Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án)

 Đề:

 Câu 1. (6 điểm)

 Trình bày (không quá một trang giấy thi) cảm nhận của em về đoạn văn sau:

 “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

 (Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1)

 Câu 2. (14 điểm)

 “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”

 ( Ana tôn Prance )

 Câu nói trên của nhà văn Pháp giúp em cảm nhận được những gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
HUYỆN CHÂU THÀNH
CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề)
 Đề:
 Câu 1. (6 điểm)
 Trình bày (không quá một trang giấy thi) cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
 (Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1)
 Câu 2. (14 điểm)
 “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”
	 ( Ana tôn Prance )
 Câu nói trên của nhà văn Pháp giúp em cảm nhận được những gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
_____ Hết _____
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2013-2014
 Câu 1. (6 điểm)
 Học sinh trình bày đảm bảo các ý sau:
 - Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. (1 điểm)
 - Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” (1 điểm)
 - Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. (1 điểm)
 - Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nước, thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo đượcai cấm đượcai cấm đượcai cấm đượcChữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (3 điểm)
 Câu 2. (14 điểm)
Yêu cầu chung
 Trên cơ sở hiểu đúng hai bài thơ trữ tình của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
 2. Yêu cầu cụ thể
 HS có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách, cảm thụ đôi chỗ khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:
 - Tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hoà với thiên nhiên:
 + Viết nhiều về thiên nhiên ( Đặc biệt là trăng.)
 + Có nhiều rung động, sự say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc.
 + Chan hoà, mật thiết với thiên nhiên, cảnh vật.
 - Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng.
 + Chất nghệ sĩ và tâm trạng người chiến sĩ luôn thống nhất trong con người của Bác.
 3. Tiêu chuẩn cho điểm
 - Điểm 12-14: Đáp ứng yêu cầu nêu trên, diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học. Có những cảm nhận và phát hiện mới mẻ, tinh tế.
 - Điểm 7-11: Đáp ứng từ ½ trở lên các yêu cầu trên. Có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt, trình bày.
 - Điểm 4-6: Đáp ứng dưới ½ các yêu cầu trên, bài làm còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
 - Điểm 1-3: Chưa thật hiểu đề, bài làm còn mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
 - Điểm 0: Không hiểu đề, lạc đề./.
CẤU TRÚC ĐỀ:
Câu 1.
Tuần 16
Tiết 63. Mùa xuân của tôi.
Câu 2.
Tuần 12
Tiết 45. Cảnh khuya – Rằng tháng giêng
Tuần 20-24
Tiết 75-76-79-80-83-84-87-88. Văn nghị luận

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_201.docx