Đề thi học kì II năm học 2010 -2011 môn thi: hoá học thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là

 A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 2: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

 A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II năm học 2010 -2011 môn thi: hoá học thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 -2011
TRƯỜNG THPT MINHQUANG	 Môn thi: Hoá Học
	 Thời gian làm bài: 60 phút
 Mã đề thi 299
Họ, tên thí sinh: .......................................................................... 
Số báo danh: ............................................................................... 
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; Be = 9; ;O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) 
Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
 A. 2. 	B. 3. 	C. 1. 	D. 4.
Câu 2: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là 
 A. 4. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 2. 
Câu 3: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là 
 A. Fe(OH)2. 	B. Fe(OH)3. 	C. FeO. 	D. Fe2O3. 
Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là 
 A. ns2. 	B. ns2np1. 	C. ns1. 	D. ns2np2. 
Câu 5: Số oxi hóa của crom trong hợp chất Cr2O3 là 
+6. 	B. +2. 	C. +4. 	 D. +3. 
Câu 6: Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch
H2SO4 loãng. 	B. FeSO4. 	C. H2SO4 đặc, nóng. 	D. HCl.
Câu 7: Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là 
 A. K, Cu, Zn. 	B. Cu, K, Zn. 	C. Zn, Cu, K. 	D. K, Zn, Cu. 
Câu 8: Cho 8 gam hỗn hợp bột kim loại Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 4,48 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
 A. 27,2 g 	B. 30,4 g C. 24 g. 	D. 25,75 g.
Câu 9: Để bảo vệ vỏ tầu biển bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
 A. Zn 	B. Pb 	C. Sn 	D. Cu
Câu 10: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
 A. dầu hỏa. 	B. phenol lỏng. 	C. nước. 	D. ancol etylic.
Câu 11: Cho Fe tác dụng với nước ở nhiệt độ nhỏ hơn 5700C, sản phẩm thu được là
 A. Fe3O4 và H2 	B. Fe2O3 và H2	C. FeO và H2 	D. Fe(OH)3 và H2
Câu 12: Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?
CaCl2. 	B. MgCl2. 	C. FeCl2. 	D. AgNO3.
Câu 13: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là 
2,0. 	B. 2,2. 	C. 6,4. 	D. 8,5. 
Câu 14: Nguyên tử kim loại có cấu hình electron 1s22s22p63s1 là
 A. K (Z = 19). 	B. Li (Z = 3). 	C. Na (Z = 11). 	D. Mg (Z = 12).
Câu 15: Thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) khi cho 0,46 gam Na phản ứng hết với nước là 
 A. 0,560 lít. 	B. 0,672 lít. 	C. 0,224 lít. 	 D. 0,112 lít.
Câu 16: Cho dãy các kim loại: Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại cứng nhất trong dãy là 
 A. Mg. 	B. Fe. 	C. Cr. 	D. Na. 
Câu 17: Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là 
 A. Be, Mg, Ca. 	B. Li, Na, K. 	C. Na, K, Mg. 	D. Li, Na, Ca. 
Trang 1/3- Mã đề thi 299
Câu 18: Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch 
 A. H2SO4 (loãng). 	B. NaOH. 	C. KOH. 	D. H2SO4 (đặc, nguội). 
Câu 19: Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là
 A. 15 gam	B. 20 gam.	C. 25 gam.	D. 30 gam.
Câu 20: Thuốc thử để nhận biết cation Ba2+ trong dung dịch là
 A. Ba(OH)2.	B. H2SO4loãng.	C. NaOH.	D. NaCl.
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 8,90 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 0,2 mol khí thoát ra . Khối lượng của Mg trong hỗn hợp là 
A. 3,2g	 B. 4,8 g	 C. 7,0 g	D. 2,4 g	
Câu 22: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết hai khí CO2 và SO2
A. Ca(OH)2.	B. KOH.	C. CuSO4.	D. Br2.
Câu 23: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính? 
 A. Ba(OH)2 và Fe(OH)3. 	B. Cr(OH)3 và Al(OH)3. 
 C. NaOH và Al(OH)3. 	D. Ca(OH)2 và Cr(OH)3. 
Câu 24: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là 
 A. Na. 	B. Cs. 	C. K. 	D. Rb. 
Câu 25: Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Ion có cấu hình electron là
 A. 1s22s22p63s23p63d34s2. 	B. 1s22s22p63s23p63d44s1.
 C. 1s22s22p63s23p63d5.	 	D. 1s22s22p63s23p63d94s2.
Câu 26: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
 A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. 	B. bọt khí và kết tủa trắng.
 C. kết tủa trắng xuất hiện. 	D. bọt khí bay ra.
Câu 27: Cho phương trình phản ứng: Fe2O3 + 3CO 2X + 3CO2.
Chất X trong phương trình phản ứng trên là
Fe. 	B. FeO. 	C. Fe3O4. 	D. Fe3C.
Câu 28: Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là 
 A. 8,10 gam. 	B. 1,35 gam. 	C. 5,40 gam. 	D. 2,70 gam. 
Câu 29: Thể tích khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) sinh ra khi cho 1,92 gam bột Cu tác dụng với axit HNO3 loãng (dư) là 
1,120 lít. 	B. 0,224 lít. 	C. 0,448 lít. 	D. 0,672 lít.
Câu 30: Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là 
 A. Ca. 	B. Li. 	C. Be. 	D. K. 
Câu 31: Chất có tính lưỡng tính là 
 A. NaOH. 	B. NaHCO3. 	C. KNO3. 	D. NaCl. 
Câu 32: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
 A. quặng manhetit. 	B. quặng boxit. 	C. quặng đôlômit. 	D. quặng pirit.
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN [8 câu] 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) 
A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) 
Câu 33: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch 
 A. Na2CO3. 	B. CuSO4. 	C. CaCl2. 	D. KNO3. 
Câu 34: 10,2 gam Al2O3 tác dụng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,8M.
 Trang 2/3- Mã đề thi 299
 A. 600 ml 	B. 700 ml 	C. 250 ml 	D. 300 ml.
Câu 35: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)? 
 A. Dung dịch H2SO4 (loãng). 	B. Dung dịch HCl. 
 C. Dung dịch CuSO4. 	D. Dung dịch HNO3 (loãng, dư). 
Câu 36: Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch riêng biệt không màu là BaCl2, NaHCO3 và NaCl có thể dùng hoá chất nào để phân biệt được 3 dung dịch trên?
 A. H2SO4. 	B. AgNO3. 	C. CaCl2. 	D. Ba(OH)2. 
Câu 37: Thể tích H2SO4 đặc, nóng 1M tối thiểu để hoà tan hoàn toàn 16,8g Sắt kim loại là ( Biết sản phẩm khử duy nhất là SO2).
 A. 0,9 lit. 	B. 1,2 lit. 	C. 0,3 lit. 	D. 0,6 lit.
Câu 38: Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là 
 A. Al2O3. 	B. K2O. 	C. CuO. 	D. MgO. 
Câu 39: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
 A. 1,12. 	B. 2,24. 	C. 4,48. 	D. 3,36. 
Câu 40: Một vật bằng hợp kim Cu-Zn được nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng, hiện tượng xảy ra là
 A. Zn bị ăn mòn, có khí H2 thoát ra.	B. Zn bị ăn mòn, có khí SO2 thoát ra.
 C. Cu bị ăn mòn, có khí H2 thoát ra	D. Cu bị ăn mòn, có khí SO2 thoát ra. 
B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) 
Câu 41: Cho Eo(Zn2+/Zn) = – 0,76V; Eo(Sn2+/Sn) = – 0,14V. Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Zn–Sn là 
 A. 0,62V. 	B. 0,90V. 	C. – 0,62V. 	D. – 0,90V. 
Câu 42: Dung dịch có pH > 7 là 
 A. FeCl3. 	B. K2SO4. 	C. Na2CO3. 	D. Al2(SO4)3. 
Câu 43: Cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36l khí NO ( Sản phẩm khử duy nhất ở đktc) dung dịch Y và còn lại 2,4 gkim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m g muối khan. Giá trị của m là
 A. 151,5.	B. 137,1.	C. 97,5.	D. 108,9.
Câu 44: Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit bazơ? 
 A. Cr2O3. 	B. CO. 	C. CuO. 	D. CrO3. 
Câu 45: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là 
 A. 12,80. 	B. 12,00. 	C. 6,40. 	D. 16,53. 
Câu 46: Hòa tan hết 1,08gam hỗn hợp Cr và Fe trong dd HCl loãng, nóng thu được 448 ml (đktc) . Khối lượng crom có trong hỗn hợp là bao nhiêu gam?
 A. 0,065g	B. 0,520g	C. 0,56g	D. 1,015g
Câu 47: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là 
 A. (1), (3), (5). 	B. (1), (2), (3). 	C. (1), (3), (4). 	D. (1), (4), (5). 
Câu 48: Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là 
 A. Cu2+ + 2e → Cu. 	B. Cl2 + 2e → 2Cl-. 	C. Cu → Cu2+ + 2e. 	D. 2Cl- → Cl2 + 2e. 
Trang 3/3- Mã đề thi 299
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docĐề thi KII 12. 2011 Mã 299.doc