Đề thi học kì II năm học 2009 - 2010 môn hóa học lớp 11 – ban cơ bản

Câu 1:(0,5đ) Cho 1,88 gam phenol tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là:

A. 40 ml B. 30 ml C. 20 ml D. 10 ml

Câu 2: Cho các chất: metan, etan, buta-1,3-đien, eten, propen. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. 5 B. 3 C. 2 D. 4

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II năm học 2009 - 2010 môn hóa học lớp 11 – ban cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT HÒA PHÚ
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN HÓA HỌC LỚP 11 – BAN CƠ BẢN
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Mã đề thi 357
Họ và tên thí sinh:  Lớp 11B
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Thí sinh hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng nhất.
Câu 1:(0,5đ) Cho 1,88 gam phenol tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là:
A. 40 ml
B. 30 ml
C. 20 ml
D. 10 ml
Câu 2: Cho các chất: metan, etan, buta-1,3-đien, eten, propen. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 3: (0,5đ) Trung hòa 3,0 gam một axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là: (C = 12, H = 1, O = 16, Na = 23)
A. 4,2 gam
B. 4,9 gam
C. 5 gam
D. 4,1 gam
Câu 4: (0,5đ) Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một axit cacboxylic đơn chức cần dùng V lít O2 (đktc) thu được 0,04 mol CO2 và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 1,344
B. 1,008
C. 2,24
D. 0,896
Câu 5: Chất không tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 là:
A. CH3COCH3
B. OHC-CHO
C. C2H2
D. HCHO
Câu 6: Liên kết đôi do những liên kết nào hình thành ?
A. Liên kết p
B. Liên kết s
C. Hai liên kết s
D. Liên kết s và p
Câu 7: Dãy gồm hai chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 là:
A. etanal, axetilen
B. etanol, metanal
C. metanal, axeton
D. metanol, axetilen
Câu 8: Khi cho anđehit no, đơn chức phản ứng với H2 (dư) có xúc tác Ni, đun nóng thu được:
A. axit cacboxylic no đơn chức	
B. ancol no đơn chức bậc 3
C. ancol no đơn chức bậc 2	
D. ancol no đơn chức bậc 1
Câu 9: Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch Br2?
A. CH3COOH
B. C2H6
C. C2H5OH
D. CH2=CHCOOH
Câu 10: Cho dãy các chất: HCHO, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, C6H5OH, CH3COCH3. Số chất trong dãy tác dụng được với Na sinh ra H2 là:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 11: (0,5đ) Cho 2,2 gam một anđehit no đơn chức tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 10,8 gam Ag. Công thức phân tử của anđehit là: (C = 12, H=1, O= 16, Ag=108)
A. C2H5CHO
B. HCHO
C. CH3CHO
D. C3H7CHO
Câu 12: Etanol và axit axetic đều tác dụng với:
A. Na2CO3
B. HCl
C. Na
D. NaOH
Câu 13: Chất phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra Ag là:
A. axit etanoic
B. etanal
C. etanol
D. glixerol
Câu 14: Công thức cấu tạo của glixerol là:
A. HOCH2CHOHCH2OH	
B. HOCH2CH2CH2OH
C. HOCH2CH2OH	
D. HOCH2CHOHCH3
Câu 15: (0,5đ) Oxi hóa ancol no đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi của Y so với hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3-CHOH-CH3	
B. CH3CH2CH2OH
C. CH3-CO-CH3	
D. CH3CH2CHOHCH3
Câu 16: Số đồng phân anđehit có công thức phân tử C4H8O là:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 17: Thuốc thử dùng để phân biệt giữa phenol và ancol etylic là:
A. Na
B. dd Br2
C. dd NaOH
D. quỳ tím
Câu 18: Chất không phản ứng với NaOH là:
A. axit clohiđric
B. axit axetic
C. anđehit axetic
D. phenol
Câu 19: (0,5đ) Cho sơ đồ phản ứng: C2H5OH → X → CH3COOH (mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng). Chất X là:
A. CH4
B. C2H5CHO
C. CH3CHO
D. HCHO
Câu 20: (0,5đ) Cho 4,6 gam ancol etylic phản ứng hoàn toàn với Na (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12
B. 2,24
C. 3,36
D. 4,48
Câu 21: (0,5đ) Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol no đơn chức mạch hở, sau phản ứng thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Công thức của ancol là: (C = 12, H = 1, O = 16)
A. C2H5OH
B. C3H7OH
C. CH3OH
D. C4H9OH
Câu 22: (0,5đ) Cho các chất : phenol(1) , etanol (2) , dimetylete(3), metanol (4). Nhiệt độ sôi giảm dần theo thứ tự:
A. 4> 3> 2> 1
B. 1 > 2 >4> 3
C. 3> 2>4>1
D. 2> 1>3>4
Câu 23: (0,5đ) chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt: axetilen, etilen, etanal.
A. quì tím
B. KMnO4
C. AgNO3/NH3
D. dung dịch Br2
Câu 24: Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan bất kỳ thì tạo ra
A. số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.	
B. số mol CO2 bằng số mol H2O
C. Không xác định được	
D. số mol H2O lớn hơn số mol CO2.
Câu 25: Anken CH3-C(CH3)=CH-CH3 có tên là:
A. 2-metylbut-1-en
B. 2-metylbut-3-en
C. 2-metylbut-2-en
D. 3-metylbut-1-en
Câu 26: Để phân biệt Phenol, Benzen, Stiren người ta sử dụng thuốc thử
A. Quỳ Tím
B. Na kim loại
C. Dung dịch Brôm
D. Dung dịch NaOH
Câu 27: Oxi hóa etanol bằng CuO, đun nóng thu được 1 chất hữu cơ X. X là:
A. propanal
B. anđehit axetic
C. anđehit fomic.	
D. axeton
Câu 28: Số dẫn xuất monoclo thu được khi cho 2,2-dimetylpropan tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol 1:1 là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 29: Axit axetic không tác dụng được với:
A. Na2SO4
B. Na
C. CaCO3
D. C2H5OH
Câu 30: Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là:
A. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0)	
B. CnH2n+1 CHO (n ≥ 0)
C. CnH2n-3 CHO (n ≥ 2)	
D. CnH2n-1CHO (n ≥ 2)
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docMa de 357.doc
Giáo án liên quan