Đề thi học sinh giỏi huyện môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án)
Câu 1. (4 điểm)
Em hãy cho biết trong cùng một lúc Trái Đất tham gia mấy vận động chính? Hệ quả của các vận động?
Câu 2. (4 điểm)
Cho biết cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất? Lớp vỏ Trái Đất hình thành có mấy địa mảng lớn?
Câu 3. (6 điểm)
Tại sao người ta nói rằng nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau? Động đất là do tác động của nội lực hay ngoại lực? Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra?
Câu 4. (6 điểm)
Nêu các loại địa hình chủ yếu trên bề mặt Trái Đất? Đồi và cao nguyên, Núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN CHÂU THÀNH CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 6 Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) Đề: Câu 1. (4 điểm) Em hãy cho biết trong cùng một lúc Trái Đất tham gia mấy vận động chính? Hệ quả của các vận động? Câu 2. (4 điểm) Cho biết cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất? Lớp vỏ Trái Đất hình thành có mấy địa mảng lớn? Câu 3. (6 điểm) Tại sao người ta nói rằng nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau? Động đất là do tác động của nội lực hay ngoại lực? Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra? Câu 4. (6 điểm) Nêu các loại địa hình chủ yếu trên bề mặt Trái Đất? Đồi và cao nguyên, Núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào? _____ Hết _____ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÝ 6 NĂM HỌC: 2013-2014 Câu 1. (4 điểm) - Trong cùng một lúc Trái Đất tham gia hai sự vận động (0.5 điểm): Sự vận động tự quay quanh trục (0.5 điểm) và quay quanh Mặt Trời (0.5 điểm). - Hệ quả các sự vận động: + Vận động tự quay quanh trục: Sinh ra hiện tượng ngày đêm lần lượt kế tiếp nhau (0.75 điểm) và làm lệch hướng các vật rơi (0.25 điểm), nửa cầu Bắc lệch phải, nửa cầu Nam lệch trái (0.75 điểm). + Vận động tự quay quanh Mặt Trời: Sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất (0.75 điểm). Câu 2. (4 điểm) - Cấu tạo và vai trò: + Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. (0.75 điểm) . Lớp này mỏng chỉ chiếm 1% thể tích và 0.5% khối lượng của Trái Đất. (0.75 điểm) . Dày từ 5- 7Km ở trạng thái rắn chắc. (0.5 điểm) + Vai trò : Lớp vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên (0.5 điểm) như: Không khí, nước, sinh vật (0.5 điểm)có vai trò quan trọng trong đời sống, sinh hoạt của sinh vật, con người trên Trái Đất. (0.5 điểm) - Lớp vỏ Trái Đất hình thành do bảy địa mảng lớn. Và một số địa mảng nhỏ. (0.5 điểm) Câu 3. (6 điểm) - Nội lực là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. (0.75 điểm) + Tác động nội lực làm cho bề mặt Trái Đất có nơi nâng cao, có nơi hạ thấp. (0.75 điểm) + Làm cho các lớp đất đá bị uốn nếp, đứt gãy sinh ra hiện tượng núi lửa và động đất. (0.75 điểm) - Ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài, gần mặt đất trên bề mặt Trái Đất. (0.75 điểm) Chủ yếu gồm hai quá trình: phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực. (0.75 điểm) - Động đất là do tác động của nội lực. (0.75 điểm) - Biện pháp hạn chế của con người + Xây dựng các trung tâm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán dân. (0.75 điểm) + Làm nhà bằng vật liệu nhẹ chịu những chấn động lớn. (0.75 điểm) Câu 4. (6 điểm) - Các loại địa hình chủ yếu trên bề mặt Trái Đất: Núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên(0.75 điểm) - Đồi và cao nguyên khác nhau. + Đồi là dạng địa hình thấp chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi (0.75 điểm). Độ cao tương đối dưới 200m như vùng đồi trung du ở phía bắc nước ta. (0.75 điểm) + Cao nguyên có dạng địa hình cao 500m trở lên, bằng phẳng như cao nguyên Lâm Đồng, Đăk Lăk ở nước ta (0.75 điểm). Các cao nguyên thường có sườn dốc. (0.5 điểm) - Núi già và núi trẻ khác nhau: + Núi trẻ: Hình thành cách nay vài chục triệu năm (0.5 điểm). Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. (0.75 điểm) + Núi già: Hình thành cách nay hàng trăm triệu năm (0.5 điểm). Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng không sâu. (0.75 điểm)./. CẤU TRÚC ĐỀ: Câu 1. Tuần 9-10 Tiết 9. Bài 7: Sự tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả. Tiết 10. Bài 8: Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Câu 2. Tuần 12 Tiết 12. Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất Câu 3. Tuần 14 Tiết 14. Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất Câu 4. Tuần 15-16 Tiết 15-16. Bài 13-14: Địa hình bề mặt trái đất
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_dia_ly_lop_6_nam_hoc_2013_201.docx