Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Yết Kiêu (Có đáp án)
Câu 1 (1,5 đ) :
Cho hai cá thể lai với nhau thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 3: 1. Qui luật di truyền nào đã chi phối phép lai ? Với mỗi quy luật di truyền cho một ví dụ bằng một sơ đồ lai ( cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường).
Câu 2 (1,5đ):
Nêu ý nghĩa và hệ quả của nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN? Ngoài sự thể hiện trong cấu trúc phân tử ADN, nguyên tắc này còn được thể hiện như thế nào trong các cấu trúc và cơ chế chế di truyền?
Câu 3 (1,,5đ):
Vai trò của cặp NST thứ 23 trong việc xác định giới tính ở người? Hậu quả di truyền xảy ra khi cặp NST này bị đột biến dị bội như thế nào?
: 1. Qui luật di truyền nào đã chi phối phép lai ? Với mỗi quy luật di truyền cho một ví dụ bằng một sơ đồ lai ( cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường). Câu 2 (1,5đ): Nêu ý nghĩa và hệ quả của nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN? Ngoài sự thể hiện trong cấu trúc phân tử ADN, nguyên tắc này còn được thể hiện như thế nào trong các cấu trúc và cơ chế chế di truyền? Câu 3 (1,,5đ): Vai trò của cặp NST thứ 23 trong việc xác định giới tính ở người? Hậu quả di truyền xảy ra khi cặp NST này bị đột biến dị bội như thế nào? Câu 4 (2,0đ): So sánh quy luật di truyền liên kết gen với quy luật phân ly độc lập, trong trường hợp xét 2 cặp tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn? Câu 5 (2,0đ): Một tế bào sinh dục mầm nguyên phân liên tiếp một số lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên 4826 NST đơn mới. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân bình thường tạo ra 256 tinh trùng mang NST giới tính Y. 1. Tính số tế bào sinh tinh trùng được tạo ra, số lần nguyên phân của tế bào mầm? 2. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài? 3. Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%, của trứng là 50% thì có bao nhiêu hợp tử được tạo thành, bao nhiêu noãn bào bậc 1 cần huy động để hoàn tất quá trình thụ tinh? Câu 6 (1,5đ): Cho lai 2 giống cà chua thuần chủng với nhau được F1, cho F1 tiếp tục tự thụ phấn với nhau được F2 gồm 9600 cây trong đó có 600 cây hoa vàng, quả bầu dục. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định, các tính trạng tương phản với hoa vàng, quả bầu dục là hoa đỏ, quả tròn. Biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của P; viết sơ đồ lai từ P đến F2. === Hết === ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN SINH HỌC 9 Câu 1 (1,5đ): Nội dung Điểm * TH1: Lai mét cÆp tÝnh tr¹ng - ChÞu sù chi phèi cña ®Þnh luËt ph©n tÝnh cña Men ®en - S¬ ®å lai ... * TH2: Lai hai cÆp tÝnh tr¹ng - ChÞu sù chi phèi cña ®Þn luËt ph©n ly ®éc lËp cña Men ®en - ChÞu sù chi phèi cña quy lËt di truyÒn liªn kÕt - S¬ ®å lai ... 0,25® 0,25® 0.25® 0,25® 0,25® 0,25® Câu 2(1,5đ): Nội dung Điểm 1. Nguyên tắc bổ sung (NTBS) trong phân tử ADN là nguyên tắc liên kết thành từng cặp giữa các nuclêôtít thuộc 2 mạch đơn của phân tử ADN bằng các liên kết H2. Theo nguyên tắc này: - A của mạch đơn thứ nhất có kích thước lớn liên kết với T của mạch còn lại có kích thước nhỏ bằng 2 liên kết H2 và ngược lại. - G của mạch đơn thứ nhất có kích thước lớn liên kết với X của mạch còn lại có kích thước nhỏ bằng 3 liên kết H2 và ngược lại. * ý nghĩa của NTBS: - Giữ khoảng cách giữa 2 mạch đơn của phân tử ADN luôn ôn định và đảm bảo tính chất xoắn theo chu kì của phân tử. - Khi biết thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nuclêôtít ở một mạch đơn, có thể xác định được thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nuclêôtít ở mạch còn lại. * Hệ quả: Trong phân tử ADN, A = T và G = X do đó A + G = T + X = . 0,25 0,25 0,25 0,25 2. NTBS còn được thể hiện trong các cấu trúc và cơ chế chế di truyền: * Trong cấu trúc không gian của phân tử tARN: tại gốc của các thùy, có những đoạn xoắn kép tạm thời, nguyên tắc bổ sung xảy ra giữa các ribônuclêôtít: Am liên kết với Um, Gm liên kết với Xm. * Trong tổng hợp ADN (tự sao): 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau ra, các nuclêôtit tự do của môi trường nộibào đến liên kết với các nuclêôtít trên cả 2 mạch đơn thành từng cặp theo NTBS: A - T, G - X, từ đó tạo ra 2 phân tử ADN con giống hệt phân tử ADN mẹ. * Trong cơ chế tổng hợp mARN (sao mã): Các ribônuclêôtít tự do của môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtít trên mạch mà gốc của gen theo NTBS: Amg - Um, Tmg - Am, Gmg- Xm, Xmg- Gm. * Trong cơ chế tổng hợp prôtêin (giải mã): Các ribônuclêôtít của bộ ba đối mã trên tARN khớp mã với các ribônuclêôtít của bội ba mã sao trên phân tử mARN tại ribôxôm theo NTBS: Am- Um, Gm - Xm. 0,25 0,25 Câu 3 (1,5đ): Nội dung Điểm 1. Vai trò của cặp NST thứ 23 trong việc xác định giới tính ở người: - Bộ NST của người (2n = 46) có 23 cặp NST, trong đó các cặp NST từ 1 đến 22 NST thường, cặp NST thứ 23 là cặp NST giới tính; cặp NST giới tính của nam giới kí hiệu là XY, của nữ giới kí hiệu là XX. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính là cơ sở tế bào học của sự hình thành giới tính ở người. - Trong quá trình phát sinh giao tử, nam giới có cho 2 loại tinh trùng là X và Y với tỉ lệ ngang nhau, nữ giới có cặp NST giới chỉ cho một loại trứng là X. Trong thụ tinh, nếu tinh trùng X kết hợp với trứng sẽ tạo ra hợp tử XX sẽ phát triển thành con gái, nếu trứng gặp tinh trùng Y sẽ tạo ra hợp tử XY sẽ phát triển thành con trai. - Vì số lượng loại tinh trùng X và Y tương đương nhau, các loại giao tử kết hợp với nhau hoàn toàn ngẫu nhiên nên tỉ lệ các bé trai và bé gái sinh ra xếp xỉ 1 : 1. * Sơ đồ: P: Bố x Mẹ XY XX GP X Y X F1: XX XY (con gái) (con trai) 0,25 0,25 0,25 0.25 * Hậu quả di truyền xảy ra khi cặp NST này bị đột biến dị bội - Trong giảm phân, nêu cặp NST giới tính không phân li sẽ tạo ra các giao tử không bình thường: 1 loại chứa cả 2 NST giới tính, 1 loại không chứa NST giới tính nào. Trong thụ tinh, các giao tử không bình thường nói tử kết hợp với các giao tử bình thường làm phát sinh các Hội chứng Tơcnơ (XO), Claiphen tơ (XXY), siêu nữ (XXX) ở người. * Sơ đồ: P: Bố x Mẹ XY XX GP X Y XX O F1 Giao tử đực Giao tử cái X Y XX XXX (Hội chứng siêu nữ) XXY (Hội chứng claiphentơ) O XO (Hội chứng Tớcnơ) YO (Hợp tử bị chết) * Biểu hiện của các hội chứng: - Hội chứng Tớcnơ (XO): Nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, tử cung nhỏ, không có kinh nguyệt, mất trí, vô sinh. - Hội chứng siêu nữ (XXX): Nữ có buồng trứng và dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt và khó có con. - Hội chứng claiphentơ (XXY): Nam mù màu, thân cao, chân tay dài, si đần, vô sinh. (Biểu hiện của 2 Hội chứng Siêu nữ và Claiphentơ, thí sinh có thể không cần nêu) 0, 25 0,25 Câu 3 (2,0đ): Nội dung Điểm 1. Giống nhau: - Mỗi cặp tính trạng được quy định bởi một cặp gen alen nằm trên NST. P thuần chủng à F1 đồng tính, F2 phân tính về kiểu hình. - Lai phân tích cơ thể F1 đều cho đời con phân tính về kiểu hình. Đều có cơ sở tế bào học là sự phân li và tổ hợp của NST trong giảm phân và thụ tinh. 0, 25 0,25 2. Khác nhau: Di truyền liên kết Di truyền độc lập - Hai cặp tính trạng luôn di truyền cùng nhau được quy định bởi 2 cặp gen alen nằm trên cùng một cặp NST. - Trong giảm phân, các gen luôn phân li và tổ hợp cùng nhau về các giao tử. - Hai cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen alen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. - Trong giảm phân, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do về các giao tử. - Cơ thể F1 dị hợp về 2 cặp gen có cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. - Lai phân tích F1 cho FB có tỉ lệ kiểu hình là: 1:1 - F2 có 4 kiểu tổ hợp, 3 kiểu gen, tỷ lệ kiểu hình F2 là 3:1 hoặc 1:2:1. - Cơ thể F1 dị hợp về 2 cặp gen có cho 4 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau. - Lai phân tích F1 cho FB có tỉ lệ kiểu hình là: 1:1:1:1 = (1:1)2 - F2 có 16 kiểu tổ hợp, 9 kiểu gen, 4 kiểu hình với tỷ lệ là 9:3:3:1 = (3:1)2. - Hạn chế sự phát sinh biến dị tổ hợp; đảm bảo sự di truyền bền vững của một nhóm tính trạng. - Làm phát sinh nhiều biến dị tổ hợp, tạo nên sự đa dạng, phong phú của sinh vật, là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (2,0đ): Nội dung Điểm 1. Số tế bào sinh tinh trùng được tạo ra, số lần nguyên phân của tế bào mầm: * Theo bài ra: - Quá trình giảm phân bình thường của các tế bào sinh dục đực đã tạo ra 256 tinh trùng chứa NST giới tính Y à cũng đã có 256 tinh trùng mang NST giới tính X được tạo thành. à Tổng số tinh trùng đã được tạo ra là 256 + 256 = 512 tinh trùng - Vì 1 tế bào sinh dục đực qua giảm phân cho 4 tinh trùng à tế bào sinh dục đực bước vào giảm phân. 512:4 = 128 - Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu được tính theo công thức: 2k = 128 k = 7 à TB sinh dục mầm đã nguyên phân liên tiếp 7 đợt. 0,25 0,25 0, 25 2. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. - Vì 128 TB sinh dục trên được tạo ra từ sự nguyên phân liên tiếp của 1 tế bào ban đầu. à Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với số lượng NST trong bộ lưỡng bội của 128 - 1 = 127 tế bào. - Theo bài ra, nguyên liệu cung cấp cho quá trình nguyên phân tương đương với 4826 NST đơn = 127x2n à Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài là: 2n = 4826:127 = 38 (bộ NST của mèo). 0,25 0,25 3. Số hợp tử được tạo thành, số noãn bào bậc 1 cần huy động để hoàn tất quá trình thụ tinh: - Có 512 tinh trùng tham gia thụ tinh; hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5% . Vì mỗi tinh trùng thụ tinh với 1 trứng tạo thành 1 hợp tử è Số hợp tử được tạo thành là: 512x12,5% = 64 hợp tử. * Để tạo ra 64 hợp tử cần có 64 tế bào trững được thụ tinh. - Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% à Số trứng cần huy động là: trứng. - Trong phát sinh giao tử cái, mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân chỉ tạo ra 1 tế bào trứng. Do vậy để có được 128 tế bào trứng cần phải huy động 128 noãn bào bậc 1. 0,25 0,25 0,25 Câu 5 (1,5 đ): Nội dung Điểm * Xét kết quả phép lai Ta thấy: - Đời F2 có 600 cây trong tổng số 9600 kiểu hình hoa vàng, quả bầu dục tương ứng với tỉ lệ = - Mà mỗi tính trạng do 1 gen quy định, tính trạng tương phản với hoa vàng, quả bầu dục là hoa đỏ, quả tròn à ở F2 16 kiểu tổ hợp và 2 tính trạng hoa vàng, quả bầu dục là tính trạng lặn; 2 tính trạng hoa đỏ, quả tròn là những tính trạng trội; 2 cặp tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập. - Đời F2 có 16 kiểu tổ hợp = 4 loại giao tử đực x 4 loại giao tử cái. à Cá các thể F1 đều có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen. - Quy ước gen: A: quy định hoa đỏ; a quy định hoa vàng B: quy định quả tròn; b: quy định quả bầu dục. à Kiểu gen của cá thể F1 và cá thể thứ nhất đều là AaBb (hoa đỏ - quả tròn). à P t/c có thể có kiểu gen sau: - TH1 : Pt/c : AABB (hoa đỏ - quả tròn) x aabb (hoa vàng - quả bầu dục) à F1 : AaBb - TH2 : Pt/ c : AAbb (hoa đỏ - quả bầu dục) x aaBB (hoa vàng - quả tròn) à F1 : AaBb è Sơ
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2012_2013_tr.doc