảm bảo phân chia NST trong quá trình phân bào góp phần ổn định thông tin di truyền ở cấp độ tế bào.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 5
(1,5điểm)
Bộ NST (2n)
Bộ NST đơn bội (n)
- Tồn tại trong tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm sinh dục, noãn nguyên bào, tinh nguyên bào, hợp tử.
- NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, gồm 2 chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước trong đó 1 có nguồn gốc từ bố và 1 có nguồn gốc từ mẹ, mang tính chất hai nguồn gốc.
- Trong cùng một loài số lượng NST trong bộ lưỡng bội luôn gấp đôi số lượng trong bộ đơn bội.
- Bộ NST lưỡng bội được hình thành bằng con đường nguyên phân hoặc kết hợp giữa hai hình thức giảm phân và thụ tinh
- Tồn tại trong giao tử.
- NST tồn tại thành từng chiếc, mang tính chất một nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.
-Trong cùng một loài số lượng NST trong bộ đơn bội luôn bằng 1/2 số lượng trong bộ lưỡng bội.
- Bộ NST đơn bội được hình thành bằng con đường giảm phân phát sinh giao tử.
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
Câu 6
(1 điểm)
* Nguyên tắc bổ sung trên phân tử ADN: Phân tử ADN có cấu trúc hai mạch xoắn kép, các nuclêôtit trên hai mạch liên kết với nhau thành từng cặp. Do cấu trúc không gian, tính chất lí hoá mà A trên mạch này chỉ liên kết với T trên mạch kia và ngược lai, G trên mạch này chỉ liên kết với X trên mạch kia và ngược lại, liên kết theo nguyên tắc như vậy gọi là liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
* Ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong cấu tạo của ADN:
- Nguyên tắc bổ sung giúp duy trì cấu trúc hai mạch xoắn kép, xoắn theo chu kì đặc trưng của phân tử ADN, đảm bảo cho phân tử ADN bền vững tương đối góp phần tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền trên ADN.
0,5đ
0,5đ
Câu 7
(1 điểm)
a) Vì F1 đồng tính (hoa kép, màu tím), nên tính trạng hoa kép là trội do gen A quy định; tính trạng màu tím là trội do gen B quy định; tính trạng hoa đơn là lặn do gen a quy định; tính trạng hoa trắng là lặn do gen b quy định.
F1 dị hợp ở cả 2 cặp gen (Aa, Bb)
F2 xuất hiện loại kiểu hình hoa đơn, màu trắng (aabb) = 160/2560 = 1/16. Vậy phép lai chịu sự chi phối của quy luật phân li độc lập.
b) Kiểu gen của P: vì F1 đồng tính, nên P thuần chủng có kiểu gen AAbb(hoa kép, màu trắng) x aaBB(hoa đơn, màu tím)
c) 4 loại kiểu hình ở F2 có tỉ lệ 9A- B- : 3A- bb : 3aaB- : 1aabb. Suy ra :
- Số cây hoa kép, màu tím = 9/16 x 2560 = 1440 cây
- Số cây hoa kép, màu trắng = số cây hoa đơn, màu tím = 3/16 x 2560 = 480 cây.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
------------------------Hết------------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2014_2015_ph.doc