Bài dự thi tìm hiểu “công đoàn Việt Nam- 85 năm xây dựng và phát triển”

Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập?

Trả lời:

Năm 1929 là thời điểm phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi nhất, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp,có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương và giữa địa phương này với địa phương trong toàn xứ.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và tổ chức công hội đòi hỏi phải có một tổ chức Mác xit, một Đảng thực sự cách mạng của giai cấp công nhân có khả năng tập hợp, lãnh đạo công nhân đấu tranh giành độc lập tự do.

Tháng 3/ 1929,chi bộ cộng sản Đảng ra đời. Đông dương Cộng sản Đảng giao cho đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ủy viên lâm thời phụ trách công tác công vận của Đảng triệu tập Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kì vào ngày 28/ 7/ 1929 tại nhà số 15 phố Hàng Nón, Hà Nội. Đại hội bầu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là người đứng đầu Ban chấp hành lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kì.

Sự kiện thành lập Tổng Công hội Đỏ miền bắc Việt nam là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam, Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích,phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân lao động. Chính vì ý nghĩa đó đến tháng 11 năm 1983 Đại hội V Công đoàn Việt Nam đã quyết định lấy ngày 27 tháng 8 năm 1929 làm ngày truyền thống của Công đoàn Việt Nam.

Quá trình hình thành và ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Namgắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam: “Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu “công đoàn Việt Nam- 85 năm xây dựng và phát triển”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 yếu, lấy đoàn viên, CNVC-LĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”.
Mục tiêu Đại hội XI Công đoàn Việt Nam: “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; hướng mạnh về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hộ. Đồng thời xác định “Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. 
Câu hỏi 4: §ång chÝ h·y cho biÕt tõ khi thµnh lËp ®Õn nay C«ng ®oµn Gia Lai ®· tr¶i qua mÊy kú §¹i héi? Môc tiªu, ý nghÜa cña c¸c kú §¹i héi?
Trả Lời:
- Từ khi thành lập đến nay Công đoàn Gia Lai đã trải qua 9 kỳ Đại hội
- Mục tiêu, ý nghĩa các kỳ Đại hội:
* §¹i héi C«ng ®oµn tØnh Gia Lai lÇn thø I
Để chuẩn bị Đại hội lần thứ Nhất Công đoàn tỉnh, ngày 27/1/1977 Tổng Công đoàn Việt Nam ra Quyết định số 103 -QĐ/ TCĐ công nhận Ban Chấp hành lâm thời của Liên hiệp Công đoàn tỉnh Gia Lai - Kon Tum gồm 9 đồng chí, do đồng chí Đông Thành làm Thư ký, đồng chí Nguyễn Xuân Hồng Phó Thư ký. Đến ngày 13/4/1977, theo Quyết định số 295/ QĐ của Tổng Công đoàn điều động đồng chí Lê Tiến Hồng đang giữ chức vụ Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã PleiKu về làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh thay cho đồng chí Đông Thành đi nhận công tác cải tạo công thương nghiệp, đồng thời bổ sung thêm 3 đồng chí ủy viên Ban Chấp hành là: Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Ngô, Nguyễn Thành Khương.
Sau thời gian chuẩn bị, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Tổng Công đoàn, Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Gia Lai -Kon Tum lần thứ I đã diễn ra tại Hội trường Trường Đảng tỉnh, thị xã PleiKu từ ngày 25 đến ngày 29/7/1977. Ban Chấp hành gồm 27 đồng chí, đồng chí Lê Tiến Hồng được bầu làm Thư ký Liên hiệp CĐ.
Mục tiêu: “Tích cực giáo dục đội ngũ công nhân, viên chức không ngừng nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết giai cấp, nâng cao ý thức và năng lực làm chủ tập thể. Vận động, tổ chức phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành “ba điểm cao” (năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều) sôi nổi và đều khắp tỉnh. 
Ý nghĩa: Tham gia tích cực trong công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa; tích cực bảo vệ và chăm lo lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức và lao động; ra sức kiện toàn, củng cố tổ chức, đẩy mạnh phát triển đoàn viên, tăng cường bồi dưỡng cán bộ, cải tiến mạnh mẽ phương pháp hoạt động, nâng cao năng lực tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước của Công đoàn”. 
* Đại hội Công đoàn tỉnh Gia Lai lần thứ II
Ngày 27 tháng 7 năm 1980, Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Gia Lai - Kon Tum lần thứ II đã được tổ chức tại Trường Đảng 19/5, thị xã PleiKu, với 328 đại biểu chính thức (trong đó có 77 nữ, 32 đại biểu dân tộc thiểu số) thay mặt cho 3 vạn đoàn viên công đoàn và gần 5 vạn công nhân, viên chức làm việc trên các lĩnh vực sản xuất, công tác trong tỉnh. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn tỉnh khóa II gồm 35 đồng chí (7 nữ), Ban Thường vụ có 9 đồng chí. Đồng chí Lê Tiến Hồng được bầu làm Thư ký, đồng chí Nguyễn Xuân Hồng là Phó Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh. 
 Mục tiêu: Tăng cường giáo dục chính trị, văn hóa, nghiệp vụ cho công nhân viên chức; phát động phong trào đồng khởi thi đua lao động, sản xuất và tiết kiệm giành “Ba điểm cao”, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, đẩy mạnh phục vụ nông nghiệp; chăm lo đời sống và bảo vệ sức khỏe cho công nhân, viên chức. 
Ý nghĩa: Là Đại hội phát huy quyền làm chủ tập thể và ý chí tự lực, tự cường của những người lao động nhằm xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng tỉnh Gia Lai ngày càng giàu mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc. Vận động công nhân, viên chức nêu cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh Tổ quốc, tích cực ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực; khẩn trương xây dựng Công đoàn vững mạnh, cải tiến phương pháp công tác, tích cực bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công đoàn.
* Đại hội Công đoàn tỉnh Gia Lai lần thứ III
Để tổng kết phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, đề ra phương hướng nhiệm
vụ của công đoàn trong những năm 1983 - 1987, ngày 2 tháng 8 năm 1983, Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Gia Lai - Kon Tum lần thứ III được triệu tập tại Hội trường 2/9, thị xã PleiKu. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn tỉnh khóa III gồm 39 đồng chí, Ban Thường vụ 11 đồng chí. Đồng chí Lê Tiến Hồng được bầu làm Thư ký, đồng chí Nguyễn Xuân Hồng làm Phó Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh Gia Lai - Kon Tum và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V gồm 11 đồng chí.
 Mục tiêu: Đại hội biểu dương tinh thần tiến công cách mạng của công nhân, viên chức đã khắc phục khó khăn, tích cực cùng với cơ quan quản lý tháo gỡ ách tắc, tìm ra cách làm ăn mới hiệu quả hơn. Tổ chức Công đoàn ngày càng bồi dưỡng, phát hiện nhiều nhân tố mới và điển hình tiên tiến, đã chỉ đạo thực hiện tốt 3 nhiệm vụ cấp bách mà nhiệm kỳ trước đề ra.
Ý nghĩa: Phải bám chặt lấy nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phấn đấu tăng năng suất lao động để hoàn thành vượt mức kế hoạch, nắm chắc địa bàn hoạt động là cơ sở, đối tượng vận động là công nhân, viên chức. Cần có những hình thức thích hợp để thu hút cán bộ đoàn viên tham gia hoạt động công đoàn, đồng thời không ngừng đổi mới thông tin báo cáo, đổi mới họp hành. 
* §¹i héi C«ng ®oµn tØnh Gia Lai lÇn thø IV
Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ IV được tổ chức vào ngày 25 đến 27/8/1988 tại Hội trường 2/9, thị xã PleiKu. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn tỉnh khóa IV gồm 37 đồng chí (có 5 đồng chí nữ) và 9 đồng chí trong Ban Thường vụ, đồng chí KPă Ba Tơ, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Công đoàn khóa V được bầu làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh, đồng chí Trương Đình Ba làm Phó Thư ký. Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ VI, gồm 11 đồng chí (01 dự bị) và bầu Ủy ban Kiểm tra gồm 7 người, do đồng chí Phan Hồng Mẫn làm Chủ nhiệm Ủy ban. 
Ngày 17 tháng 10 năm 1988, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI được tổ chức tại Hà Nội quyết định đổi Liên hiệp Công đoàn tỉnh, thành phố, đặc khu, quận huyện, thị xã thành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã; bỏ chức danh Tổng thư ký, thay chức danh Thư ký công đoàn các cấp bằng chức danh Chủ tịch công đoàn. 
Mục tiêu: “ Trên cơ sở nhanh chóng đổi mới tư duy, nội dung phương thức hoạt động, đổi mới tổ chức và cán bộ công đoàn, quán triệt sâu sắc quan điểm “lấy dân làm gốc ”, tập trung xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, tăng cường chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của họ, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, động viên, tổ chức phong trào thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước, góp phần thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, thực hiện cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội”. 
Ý nghĩa: Hoạt động công đoàn phải làm cho lợi ích của công nhân, viên chức trở thành động lực trực tiếp, khuyến khích họ quan tâm đến năng suất, chất lượng, hiệu quả. Địa bàn hoạt động công đoàn chủ yếu là cơ sở, phát huy quyền chủ động của công đoàn cơ sở, thực hiện phân cấp về mọi mặt, cả về mặt tài chính và bảo hiểm xã hội.
* §¹i héi C«ng ®oµn tØnh Gia Lai lÇn thø V
Ngày 27/4/1993, Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Gia Lai lần thứ V khai mạc tại Hội trường 2/9, thị xã PleiKu. Đến dự Đại hội có hơn 200 đại biểu thay mặt cho 55 ngàn công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 29 đồng chí , 7 đồng chí trong Ban Thường vụ. Đồng chí Trương Đình Ba được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, đồng chí Phạm Thị Hiền là Phó Chủ tịch; Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh gồm 7 người, đồng chí Phan Hồng Mẫn làm Chủ nhiệm Ủy ban. 
Mục tiêu: Nhiệm kỳ 1993 - 1998 là: “ Vì lợi ích của người lao động và sự lớn mạnh của giai cấp công nhân, vì sự ổn định và phát triển của tỉnh nhà theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn”.
 Ý nghĩa: Đại hội đánh giá: “Tuy phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, song phong trào công nhân, công đoàn đã có những bước chuyển biến mới; công nhân, lao động ngày càng ý thức rõ trách nhiệm của mình, đoàn kết tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì thực hiện đường lối đổi mới và mục tiêu xã hội chủ nghĩa, năng động sáng tạo, góp phần tích cực vào công tác cải tiến cơ chế quản lý, đi đầu trong việc tổ chức lại sản xuất, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ thành quả công cuộc đổi mới ở địa phương”.
* §¹i héi C«ng ®oµn tØnh Gia Lai lÇn thø VI
Từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 6 tháng 1998, tại Nhà Văn hóa lao động tỉnh
(thị xã PleiKu), đã diễn ra Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Gia Lai lần thứ VI. Với 210 đại biểu chính thức, thay mặt cho trên 4 vạn đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong toàn tỉnh, đã đem đến cho đại hội những tấm gương tiêu biểu, những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực công tác, sản xuất. Đại hội đã bầu 35 đồng chí vào Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai khóa VI (có 6 nữ), Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí, đồng chí H’Ngia được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Phạm Minh Thao Phó Chủ tịch thường trực, đồng chí Phan Hồng Mẫn - Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Liên đoàn Lao động tỉ

File đính kèm:

  • docgiao an 1.doc