Đề thi học sinh giỏi huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Bình (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Em hãy trình bày đặc điểm địa hình của vùng núi Đông bắc?

b. Chứng minh rằng địa hình là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu của vùng?

 

doc6 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS THANH BÍNH
ĐỀ GIỚI THIỆU KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - NĂM HỌC 2019 – 2020 - MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 5 câu, 02 trang)
Số phách
(Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi)
Chữ ký của người ra đề
Xác nhận trách nhiệm của Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)
..........................................................Phần phách.....................................................................
Số phách
(Do Trưởng phòng GD&ĐT ghi)
Câu 1 (2,0 điểm)
Em hãy trình bày đặc điểm địa hình của vùng núi Đông bắc?
Chứng minh rằng địa hình là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu của vùng?
Câu 2 (2,0 điểm) 
 Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, em hãy trình bày và giải thích các đặc điểm của khí hậu Việt Nam?
Câu 3 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây:
Nhiệt độ và lượng mưa các trạm khí tượng Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hà Nội
Nhiệt độ (0c)
16,4
17,0
20,2
23,7
27,3
28,8
28,9
28,2
27,2
24,6
21,4
18,2
Lượng mưa ( mm)
18,6
26,2
43,8
90,1
188,5
239,9
288,2
318,0
265,4
130,7
43,4
23,4
Huế
Nhiệt độ (0c)
19,7
20,9
23,2
26,0
28,0
29,2
29,4
28,8
27,0
25,1
23,2
20,8
Lượng mưa ( mm)
161,3
62,6
47,1
51,6
82,1
116,7
95,3
104,0
473,4
795,6
580,6
297,4
Tp Hồ Chí Minh
Nhiệt độ (0c)
25,8
26,7
27,9
28,9
28,3
27,5
27,1
27,1
26,8
26,7
26,4
25,7
Lượng mưa ( mm)
13,8
4,1
10,5
50,4
218,4
311,7
293,7
269,8
327,0
266,7
116,5
48,3
.......... Phần phách .........
 Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, em hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều bắc- nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Câu 4 (2,0 điểm)
Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a, Trình bày đặc điểm chính của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
b, Giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
Câu 5 (2,0 điểm) 
 Tại sao nước ta lại phải phân bố lại dân cư? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua?
 (Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam tái bản và chỉnh lí, bổ sung từ năm 2009)
---------------- Hết ----------------
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS THANH BÍNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: ĐỊA LÍ
 (Hướng dẫn chấm  gồm 04 trang)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Người ra đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận trách nhiệm của 
Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)
Phần phách..
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
Đặc điểm địa hình của vùng núi Đông bắc?
- PhÇn lín lµ ®åi nói thÊp víi nhiÒu c¸nh cung nói më réng ë phÝa B¾c vµ quy tô ë Tam §¶o.
- §Þa h×nh rÊt ®a d¹ng: 
 	+ Nói c¸nh cung.
 	+ S¬n, Cao nguyªn ë phÝa B¾c: §ång V¨n, Hµ Giang, Cao B»ng.
	+ §ång B»ng.
	+ QuÇn ®¶o
- H­íng nghiªng dÇn tõ t©y B¾c - §«ng Nam ra tíi biÓn
b. Chứng minh
- Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu:
+ Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là hướng tây bắc- đông nam, thấp dần ra biển, kết hợp với hướng các loại gió thịnh hành trong năm, tạo điều kiện để ảnh hưởng của biển có thể tác động sâu vào trong nội địa khiến tính lục địa của các địa phương không rõ nét.
Hướng núi cũng ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa
+ Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc tác động xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến các địa phương ở phía bắc có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp.
0,25
0,25
0,25 
0,25
.......... Phần phách .........
+ Hướng vòng cung của các cánh cung Trường Sơn Nam cũng gây nên tính chất song song với hướng gió của bộ phận duyên hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp.
+ Hướng tây bắc- đông nam
. Hướng tây bắc – đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc.
. Hướng tây bắc – đông nam của dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với hướng gió tây nam khiến sườn đông chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ lên cao, mưa ít. Mùa đông thì sườn đông lại ở vị trí đón gió nên mưa nhiều.
. Hướng tây- đông của dãy Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuống phía nam góp phần làm cho nền nhiệt của phía nam cao hơn phía bắc.
+ Các địa điểm nằm ở sườn đón gió có lượng mưa lớn, sườn khuất gió có lượng mưa ít.
Độ cao địa hình cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến 
khí hậu đặc biệt là chế độ nhiệt:
Nhiệt độ có sự phân hóa theo độ cao, theo quy luật đai cao cứ lên cao khoảng 100m nhiệt độ giảm 0,60c
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2,0 điểm)
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
 a. Tính chất nhiệt đới.
- Quanh năm nhận lượng nhiệt lớn
- Số giờ nắng trong năm cao.
- Số kcalo / m2: 1 triệu
- Nhiệt độ trung bình năm: > 210 C.
- Nhiệt độ nóng dần từ Bắc -> Nam
Giải thích: Do vị trí nước ta nằm trọn trong vành đai nội chí tuyến bắc bán cầu
b. Tính chất gió mùa .
- Gió mùa mang lại lượng mưa lớn, độ ẩm cao, vào mùa hè ( gió mùa Tây Nam) 
- Hạ thấp nhiệt không khí vào mùa đông, thời tiết lạnh khô ( mùa đông bắc)
- Giải thích: Do vị trí nước ta nằm ở rìa đông của lục địa Á – Âu, là nơi gió mùa hoạt động điển hình của thế giới.
c. Tính chất ẩm 
- Lượng mưa lớn: Trung bình 1500 mm/ năm có nơi > 2000 mm.
- Độ ẩm không khí cao 80% .
Giải thích: Do tác động của gió mùa và tính chất bán đảo
2. Tính phân hóa đa dạng
Phân hoá đa dạng:- Theo không gian ( các miền, vùng, kiểu khí hậu)
- Phía Bắc: Từ Bạch Mã ( 16 0B ) trở ra: - Mùa đông lạnh ít mưa. 1/2 cuối có mưa phùn rất ẩm ướt. Mùa hè nóng nhiều mưa
- Đông Trường Sơn: Theo các mù Từ Hoành Sơn -> mũi Dinh: Mùa mưa dịch sang mùa thu đông. 
- Phía nam: Từ Bạch Mã ( 16 0B ) trở vào: Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, một năm có 2 mùa: Mùa khô và mùa mưa.
- Phân hóa theo thời gian: Chia thành các mùa trong năm
- Giải thích: Biểu hiện ở ché độ mưa: Sự tương phản mùa mưa, mùa khô, sự chậm dần của mùa mưa ở Duyên hải miền Trung. Do tác động của gió mùa và dải hội tụ nội chí tuyến.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(2,0 điểm)
1, Phân hóa qua vùng khí hậu:
Nước ta có 3 vùng khí hậu với chế độ nhiệt và chế độ mưa khác nhau: Miền khí hậu phía bắc, miền khí hậu Đông Trường Sơn và miền khí hậu phía nam
2, Sự phân hóa qua nhiệt độ:
 - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam ( Hà Nội: 23,5 0c, Huế 25,10c, tp Hồ Chí Minh 270c)
 - Nhiệt độ trung bình tháng 1 cũng tăng dần từ Bắc vào Nam Nam ( Hà Nội: 16,40c, Huế 19,70c, tp Hồ Chí Minh 25,8 0c)
 - Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam ( Hà Nội: 12,5 0c, Huế 9,7 0c, tp Hồ Chí Minh 3,2 0c)
3, Sự phân hóa qua lượng mưa
Hà Nội mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, cực đại vào tháng 8
Mùa mưa có xu hướng ngắn lại, chậm dần xuống thu đông ( Tháng 9- tháng 12)
Thành phố Hồ Chí Minh có mùa mưa trùng với Hà Nội ( tháng 5 – tháng 10)
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(2,0 điểm)
a. Đặc điểm khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước: nhiệt độ thấp, có mưa phùn.
- Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn, kéo dài nhất nước ta.
- Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều.
b. Giải thích:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía Bắc và trung tâm châu á tràn xuống (mỗi năm có trên 20 đợt gió mùa đông bắc tràn về)
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không có địa hình che chắn. Các dạy núi hình cánh cung mở rộng về phía Bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió mùa đông bắc dễ dàng xâm nhập và ảnh hưởng mạnh đến thời tiết khí hậu của miền.
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
5
(2,0 điểm)
* Nước ta phải phân bố lại dân cư vì:
- Nước ta có dân số đông (khoảng 94 triệu người năm 2017), nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng lãnh thổ.
- Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
+ Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.
+ Ở trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
- Giữa thành thị và nông thôn:
+ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp, dân nông thôn chiểm tỉ lệ lớn (74% năm 2003)
+ Phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên. Vì thế nước ta cần phải phân bố lại dân cư cho hợp lí.
* Một số phương hướng và biện pháp:
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp để đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2019_202.doc
Giáo án liên quan