Đề thi học kỳ 1 – năm học 2007-2008 môn thi: hoá học. khối 11

Câu 1: Phản ứng nào dưới đây chứng minh cacbon (C) có tính khử ?

(I) C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O (II) CO2 + C → 2CO

(III) C + 2H2 → CH4 (IV) C + H2O → CO + H2

A. I, II, III B. II, III, IV C. I, II, IV D. I, III, IV

Câu 2: Oxit nào dưới đây là oxit trung tính (oxit không tạo muối) ?

A. CO2 B. CO C. SiO2 D. P2O5

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ 1 – năm học 2007-2008 môn thi: hoá học. khối 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục & Đào Tạo TP. HCM	ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2007-2008
Trường THPT DL An Đông	 MÔN THI: HOÁ HỌC. KHỐI 11
MÃ ĐỀ: 113	 THỜI GIAN LÀM BÀI: 50 PHÚT
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu 1: Phản ứng nào dưới đây chứng minh cacbon (C) có tính khử ?
 C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O	(II) CO2 + C → 2CO
(III) C + 2H2 → CH4	(IV) C + H2O → CO + H2
I, II, III	B. II, III, IV	C. I, II, IV	D. I, III, IV
Câu 2: Oxit nào dưới đây là oxit trung tính (oxit không tạo muối) ?
CO2	B. CO	C. SiO2	D. P2O5
Câu 3: Hấp thụ hết 0,896 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch KOH 0,16M. Sau phản ứng thu được khối lượng muối là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, K = 39).
A. 5,52 gam	B. 4,00 gam	C. 2,25 gam	D. 12,25 gam
Câu 4: Đốt cháy chất hữu cơ (X), thu được CO2, H2O. Kết luận đúng về thành phần nguyên tố của (X) là
(X) chỉ chứa C và H	B. (X) chỉ chứa C và O
C.	(X) chứa C, H; có thể chứa O hoặc không	D. (X) chứa 3 nguyên tố: C, H và O
Câu 5: Muối cacbonat nào dưới đây cho được phản ứng nhiệt phân ?
K2CO3, NaHCO3, CaCO3	B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, BaCO3
C.	Na2CO3, Fe(HCO3)2, CaCO3	D. KHCO3, K2CO3, Na2CO3
Câu 6: Cho các chất sau: (I) C6H12O6; (II) C3H8O3; (III) C12H22O11; (IV) C2H4O2; (V) C4H8O2. Các chất có cùng công thức đơn giản nhất là
I, II	B. I, IV	C. I, IV, V	D. I, III, IV
Câu 7: Ứng với công thức phân tử C5H12 có bao nhiêu công thức cấu tạo ?
1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 8: Gọi tên theo danh pháp quốc tế hợp chất có công thức cấu tạo như sau: 
2-Clo-4-etylpentan	B. 2,2-Điclo-4-etylpentan
C.	2,2-Điclo-4-metylhexan	D. 3-Metyl-5,5-clohexan
Câu 9: Một chất hữu cơ có tên quốc tế là: 2,4-Đibrom-3-clo-3-etylpentan. Công thức cấu tạo của chất đó là
H3C-CHBr-C(C2H5)Cl-CHBr-CH3	B. H3C-CBr2-CCl-CH2-C2H5
C.	H3C-CH2-CH(C2H5)-CHCl-CH2Br	D. A và C đúng
Câu 10: Isobutan tác dụng với Cl2 (tỷ lệ mol 1:1) ngoài ánh sáng thì thu được bao nhiêu sản phẩm thế?
1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 11: Dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác, Butan phản ứng có thể tạo thành sản phẩm
CH4, C2H4, C3H6	B. C4H8, H2, C2H6
C.	Chỉ có C4H8 và H2	D. Cả A và B đúng
Câu 12: Hoá hơi hoàn toàn 3,0 gam chất hữu cơ (X) thu được một thể tích bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi (cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Vậy khối lượng mol (M) của X có giá trị
48,0 g/mol	B. 60,0 g/mol	C. 54,0 g/mol	D. 44,0 g/mol
PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1: (2 điểm): Viết công thức cấu tạo các đồng phân có cùng công thức phân tử C4H9Cl.
Câu 2: (2 điểm): Viết các phương trình phản ứng xảy ra (ở dạng công thức cấu tạo thu gọn)
2-Metylpropan + Cl2 (tỷ lệ mol 1:1) sản phẩm chính và sản phẩm phụ
Xiclopropan + dung dịch Br2 
Cracking butan
Câu 3 (3 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 0,60 gam chất hữu cơ X thu được 448 ml CO2 (đktc) và 0,36 gam H2O
Xác định công thức đơn giản nhất của X.
Xác định công thức phân tử của X, biết tỷ khối hơi của X so với khí oxi là 2,8125.
Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0,60 gam chất X trên.
Cho H = 1, C = 12, O = 16
------HẾT------
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:..
SỐ BÁO DANH:

File đính kèm:

  • docMON HOA-KHOI11-DE 1.doc
Giáo án liên quan