Đề thi học sinh giỏi môn hoá học lớp 9 năm học: 2008 - 2009 thời gian: 150 phút

 Câu1: Hãy chọn Đ ( nếu là đúng ); chọn S ( nếu cho là sai )

1. Hoà tan hoàn toàn 20,4 gam Al2O3 và 8 gam MgO trong 122,5 gam dung dịch H2SO4. Để trung hoà lượng axit còn dư phải dùng 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nồng độ phần trăm dung dịch H2SO4 ban đầu là:

 A. 65% B. 75% C.72% D.70%

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn hoá học lớp 9 năm học: 2008 - 2009 thời gian: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục nga sơn
đề thi học sinh giỏi môn hoá học lớp 9
Năm học: 2008 - 2009
 Thời gian: 150phút
 Câu1: Hãy chọn Đ ( nếu là đúng ); chọn S ( nếu cho là sai )
1. Hoà tan hoàn toàn 20,4 gam Al2O3 và 8 gam MgO trong 122,5 gam dung dịch H2SO4. Để trung hoà lượng axit còn dư phải dùng 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nồng độ phần trăm dung dịch H2SO4 ban đầu là:
 A. 65% B. 75% C.72% D.70%
2. Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là:
 A. Al,Fe và Cu B. Fe, Cu và Ag 
 C. Al, Cu và Ag D. Kết quả khác
 Câu2:
 1. Có 4 lọ mất nhãn A, B, C,D chứa NaI, AgNO3, HI, K2CO3.
 - Cho chất trong lọ A vào các lọ: B,C,D đều thấy có kết tủa
 - Chất trong lọ B chỉ tạo 1 kết tủa với 1 trong 3 chất còn lại
 - Chất C tạo 1 kết tủa và 1 khí bay ra với 2 trong 3 chất còn lại.
 Xác định chất chứa trong mỗi lọ. Giải thích
 2. Viết 6 phương trình phản ứng khác nhau đẻ thực hiện phản ứng.
 PbCl2 + ? NaCl + ?
 Câu3:
 1. Đốt hỗn hợp C và S trong Oxi dư _ hỗn hợp A.
- Cho 1/2 A lội qua dung dịch NaOH thu được dung dich B và khí C.
- Cho khí C qua hỗn hợp chứa CuO, MgO nung nóng thu được chất rắn D và khí E.
- Cho khí E lội qua dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa F và dung dịch G thêm dung dịch KOH vào G lại thấy có kết tủa F xuất hiện. Đun nóng G cũng thấy kết tủa F.
Cho 1/2 khí A còn lại qua xúc tác nóng thu được khí M. Dẫn M qua dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa N.
Xác định thành phần A,B,C,D,E,F,G,M,N và viết tất cả các phản ứng xảy ra.
2. Trình bày phương pháp tách riêng từng chất nguyên chất từ hỗn hợp: Đá vôi, vôi sống, thạch cao và muối ăn.
 Câu4:Trộn 50ml dung dịch Al2(SO4)3 4M với 200ml Ba(OH)2 1,5M thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn D. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E.
a. Viết ptpư. Tính lượng D và E
b. Tính nồng độ mol chất tan trong dung dịch B ( coi thể tích thay đổi không đáng kể khi xảy ra phản ứng)
Đáp án chấm
Câu1: ( 4 điểm )
 1. Đáp án đúng: C ( 1 điểm)
 Sai: A,B,D ( 1 điểm )
 2. Đáp án đúng: B ( 1 điểm )
 Sai: A,C,D ( 1 điểm )
Câu2: ( 5 điểm )
 1/ (2 điểm )
 A tạo kết tủa với B,C,D nên A là AgNO3 ( 0,25 điểm )
 AgNO3 + NaI = AgI + NaNO3 ( 0,25 đ)
 AgNO3 + HI = AgI + HNO3 ( 0,25 đ)
 2AgNO3 +K2CO3 = Ag2CO3 + 2KNO3 ( 0,25 đ)
 C tạo kết tủa với A và tạo khí với HI C là K2CO3 ( 0,25 đ)
 B chỉ tạo kết tủa với 1 trong 3 chất còn lại B là NaI ( 0,25 đ)
 D là HI ( 0,25 đ )
 2HI + K2CO3 = 2KI + CO2 k + H2O ( 0,25 đ)
2/ ( 3 điểm )
 Mỗi phương trình đúng được 0,5 điểm
 1. PbCl2 + Na2CO3 = PbCO3 + 2NaCl
 2. PbCl2 + Na2S = PbS + 2NaCl
 3. PbCl2 + Na2SO3 = PbSO3 + 2NaCl
 4. PbCl2 + Na2SO4 = PbSO4 + 2NaCl
 5. 3PbCl2 + 2Na3PO4 = Pb3(PO4)2 + 6NaCl
 6. PbCl22+ Na2SiO3 = PbSiO3 + 2NaCl
Câu3: ( 7 điểm )
 1. ( 4 đ )
 2C + O2 = 2 CO ( 0,25đ)
 C + O2 = CO2 ( 0,25đ)
 S + O2 = SO2 ( 0,25đ)
 Khí A:, CO2 , SO2, O2dư, CO ( 0,25đ) 
 Cho A qua dung dịch NaOH 
 CO2 + 2NaOH = Na2CO3 + H2O ( 0,25đ)
 SO2 + 2NaOH = Na2SO3 + H2O ( 0,25đ)
 Dung dịch B chứa Na2CO3, Na2SO3 còn khí C chứa: CO2, O2, CO ( 0,25đ)
 C qua CuO, MgO nóng.
 CuO + CO = Cu + CO2 ( 0,25đ)
 Chất rắn D ( MgO, Cu ) và khí E có: CO2, O2, CO dư ( 0,25đ)
 E lội qua Ca(OH)2
 CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3 + H2O ( 0,25đ) 
 2CO2 + Ca(OH)2 = Ca(HCO3)2 ( 0,25đ)
Kết tủa F là CaCO3 
Dung dịch G: Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2+ 2KOH = CaCO3 + K2CO3 + H2O( 0,25đ)
Ca(HCO3)2 = CaCO3+ CO2 + H2O( 0,25đ)
A qua xúc tác nóng
2SO3 + O2 = 2SO3 ( khí M) ( 0,25đ)
M qua dung dịch BaCl2
SO3 + H2O + BaCl2 = BaSO4 + 2HCl
 (Kết tủa N)
2. ( 3 điểm)Hoà tan trong nước
CaO + H2O = Ca(OH)2 ( 0,5đ)
Rửa nhiều lần thu được chất rắn A có CaCO3 + CaSO4và nước lọc B có NaCl và Ca(OH)2 (0,25đ)
Thêm Na2CO3 vào nước lọc
Na2CO3 + Ca(OH)2= CaCO3+ 2 NaOH ( 0,5đ)
Lọc kết tủa được nước lọc C. Đem đun nóng kết tủa
CaCO3= CaO + CO2 ( 0,5đ)
Trung hoà nước lọc C rồi cô cạn được NaCl
Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl
CaCO3 + 2HCl = CaCl2 + CO2 + H2O ( 0,5đ)
Lọc sản phẩm không tan là CaSO4 ( 0,25đ)
Thêm Na2CO3 vào nước lọc để thu lại CaCO3
CaCl2 + Na2CO3= CaCO3+ 2 NaCl ( 0,5đ)
Câu4: ( 4 điểm )
Số mol Al2(SO4)3 = 0,2mol ( 0,5đ)
nBa(OH)2 = 0,3mol ( 0,5đ)
Pt: Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 = 3 BaSO4 + 2 Al(OH)3 ( 0,5đ)
Khi nung BaSO4 được BaSO4 không đổi
2Al(OH)3 = Al2O3 + 3H2O ( 0,5đ)
Chất rắn D gồm BaSO4 và Fe2O3, dung dịch B có Al2(SO4)3 dư ( 0,25đ)
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 = 3 BaSO4 + 2FeCl3 ( 0,5đ)
Kết quả: mD= 80,1gam( 0,5đ)
 mE = 69,9gam ( 0,25đ)
 CM = 0,4M ( 0,5đ)
 Ghi chú: 
- HS làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa
- Các phương trình hoá học không cân bằng hoặc không ghi rõ trạng thái trừ 1/2 số điểm.

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9(59).doc