Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án)
Đề:
Câu 1. (3 điểm)
Hoang mạc và bán hoang mạc trên thế giới thuộc các môi trường nào? Cho biết các nguyên nhân hình thành các hoang mạc và bán hoang mạc trên thế giới?
Câu 2. (6 điểm)
Em hãy giải thích vì sao Châu Phi và Châu Mĩ đều trải dài qua 2 bán cầu Bắc và Nam nhưng Châu Phi lại là Châu lục nóng và khô, Châu Mĩ là Châu lục có nhiều kiểu khí hậu trên thế giới?
Câu 3. (5 điểm)
Em hãy so sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ.
Câu 4. (3 điểm)
Các nước ở đới ôn hòa đã xây dựng được một nền công nghiệp như thế nào? Các nước nào có nền công nghiệp hàng đầu thế giới?
Câu 5. (3 điểm)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ lệ số dân và sản lượng công nghiệp của Châu Phi so với thế giới theo số liệu dưới đây:
- Dân số Châu Phi chiếm 13.4% dân số thế giới.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN CHÂU THÀNH CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 7 Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) Đề: Câu 1. (3 điểm) Hoang mạc và bán hoang mạc trên thế giới thuộc các môi trường nào? Cho biết các nguyên nhân hình thành các hoang mạc và bán hoang mạc trên thế giới? Câu 2. (6 điểm) Em hãy giải thích vì sao Châu Phi và Châu Mĩ đều trải dài qua 2 bán cầu Bắc và Nam nhưng Châu Phi lại là Châu lục nóng và khô, Châu Mĩ là Châu lục có nhiều kiểu khí hậu trên thế giới? Câu 3. (5 điểm) Em hãy so sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ. Câu 4. (3 điểm) Các nước ở đới ôn hòa đã xây dựng được một nền công nghiệp như thế nào? Các nước nào có nền công nghiệp hàng đầu thế giới? Câu 5. (3 điểm) a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ lệ số dân và sản lượng công nghiệp của Châu Phi so với thế giới theo số liệu dưới đây: - Dân số Châu Phi chiếm 13.4% dân số thế giới. - Sản lượng công nghiệp Châu Phi chiếm 2% sản lượng công nghiệp thế giới. b) Qua biểu đồ, em hãy nhận xét về trình độ phát triển công nghiệp của Châu Phi. _____ Hết _____ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÝ 7 NĂM HỌC: 2013-2014 Câu 1. (3 điểm) - Hoang mạc và bán hoang mạc trên thế giới thuộc các môi trường đới nóng và đới ôn hòa. (0.75 điểm) - Các nguyên nhân hình thành: + Có dòng biển lạnh ngoài khơi ngăn hơi nước từ biển vào, nằm sâu trong nội địa xa ảnh hưởng của biển, nằm dọc theo đường chí tuyến là nơi rất ít mưa. (0.75 điểm) + Ở 2 chí tuyến có 2 giải khí cao áp, hơi nước khó ngưng tụ thành mây. (0.75 điểm) + Trên tất cả các châu lục trên thế giới, ở những nơi có các nhân tố trên đều có thể trở thành hoang mạc. (0.75 điểm) Câu 2. (6 điểm) - Phần lớn lãnh thổ Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, nên Châu Phi là lục địa nóng. (0.75 điểm) - Bờ biển Châu Phi không bị cắt xẻ nhiều (0.5 điểm). Châu Phi là một lục địa hình khối (0.5 điểm). Kích thước Châu Phi rất lớn (0.5 điểm). Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên Châu Phi là lục địa khô. (0.5 điểm) - Châu Mĩ nằm trải dài từ vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam và tiếp giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông. (0.75 điểm) - Theo chiều từ bắc xuống nam, Bắc Mĩ có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới (quy luật địa đới). (0.75 điểm) - Tuy nhiên, khi đi từ bắc xuống nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hóa theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu (0.75 điểm): bờ tây lục địa, lục địa và bờ đông lục địa tùy theo vị trí gần hay xa đại dương (0.75 điểm) (quy luật phi địa đới- chủ yếu là quy luật địa ô và quy luật đai cao). (0.25 điểm) Câu 3. (5 điểm) - Cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ tương tự cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ (0.75 điểm), - Chỉ khác các điểm sau: + Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông (0.5 điểm), trong khi ở Nam Mĩ là các cao nguyên. (0.5 điểm) + Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ (0.75 điểm) trong khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn (0.25 điểm), nhưng chiếm một tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ. (0.25 điểm) + Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. (0.5 điểm) + Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau từ đồng băng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa (0.75 điểm). Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên. (0.75 điểm) Câu 4. (3 điểm) - Các nước ở đới ôn hòa xây dựng được một nền công nghiệp: + Tiên tiến, hiện đại. (0.5 điểm) + Cơ cấu đa dạng. (0.5 điểm) + Các ngành công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi tập trung nhiều khoáng sản. (0.5 điểm) + Trong cơ cấu các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến đa dạng và nổi bật nhất. (0.5 điểm) - Các nước công nghiệp hàng đầu: Hoa Kỳ, Nhật bản, Đức, Nga, Anh, Pháp, Cannada (0.5 điểm) Câu 5. (3 điểm) a) Vẽ biểu đồ (2 điểm): - Vẽ hai biểu đồ hình tròn. - Một biểu đồ thể hiện dân số Châu Phi so với thế giới, một biểu đồ thể hiện giá trị sản lượng công nghiệp Châu Phi so với thế giới. b) Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy: - Công nghiệp Châu Phi kém phát triển. (0.5 điểm) - Chiếm vị trí nhỏ trong nền kinh tế thế giới. (0.5 điểm) CẤU TRÚC ĐỀ: Câu 1. Tuần 10 Tiết 20. Bài 19: Môi trường hoang mạc. Câu 2. Tuần 14 Tiết 27-28. Bài 26-27: Thiên nhiên châu Phi. Tuần 20 Tiết 38. Bài 35: Khái quát châu Mĩ. Câu 3. Tuần 21 Tiết 39. Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ. Tuần 23-24 Tiết 44-45. Bài 41-42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ. Câu 4. Tuần 8 Tiết 16. Bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa. Câu 5. Tuần 15-16 Tiết 30. Bài 29: Dân cư, xã hội Châu Phi Tiết 31. Bài 30: Kinh tế Châu Phi.
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_ly_lop_7_nam_hoc_2013.docx