Đề thi học sinh giỏi huyện môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Thanh Bình (Có đáp án)
Câu 5 (2 điểm)
a. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn liên kết với giới tính quy định. Một phụ nữ bình thường có cha bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người con: đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh, đều là con gái bình thường.
b. Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau?
UBND HUYỆN THANH HÀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS THANH BÍNH MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài : 150 phút (Đề này gồm 6 câu, 02 trang) Số phách (Do trưởng phòng GD&ĐT ghi) Người ra đề (Ký và ghi rõ họ tên) Xác nhận của Ban giám hiệu (Ký tên, đóng dấu) ...............................Phần phách...................................................... Số phách (Do trưởng phòng GD&ĐT ghi) ĐỀ BÀI Câu 1 (1,5 điểm) a. Điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tổng hợp ARN với cơ chế tổng hợp ADN là gì? b. Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc? Câu 2 (2,0 điểm) a. Tại sao nói sự kết hợp ba quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế đảm bảo sự duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể? b. Ở thực vật, muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ta làm như thế nào? Câu 3 (1 điểm) Có 2 loài cây đang cùng sinh trưởng và phát triển tốt. Một loài chỉ sinh sản hữu tính, một loài chỉ sinh sản vô tính. Một triệu năm sau loài nào có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn? Vì sao? Câu 4 (1,5 điểm) Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài (D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập. Cho thứ lúa dị hợp tử về cả 3 tính trạng trên lai với lúa đồng hợp tử về tính trạng thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không kẻ bảng, hãy xác định a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 c. Tỉ lệ loại kiểu gen dị hợp tử về cả 3 cặp gen ở F1 .............................Phần phách........................................................ Câu 5 (2 điểm) a. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn liên kết với giới tính quy định. Một phụ nữ bình thường có cha bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người con: đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh, đều là con gái bình thường. b. Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau? Câu 6 (2 điểm) Một nhóm tế bào sinh dục sơ khai chứa 720 NST đơn, các tế bào này phân chia liên tiếp một số đợt bằng nhau. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào bằng số lượng NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài. Các tế bào tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh trùng giảm phân cho các tinh trùng, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10%. Khi giao phối với cá thể cái đã tạo nên các hợp tử với tổng số NST đơn là 4608. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Biết cứ 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng cho 1 hợp tử. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài Số lượng tế bào sinh dục sơ khai và số tế bào sinh tinh trùng? Để hoàn tất quá trình thụ tinh cần phải có bao nhiêu tế bào sinh trứng? Hết UBND HUYỆN THANH HÀ TRƯỜNG THCS THANH BÍNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: Sinh học (hướng dẫn chấm gồm 4 trang) Số phách (Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi) Người ra đề (Ký và ghi rõ họ tên) Xác nhận của Ban giám hiệu (Ký tên, đóng dấu) Phần phách. Số phách (Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (1,5 đ) a. (1 điểm) Quá trình tự nhân đôi của ADN có những điểm khác với quá trình tổng hợp ARN : Quá trình tự nhân đôi của ADN Quá trình tổng hợp ARN - Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân tử ADN. Cả 2 mạch của ADN làm mạch khuôn. - Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X. Quá trình này xảy ra dưới tác dụng của enzim ADN pôlimeraza - Nguyên tắc tổng hợp: Nguyên tắc khuôn mẫu, bổ sung( A – T, G – X), bán bảo toàn - Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 phân tử ADN con. Tổng hợp ADN là cơ chế đảm bảo truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau được ổn định - Xảy ra trên 1 đoạn của phân tử ADN tương ứng với 1 gen nào đó. Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn - Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại ribônuclêôtit: A, U, G, X. Quá trình này xảy ra dưới tác dụng của enzim ARN pôlimeraza - Nguyên tắc tổng hợp: Nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bổ sung( A – U, G – X) không có nguyên tắc bán bảo toàn. - Mỗi lần tổng hợp chỉ tạo ra 1 phân tử ARN. Tổng hợp ARN đảm bảo cho gen cấu trúc riêng rẽ thực hiện việc tổng hợp Prôtêin 0,25 0,25 0,25 0,25 .. .Phần phách ..... Câu Đáp án Điểm b. (0,5 điểm) - Trình tự các nuclêôtit của mARN bổ sung với trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen cấu trúc( mạch tổng hợp ra mARN) và sao chép nguyên vẹn trình tự các nuclêôtit trên mạch đối diện trừ 1 chi tiết là T trên mạch khuôn được thay bằng U. Vì vậy mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc. 0,5 Câu 2 (2 đ) a. (1 điểm) Ở các loài sinh sản hữu tính, cơ thể bắt đầu từ một tế bào gọi là hợp tử; qua quá trình nguyên phân, bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài trong hợp tử được sao chép lại nguyên vẹn trong tất cả các tế bào của cơ thể. Khi giảm phân, số lượng NST giảm xuống còn n NST. Nhờ đó, khi thụ tinh bộ NST lưỡng bội của loài lại được phục hồi. 1 b. (1 điểm) Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ở thực vật: - Dùng phép lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn: + Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. Cho cá thể cần xác định tự thụ phấn: + Nếu đời con đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu đời con phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (1 đ) Loài sinh sản vô tính có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn vì: - Loài sinh sản hữu tính trải qua quá trình nguyên phân và giảm phân, thụ tinh nên có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp vô cùng phong phú. Qua quá trình lịch sử lâu dài điều kiện sống luôn thay đổi sẽ có những dạng biến đổi phù hợp với môi trường, thích nghi với môi trường và tồn tại. - Còn sinh sản vô tính chỉ trải qua quá trình nguyên phân nên thế hệ sau không thay đổi so với thế hệ trước. Môi trường sống luôn luôn thay đổi sẽ có một lúc nào đó nó không thích nghi và bị tuyệt chủng 0,5 0,5 Câu 4 (1,5đ) a. (0,75 điểm) - Ta xét các phép lai độc lập Aa x AA => AA : Aa => 100% thân cao Bb x Bb => 1 BB : 2 Bb : 1 bb => 3 chín muộn : 1 chín sớm Dd x dd => 1 Dd : 1 dd => 1 hạt dài : 1 hạt tròn Vậy: + Số kiểu gen ở F1 là: 2 . 3 . 2 = 12 (kiểu gen) + Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là : (1:1). (1:2:1). (1:1) = 1 : 1 : 1 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 0,25 0,25 0,25 b. (0,5 điểm) + Số loại kiểu hình ở F1 là : 1 . 2 . 2 = 4 (kiểu hình) + Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là : 1. (3 :1).(1 :1) = 3 : 3 : 1 : 1 0,25 0,25 c. (0,25 điểm) Tỉ lệ loại kiểu gen dị hợp tử về 3 cặp gen ở F1 là : 1/2. 2/4 . 1/2 = 1/8 0,25 Câu 5 (2 đ) a. (1,25 điểm) - Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Quy ước gen: M: bình thường m: bệnh máu khó đông - Người phụ nữ bình thường nhưng có cha bị mắc bệnh máu khó đông (XmY) nên kiểu gen của cô ta chắc chắn nhận được giao tử Xm từ người bố, do đó: Kiểu gen của người vợ là: XMXm, chồng bình thường sẽ có kiểu gen: XMY - Sơ đồ lai: P: XMY x XMXm GP: XM , Y XM , Xm F1: XMXM, XMXm, XMY, XmY - Tính xác suất: + 2 con trai bình thường (XMY): 1/4.1/4= 1/16 ........................................................................... + 2 con trai bị bệnh (XmY): (1/4)2= 1/16 ................................................................................... + 2 con gái bình thường(XMXM) hoặc (XMXm) hoặc (XMXM, XMXm): 1/4.1/4= 1/16 ................... 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. (0,75 điểm) - Bệnh máu khó đông là bệnh do gen lặn trên NST giới tính X, ở nam chỉ cần 1 gen lặn cũng có cơ hội biểu hiện ra kiểu hình (XmY), còn ở nữ cần đến hai gen lặn (thể đồng hợp lặn XmXm) mới biểu hiện thành kiểu hình nên ít xuất hiện ở nữ. - Khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau vì bệnh Đao là do đột biến dị bội thể dạng (2n+1) xảy ra ở NST thường - NST số 21 có 3 chiếc 0,5 0,25 Câu 6 (2 đ) a. (1 điểm) Gọi số tế bào sinh dục sơ khai là a (a: nguyên dương) - Số NST đơn trong các tế bào sinh dục sơ khai là: a. 2n = 720 (NST) (*) - Số tinh trùng tạo ra sau giảm phân là: 4a.2n (tinh trùng) - Số hợp tử tạo thành sau quá trình thụ tinh: 0,1. 4a.2n (hợp tử) - Số NST chứa trong các hợp tửu là: 0,1. 4a.2n . 2n = 4608 Thay (*) vào phương trình ta có: 0,1.4.2n . 720 = 4608 ó 2n = 16 ó n = 4 => 2n = 8 Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 8 0,25 0,25 0,25 0,25 b. (0,5 điểm) - Số tế bào sinh dục sơ khai là: 720 : 8 = 90 (tế bào) - Số tế bào sinh tinh là: 90 . 24 = 1440 (tế bào) 0,25 0,25 c. (0,5 điểm) - Số hợp tử là: 4608 : 8 = 576 (hợp tử) - Để hoàn tất quá trình thụ tinh trên cần số lượng tế bào sinh trứng là: 576 . 100 : 50 = 1152 0,25 0,25
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_truong_thcs_th.doc