Đề Thi Học Sinh Giỏi Cấp Trường Môn Sinh Học 8 Trường PTDT NT Phó Bảng

Câu 1: (4,0 đ)

-Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ?

Câu 2: (2,0 đ)

-Giải thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá ?

Câu 3: (3,0 đ)

-Giải thích tại sao ruột của loài ăn cỏ có manh tràng dài hơn ruột của loài ăn thịt ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Thi Học Sinh Giỏi Cấp Trường Môn Sinh Học 8 Trường PTDT NT Phó Bảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT đồng văn 
Trường ptdtnt phó bảng 
đề thi học sinh giỏi cấp trường
môn: sinh học 8
năm học: 2010 - 2011
 Gv ra đề: trịnh thế quyền
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
A- đề bài:
Câu 1: (4,0 đ)
-Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ?
Câu 2: (2,0 đ)
-Giải thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá ?
Câu 3: (3,0 đ)
-Giải thích tại sao ruột của loài ăn cỏ có manh tràng dài hơn ruột của loài ăn thịt ?
Câu 4: (1,5 đ)
-Tại sao khi khám bệnh bác sĩ lại căn cứ vào số lượng hồng cầu để chẩn đoán bệnh ?
Câu 5: (2,0 đ)
-Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không ? Vì sao ? Cây không có lá hoặc sớm rụng (xương rồng) thì chức năng chính do bộ phận nào của cây đảm nhiệm ? 
Câu 6: (5,5 đ)
-Hãy nêu đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu phù hợp với chức năng bay lượn ?
Câu 7: (2,0 đ)
-Tại sao cá voi thuộc lớp thú nhưng gọi là cá ?
-----Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm-----
đáp án
Câu 1: (4,0 đ) các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch:
đáp án
điểm
-Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật..
(0,5 đ)
-Sống sao cho vui vẻ, tránh lo âu, sợ hãi.
(0,5 đ)
-Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, hêrôin
(0,5 đ)
-Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim như bạch hầu.
(0,5 đ)
-Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp.
(0,5 đ)
-Cần kiểm tra sức khẻo định kì.
(0,5 đ)
-Tập TD thường xuyên, vừa sức
(0,5 đ)
-Cần điều trị kịp thời các bệnh như cúm
(0,5 đ)
Câu 2: (2,0 đ) Nguyên nhân của hiện tượng chuột rút:
đáp án
điểm
-Hiện tượng “chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được.
(0,5 đ)
*Nguyên nhân: 
-Do cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối, thiếu ôxi.
(0,5 đ)
-Tế bào hoạt động trong điều kiện thiếu ôxi đồng thời giải phóng axit lactic. 
(0,5 đ)
-Axit lactic tăng, tích tụ làm ảnh hưởng đến sự co và duỗi của cơ.
(0,5 đ)
Câu3: (3,0 đ) loài ăn cỏ có manh tràng dài hơn ruột của loài ăn thịt vì:
đáp án
điểm
-Manh tràng là một đoạn ruột tịt, tùy loài mà có độ dài ngắn khác nhau.
(0,5 đ)
-ở những loài ăn cỏ (như: trâu, bò) có manh tràng dài hơn là vì: trong đó có hệ vi sinh vật phân hủy xenlulôzơ thành phần chủ yếu của cỏ, thành chất dinh dưỡng để động vật có thể hấp thụ được. 
(1,0 đ)
-Thức ăn đi vào manh tràng để tiêu hóa và phân giải sau đó lại quay ra ruột non để hấp thụ tiếp.
(0,5 đ)
-ở những loài ăn thịt ruột tịt (manh tràng) rất ngắn là vì trong thức ăn của chúng chủ yếu là Prôtêin không cần vi sinh vật phân hủy mà chỉ cần các dịch và men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.
(1,0 đ)
Câu 4: (1,5 đ) Phải căn cứ vào lượng hồng cầu để chẩn đoán bệnh vì:
đáp án
điểm
-Cần phai căn cứ vào số lượng hồng cầu để biết được tình trạng sức khỏe (4,5 triệu/mm3 ở nam, 4,2 triệu/mm3 ở nữ). 
(0,5 đ)
Nếu số lượng tăng quá hoặc giảm quá thì cơ thể ở tình trạng bệnh lí.
(0,5 đ)
-Ngoài ra các bác sĩ còn căn cứ vào tỉ lệ các loại bạch cầu trong thành phần máu mà xác định được ta mắc bệnh gì.
(0,5 đ)
Câu 5: (2,0 đ)
đáp án
điểm
-Những thân non có màu xanh có tham gia quang hợp vì trong tế bào của nó cũng có lục lạp chứa chất diệp lục.
1,0 đ
-Những cây không có lá hoặc lá rụng sớm thì chức năng quang hợp do thân cây đảm nhiệm, vì thân cành của những cây này thường cũng có lục lạp (nên có màu xanh).
1,0 đ
Câu 6: (5,5 đ) Cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay lượn:
đáp án
điểm
-Toàn thể bộ xương đều xốp, nhẹ, rỗng nhưng chắc chắn nên làm giảm đáng kể khối lượng khi bay.
(0,5 đ)
-Các đốt cổ rất lịnh hoạt để dễ quan sát khi bay.
(0,5 đ)
-Sọ chim nhẹ, xốp hốc mắt lớn, không có răng, làm giảm khối lượng của chim.
(0,5 đ)
-Xương mác tiêu giảm gắn luôn vào xương ống cũng làm giảm khối lượng của chim.
(0,5 đ)
-Hệ thống túi khí làm giảm ma sát giữa các nội quan, làm giảm khối lượng riêng cơ thể. Tăng lượng trao đổi khí khi chim bay. 
(0,5 đ)
-ở chim cái chỉ có buồng trứng bên trái phát triển góp phần làm giảm khối lượng riêng của chim.
(0,5 đ)
-Xương phao câu cử động linh hoạt để điều chỉnh hướng bay và khi đậu.
(0,5 đ)
-Xương lưỡi hái càng to cơ ngực càng khỏe chim càng bay khỏe.
(0,5 đ)
-Cơ chân khỏe thích nghi với việc cất cánh. 
(0,5 đ)
-Tim rất lớn, khỏe thích hợp với cường độ hoạt động lớn là bay lượn.
(0,5 đ)
-Hệ tiêu hóa của chim rất ngắn, không có ruột thẳng để chứa phân nên làm giảm khối lượng của chim.
(0,5 đ)
Câu 7: (2,0 đ) Cá voi thuộc lớp thú là vì:
đáp án
điểm
-Đẻ con và nuôi con bằng sữa. 
1,0 đ
Cá voi cũng có tuyến sữa, thở bằng phổi, vòng tuần hoàn kín, tim cấu tạo 4 ngăn.
1,0 đ

File đính kèm:

  • docDe thi HSG 82010.doc