Đề thi học sinh giỏi huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Thanh Bình (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm)
Phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ? So với phong trào yêu cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có đặc điểm gì mới.
Câu 2 (4,0 điểm)
UBND HUYỆN THANH HÀ TRƯỜNG THCS THANH BÍNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút. ( Đề này gồm 04 câu, 02 trang) Số phách (Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi) Người ra đề (Ký và ghi rõ họ tên) Xác nhận của Ban giám hiệu (Ký tên, đóng dấu) Phần phách..................................... Số phách (Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi) PHÒNG GD&ĐT THANH HÀ TRƯỜNG THCS THANH BÍNH ******* ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI Năm học 2015 - 2016 Môn : Lịch sử 9 Thời gian làm bài:150 phót không kể thời gian giao đề Đề bµi gồm: 01 trang Câu 1 (2,0 điểm) Phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ? So với phong trào yêu cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có đặc điểm gì mới. Câu 2 (4,0 điểm) Khi viết về châu Phi, sách giáo khoa Lịch Sử 9 có đoạn: “Châu Phi là một lục địa rộng lớn. Trong nửa sau thế kỉ XX, các nước châu Phi đã giành được độc lập. Bên cạnh những thành tích to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, các nước châu Phi còn đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp cũng như những thách thức, gay gắt trên con đường phát triển của mình”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ nội dung đoạn viết trên ? Em có nhận xét gì về tình hình châu Phi trong năm 2014 ? Câu 3 (3,0 điểm) Xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh” ? Đứng trước xu thế đó, các dân tộc có những thời cơ và thách thức gì ? Câu 4 (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai đối với cuộc sống của con người? ---------------Hết-------------- ..Phần phách.... HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2điểm) * Bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX : - Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo thất bại hoàn toàn, đầu thế kỉ XX cần có một xu hướng đấu tranh mới. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam đó làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, xuất hiện nhiều tầng lớp mới (Tư sản, tiểu tư sản, vô sản) bên cạnh các giai cấp cũ. Các giai cấp có thái độ chính trị khác nhau nên xuất hiện nhiều xu hướng cách mạng mới. - Sự tác động của bối cảnh quốc tế, các luồng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam qua sách báo Trung Quốc. Đặc biệt là tấm gương tự cường của Nhật Bản đã kích thích các nho sĩ yêu nước đi theo hướng dân chủ tư sản * Điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX : - Mặc dù các phong trào vẫn do các nho sĩ yêu nước tiến bộ lãnh đạo, nhưng họ đã đoạn tuyệt với con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến cũ mà chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới, xu hướng dân chủ tư sản. - Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh vũ trang như trước mà nó hết sức phong phú: Vũ trang bạo động, cải cách duy tân, mở trường dạy học... 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 (4điểm) * Châu Phi có diện tích 30,3 triệu km2, dân số 893 triệu người (2002). 0,25 - Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi. Phong trào nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa. - Khởi đầu là thắng lợi cuộc binh biến của các sĩ quan yêu nước Ai Cập, đã lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Ai Cập. Tiếp đó là thắng lợi cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân An-giê-ri lật đổ ách thống trị của thực dân, giành lại độc lập dân tộc. - Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Từ sau đó, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền. 0,25 0,5 0,5 - Các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội và đã thu được nhiều thành tích. Nhưng những thành tích ấy chưa đủ sức làm thay đổi 1 cách căn bản bộ mặt châu Phi. Nhiều nước châu Phi vẫn nằm trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định. Đó là các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo, tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành. - Từ năm 1987 đến năm 1997, châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến. Do xung đột giữa hai bộ tộc Hu-tu và Tu-xi ở Ru-an-đa- một quốc gia nhỏ ở Trung Phi rộng 26 nghìn km2 với dân số 7,4 triệu người (2002), đã có 800 nghìn người thiệt mạng, 1,2 triệu người lang thang, tị nạn. Liên hợp quốc xếp 32 trong 57 nước châu Phi vào nhóm nghèo nhất thế giới. 1/4 dân số châu Phi thuộc diện đói ăn kinh niên. Vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX, số nợ của các nước châu Phi lên tới 300 tỉ USD. 0,5 0,5 - Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước châu Phi đã tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc xung đột, khắc phục những khó khăn về kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực. Lớn nhất là tổ chức Thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi. 0,5 =>Rõ ràng cuộc đấu tranh để xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu còn gian khổ hơn, lâu dài hơn cuộc chiến vì độc lập, tự do. 0,25 * Năm 2014 tình hình châu Phi gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp: + Một số nước tình hình chính trị không ổn định, căng thẳng như Li-bi + Một số nước đang đối diện với dịch bện Ebola như Li-bê-ri-aĐây là dịch bệnh lớn nhất, nguy hiểm nhất, phức tạp nhất trong hơn 40 năm qua, đã cướp đi sinh mạng hàng ngàn người. 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (3điểm) * Từ sau chiến tranh lạnh, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp theo các xu thế sau : Một là: Xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước lớn tránh xung đột trực tiếp, đối đầu nhau . Các xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hoà bình giải quyết các tranh chấp. 0,5 Hai là: Sự tan rã của Trật tự 2 cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm . Những Mĩ lại chủ trương “thế giới đơn cực”để dễ bề chi phối, thống trị thế giới 0,5 Ba là: Từ sau " chiến tranh lạnh" và dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm . Các nước đều đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế khu vực để cùng nhau hợp tác và phát triển như Liên minh châu Âu ( EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( AESEAN). 0,5 Bốn là: Tuy hoà bình thế giới được củng cố, những từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những xung đột hoặc nội chiến giữa các phe phái ( Châu Phi, Trung Á...). Nguyên nhân là do những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo và tranh chấp biên giới, lãnh thổ. Ở nhiều nơi, các cuộc xung đột diễn ra nghiêm trọng, kéo dài làm cho đất nước không ổn định và gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân. Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định và phát triển kinh tế . 0,5 * Là thời cơ vì: - Từ sau "Chiến tranh lạnh", bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. - Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới và khai thác các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. 0,25 0,25 * Đây cũng là thách thức vì: - Phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới ; - Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài; việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại; thông qua hợp tác, các thế lực thù địch dễ có hành động gây rối, phá hoại.... 0,25 0,25 Câu 4 (1điểm) *Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai đối với cuộc sống của con người: - Thực hiện bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao đông, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người - Thay đổi to lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Tiêu cực (chủ yếu do con người gây ra): Nạn ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, bệnh dịch... 0,25 0,25 0,5
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_lich_su_lop_9_truong_thcs_tha.doc