Đề thi học sinh giỏi cấp huyện cấp THCS, năm học 2012 - 2013 môn: Hoá Học
Câu 1( 3điểm). Hãy nêu hiện tượng sảy ra và viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau:
a, Trộn dung dịch NaOH và dung dịch FeCl3 với nhau.
b, Cho một lá Zn vào dung dịch CuCl2 .
c, Thả một mẩu Na vào nước có pha vài giọt phenolphtalein.
d, Rót từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu 2. ( 3điểm). Viết phương trình phản ứng hoàn thành dãy chuyển hoá sau:
Fe2O3 FeCl3 FeCl2 Fe(OH)2 Fe2O3 Fe2(SO4) 3 BaSO4
Câu 3.( 4 điểm). Trong 5 dung dịch A, B, C, D, E chứa Na2CO3 , HCl , BaCl2 , H2SO4 , NaCl biết rằng:
- Khi đổ A vào B có kết tủa
- Khi đổ A vào C có khí bay ra
- Khi đổ B vào D cũng có kết tủa
Hãy xác định các chất trên, giải thích và viết phương trình phản ứng.
Câu 4. ( 5 điểm).
1. Cho kim loại Na vào nước, Na có phải chất tan không ?
Tính C% , CM của dung dịch tạo thành khi cho 0,92g Na vào 200g H2O biết
DH O = 1g/1ml ( ( coi thể tích dung dịch không thay đổi )
2. Cho 4,6g Na vào 40g dung dịch HCl 9,125%. Hãy tính thể tích H2 sinh ra ở đktc
UBND HUYỆN LẠC SƠN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP THCS, NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: HOÁ HỌC (Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1( 3điểm). Hãy nêu hiện tượng sảy ra và viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau: a, Trộn dung dịch NaOH và dung dịch FeCl3 với nhau. b, Cho một lá Zn vào dung dịch CuCl2 . c, Thả một mẩu Na vào nước có pha vài giọt phenolphtalein. d, Rót từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. Câu 2. ( 3điểm). Viết phương trình phản ứng hoàn thành dãy chuyển hoá sau: Fe2O3 FeCl3 FeCl2 Fe(OH)2 Fe2O3 Fe2(SO4) 3 BaSO4 Câu 3.( 4 điểm). Trong 5 dung dịch A, B, C, D, E chứa Na2CO3 , HCl , BaCl2 , H2SO4 , NaCl biết rằng: Khi đổ A vào B có kết tủa Khi đổ A vào C có khí bay ra Khi đổ B vào D cũng có kết tủa Hãy xác định các chất trên, giải thích và viết phương trình phản ứng. Câu 4. ( 5 điểm). 1. Cho kim loại Na vào nước, Na có phải chất tan không ? Tính C% , CM của dung dịch tạo thành khi cho 0,92g Na vào 200g H2O biết DHO = 1g/1ml ( ( coi thể tích dung dịch không thay đổi ) 2. Cho 4,6g Na vào 40g dung dịch HCl 9,125%. Hãy tính thể tích H2 sinh ra ở đktc Câu 5. ( 5 điểm). Cho 49,03 g dung dịch HCl 29,78% vào bình chứa 52,3g một kim loại kiềm. Cho bốc hơi cẩn thận hỗn hợp tạo thành sau phản ứng thu được bã rắn. Xác định kim loại kiềm trong 2 trường hợp: a, Bã rắn là một chất có khối lượng 67,4g. b, Bã rắn là 2 chất có khối lượng 99,92g (dung dịch HCl phản ứng hoàn toàn. (Cho biết: Li = 7 ; Na = 23 ; K = 39 ; Rb = 85 ; Cs = 133) Họ tên thí sinh.................................................................. Số báo danh........................ Người coi thi số 1 Người coi thi số 2
File đính kèm:
- Huyện Lạc Sơn 12 13.doc