Đề thi học kỳ 1 môn thi : hóa học lớp 12 . thời gian : 45 phút

Câu 1 : Chất X có CTPT C3H6O2. X là hợp chất đơn chức, chỉ phản ứng được với dung dịch NaOH, không phản ứng với Na. Viết CTCT có thể có của X

Câu 2 : Cho thứ tự các cặp oxi hóa khử là : Fe 2+ / Fe , Fe 3+ / Fe 2+ , Ag+ / Ag

Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho Fe vào dung dịch AgNO3 (dư)

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ 1 môn thi : hóa học lớp 12 . thời gian : 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ I.
Môn thi : HÓA HỌC LỚP 12 .
	Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh : .
Lớp : .
Số báo danh : 
 ( Lưu ý : Học sinh không cần ghi lại nội dung câu hỏi, chỉ trả lời ngắn gọn, đủ ý.)
Cho : Mg = 24, Al = 27, Cu = 64, C = 12, H = 1, O =16, Fe = 56 , Cu = 64, S = 32, Zn = 65
A. Phần chung cả 2 ban : (6 đ) Mỗi câu 0,6 đ. Riêng toán 1đ/ câu
Câu 1 : Chất X có CTPT C3H6O2. X là hợp chất đơn chức, chỉ phản ứng được với dung dịch NaOH, không phản ứng với Na. Viết CTCT có thể có của X
Câu 2 : Cho thứ tự các cặp oxi hóa khử là : Fe 2+ / Fe , Fe 3+ / Fe 2+ , Ag+ / Ag
Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho Fe vào dung dịch AgNO3 (dư)
Câu 3 :0 Cho các chất : Ag+ , Fe, Ca2+, Al3+, Pb2+, Ni, Cu2+, Sn2+ Hãy kể các chất có thể oxi hoá Zn thành Zn2+ là gì ?
Câu 000154 :. Cho các kim loại sau : Fe, Al, Cu, Zn, Mn,. Biết rằng kim loại Mn khử được Zn2+, và Al3+ không oxi hoá được Mn kim loại . Hãy sắp xếp các kim loại sau theo thứ tự tính khử giảm dần 
Câu 5 : 00023 Để thu được Tơ nilon 6-6, người ta tổng hợp từ các chất nào ? Viết phương trình phản ứng tổng hợp.
Câu 6 : 00002 Nhúng một đinh sắt vào 500 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi màu xanh dung dich nhạt dần, nồng độ dung dịch CuSO4 còn lại là 0,2M thì khối lượng đinh sắt tăng hay giảm bao nhiêu gam so với ban đầu ?
Câu 7 :00004 Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 8,96 lít khí hydro (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A, thu được bao nhiêu gam muối khan ?
Câu 8 : Biết rằng phân tử khối trung bình của một loại cao su thiên nhiên bằng 40.000, tìm số mắc xích gần đúng của đoạn mạch cao su
B.Phần riêng : (4 đ)
(Học sinh chỉ chọn phần dành riêng cho ban của mình)
I, Phần dành riêng cho ban A :
(Mỗi câu 0,6 đ. Riêng toán 1đ/ câu)
Câu 9 : 00Cho từng cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau (Al - Fe); (Cu - Ni) và nhúng trong dung dịch axit H+, kim loại bị ăn mòn là gì ? Viết phương trình oxi hóa- khử (tổng hợp) biểu diễn sự ăn mòn 
Câu 10 : 00005Tơ lapsan là tơ poli este tổng hợp từ axit terephtalic và etylen glycol. Viết phương trình phản ứng tổng hợp loại tơ này.
Câu 11: Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, viết các phản ứng xảy ra ở 2 điện cực 
Câu 12 :.00027 Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho :
	a, Metyl axetat + NaOH	b, Vinyl axetat + KOH 
Câu 13 : . Cho thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa khử Pb2+/ Pb = - 0,13 (V). Biết suất điện động của pin điện hóa (Fe-Pb) bằng + 0,31 (V). Tìm thế điện cực chuẩn của cặp Fe 2+ / Fe ?
Câu 14 : Glixin phản ứng được với axit nitrơ ở nhiệt độ thường do có nhóm chức gì ? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
II, Phần dành riêng cho ban B :
(Mỗi câu 0,6 đ. Riêng toán 1đ/ câu)
Câu 9 : 0000500005 Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 , hãy nêu 1 phương pháp đơn giản để loại được tạp chất, viết phương trình phản ứng chứng minh 
Câu 10 : Để phân biệt dung dịch saccarozo và dung dịch glucozo chỉ cần dùng 1 thuốc thử. Nêu cách làm (không cần viết PTPU)
Câu 11 00016: Cho các ion kim loại sau : Mg2+ , Zn2+, Fe2+ , Cr3+.Biết rằng kim loại Crôm khử được Fe2+, và Zn2+ không oxi hoá được kim loại crôm. Hãy sắp xếp thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion .
Câu 12 : Cho 13 gam Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng,dư, sau phản ứng thu được V (lít) khí N2. Tính V (đktc) ? 
Câu 13 : 00022Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là gì ? Viết phương trình tổng quát biểu diễn quá trình này
Câu 14 : Nêu các điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hoá học.
( Học sinh không được dùng bảng tuần hoàn)
----------Hết---------
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ 1.
LỚP 12 .
Mg = 24, Al = 27, Cu = 64, C = 12, H = 1, O =16, Fe = 56 , Cu = 64, S = 32
A. Phần chung cả 2 ban : Mỗi câu 0,6 đ. Riêng toán 1 đ/ câu
Câu 1 : Chất X có CTPT C3H6O2. X là hợp chất đơn chức, chỉ phản ứng được với dung dịch NaOH, không phản ứng với Na. Viết CTCT có thể có của X
Đáp : X là Este (0,3 đ) . CTCT X là H-COO-C2H5 hoặc CH3-COO-CH3 (0,3 đ)
Câu 2 : Cho thứ tự các cặp oxi hóa khử là : Fe 2+ / Fe , Fe 3+ / Fe 2+ , Ag+ / Ag
Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho Fe vào dung dịch AgNO3 (dư)
Đáp : Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag ↓ 
Vì AgNO3 nên 2 AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + 2Ag ↓ 
Câu 3 :0 Cho các chất : Ag+ , Fe, Ca2+, Al3+, Pb2+, Ni, Cu2+, Sn2+ Hày kể các chất có thể oxi hoá Zn thành Zn2+ là gì ?
Đáp : (Ag+, Pb2+, Cu2+, Sn2+ )
Câu 000154. Cho các kim loại sau : Fe, Al, Cu, Zn, Mn,. Biết rằng kim loại Mn khử được Zn2+, và Al3+ không oxi hoá được Mn kim loại . Hãy sắp xếp các kim loại sau theo thứ tự tính khử giảm dần 
Đáp Trật tự tính khử giảm dần là Al > Mn > Zn > Fe > Cu.
Câu 5 00023 Để thu được Tơ nilon 6-6, người ta tổng hợp từ các chất nào ? Viết phương trình phản ứng tổng hợp.
Đáp : có công thức cấu tạo là : H2N-[CH2]6-NH2 và HOOC- [CH2]4-COOH
PTPU : 
nH2N-[CH2]6-NH2 + nHOOC- [CH2]4-COOH → -(-HN-[CH2]6-NH-OC- [CH2]4-CO-)n + 2nH2O 
Câu 6 :00002 Nhúng một đinh sắt vào 500 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi màu xanh dung dich nhạt dần, thì nồng độ dung dịch CuSO4 còn lại là 0,2M thì khối lượng đinh sắt tăng hay giảm bao nhiêu gam so với ban đầu ?
	Đáp : số mol CuSO4 phản ứng : 0,5( 1 - 0,2) = 0,4 mol
+ PTPU Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
 0,4 (0,4) → 0,4
Khối lượng đinh sắt tăng so với ban đầu là : (64 - 56).0,4 = 3,2 gam
Câu 7 :00004 Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 8,96 lít khí hydro (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A, thu được bao nhiêu gam muối khan ?
Đáp : Phương trình phản ứng : Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 
 2Al + 3H2SO4 → Al2 (SO4)3 + 3 H2 
+ Số mol khí H2 : 8,96 : 22,4 = 0,4 mol → n H2 = n SO4 = 0,4 mol
+ Tổng khối lượng muối = m hỗn hợp + m SO4 = 7,8 + 96.0,4 = 46,2 (gam)
Câu 8 : Biết rằng phân tử khối trung bình của một loại cao su thiên nhiên bằng 40.000, tìm số mắc xích gần đúng của đoạn mạch cao su
Đáp : khối lượng của 1 mắc xích izopren là 68 → n = 40000/ 68 = 588
B.Phần riêng : (4 đ) (Mỗi câu 0,6 đ. Riêng toán 1đ/ câu)
(Học sinh chỉ chọn phần dành riêng cho ban của mình)
I, Phần dành riêng cho ban A :
Câu 9. 00Cho từng cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau (Al - Fe); (Cu - Ni) và nhúng trong dung dịch axit H+, kim loại bị ăn mòn là gì ? Viết phương trình oxi hóa- khử (tổng hợp) biểu diễn sự ăn mòn 
Đáp : Kim loại bị ăn mòn điện hoá là Al, Ni . 
Phương trình biểu diễn sự ăn mòn là : 
 Al + 3 H+ → Al3+ + 3/2 H2 và Ni + 2H+ → Ni2+ + 1/2 H2 
Câu 10. 00005Tơ lapsan là tơ poli este tổng hợp từ axit terephtalic HOOC-C6H4-COOH và etylen glycol C2H4(OH)2. Viết phương trình phản ứng tổng hợp loại tơ này.
Đáp : n HOOC-C6H4-COOH + n HO-C2H4--OH → -(-OC-C6H4-CO-O-C2H4-O-)n- + 2n H2O 
Câu 11. Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, viết các phản ứng xảy ra ở 2 điện cực 
Đáp : Ở catot (-) : 2 H2O + 2e → H2 ↑ + 2 OH- và phản ứng ở anot (+) là : 2 Cl- → Cl2 + 2e
Câu 12 :.00027 Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho :
	a, Metyl axetat + NaOH	b, Vinyl axetat + KOH 
Đáp : CH3-COOCH3 + NaOH → CH3-COONa + CH3-OH
 CH3-COOCH = CH2 + NaOH → CH3-COONa + CH3-CHO
Câu 13 : . Cho thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa khử Pb2+/ Pb = - 0,13 (V). Biết suất điện động của pin điện hóa (Fe-Pb) bằng + 0,31 (V). Tìm thế điện cực chuẩn của cặp Fe 2+ / Fe ?
 Đáp : Cực (+) là cực Pb. Ta có E0pin = E0 Pb2+ / Pb - E0 Fe 2+ / Fe 
nên E0 Fe 2+ / Fe = E0 Pb2+ / Pb - E0pin = - 0,13 - ( 0,31) = - 0,44 (V)
Câu 14 : Glixin phản ứng được với axit nitrơ ở t0 thường do có nhóm chức gì ? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Đáp : H2N-CH2-COOH + HNO2 → HO-CH2-COOH + N2 + H2O 
II, Phần dành riêng cho ban B :
Câu 9 : 0000500005 Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 , hãy nêu 1 phương pháp đơn giản để loại được tạp chất, viết phương trình phản ứng chứng minh 
Đáp : Ngâm bột Fe dư trong dung dịch hỗn hợp Cu2+ bị khử thành Cu kim loại tách ra lắng xuống, trong dung dịch còn lại FeSO4 , → Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓ 
Câu 10 : Để phân biệt dung dịch saccarozo và dung dịch glucozo chỉ cần dùng 1 thuốc thử. Nêu cách làm (không cần viết PTPU)
Đáp : Chọn thuốc thử là Cu(OH)2 / có NaOH có thể phân biệt được dung dịch saccarozo và dung dịch glucozo là vì dung dịch đường glucozo tạo ra kết tủa đỏ gạch khi đun nóng và dung dịch saccarozo tạo ra dung dịch có màu xanh lam
Câu 11 00016: Cho các ion kim loại sau : Mg2+ , Zn2+, Fe2+ , Cr3+.Biết rằng kim loại Crôm khử được Fe2+, và Zn2+ không oxi hoá được kim loại crôm. Hãy sắp xếp thứ tự tăng dần tính oxi hoá của chúng .
Đáp : Mg2+ < Zn2+ < Cr3+ < Fe2+ 
Câu 12 : Cho 13 gam Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng,dư, sau phản ứng thu được V (lít) khí N2. Tính V (đktc) ? (Zn = 65)
Đáp : 5Zn + 12HNO3 → 5Zn(NO3)2 + N2 + 6H2O 
+ Số mol Zn : 0,2 mol theo (1) → số mol khí 0,2 : 5 = 0,04 mol → V N2 = 0,04 x 22,4 = 0,896 (lít) 
Câu 13 : 00022Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là gì ? Viết phương trình tổng quát biểu diễn quá trình này
Đáp : Có tính khử (bị oxi hoá.) . Phương trình biểu diễn là M → Mn+ + ne 
Câu 14 : Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá là gì ?
 Đáp : Các điện cực phải khác chất.	
 Các điện cực phải tiếp xúc nhau .
 Các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.

File đính kèm:

  • docDeHD Hoa 12 Ky I so 2.doc
Giáo án liên quan