Đề thi học kì I – năm học 2007-2008 môn thi: hoá học. khối 10

Câu 1: Chọn phát biểu sai:

A. Tinh thể NaCl thuộc loại tinh thể ion. B. Tinh thể NaCl tan nhiều trong nước.

C. Tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử.

D. Liên kết trong tinh thể phân tử là liên kết cộng hoá trị.

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I – năm học 2007-2008 môn thi: hoá học. khối 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục & Đào Tạo TP.HCM	 ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2007-2008
Trường THPT DL An Đông	MÔN THI: HOÁ HỌC. KHỐI 10
Mã đề: 107	THỜI GIAN LÀM BÀI: 50 PHÚT
PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3đ
Câu 1: Chọn phát biểu sai:
A. Tinh thể NaCl thuộc loại tinh thể ion.	B. Tinh thể NaCl tan nhiều trong nước.
C. Tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử.
D. Liên kết trong tinh thể phân tử là liên kết cộng hoá trị.
Câu 2: Phản ứng nào bao giờ cũng là phản ứng oxi hoá khử?
A. Phản ứng trao đổi	B. Phản ứng phân huỷ
C. Phản ứng hoá hợp	D. Phản ứng thế
Câu 3: Chọn phát biểu đúng về hoá trị của Na và Cl trong phân tử NaCl:
A. Cộng hoá trị Na là 1, cộng hoá trị Cl là 1.	B. Cộng hoá trị Na là 1, điện hoá trị Cl là 1-.
C. Điện hoá trị Na là 1+, điện hoá trị Cl là 1-.	D. Điện hoá trị Na là 1+, cộng hoá trị Cl là 1.
Câu 4: Cho các nguyên tố hoá học: 11Na, 13Al, 19K. Thứ tự giảm dần tính kim loại của chúng là
A. Na > Al > K	B. K Na > Al
Câu 5: Dãy các chất nào sau đây chỉ có liên kết ion?
A. NaCl, KBr, BaO	B. NaCl, HCl, KBr
C. BaO, KBr, H2O	D. CaF2, NaCl, CO2
Câu 6: Phương trình nào sau đây biểu diễn sự hình thành ion S2- từ nguyên tử S?
A. S – 2e ® S2-	B. S + 2e ® S2-	C. S ® S2- + 2e	D. S2- ® S + 2e
Câu 7: Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hoá khử?
 	A. CH4 + 2O2 ® CO2 + 2H2O	B. K2O + H2O ® 2KOH
 	C. 2NaOH + Cl2 ® NaCl + NaClO + H2O	D. 3FeO + 10HNO3 ® 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Câu 8: Dãy các chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hoá trị?
A. CH4, H2, Na2O	B. N2, HF, NaF
C. N2, Cl2, HCl	D. Cl2, HF, KCl
Câu 9: Trong phản ứng 6KOHđ + 3Cl2 5KCl + KClO3 + 3H2O. Cl2 đóng vai trò:
A. Chất oxi hoá.	B. Vừa chất oxi hoá, vừa chất khử.
C. Chất khử.	D. Không là chất oxi hoá, không là chất khử.
Câu 10: Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá khử trong các phản ứng sau?
A. NH3 + HCl ® NH4Cl	B. BaO + CO2 ® BaCO3
C. 2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2	D. 2NH3 + 3Cl2 ® N2 + 6HCl
Câu 11: Chất bị khử là:
A. Chất có số oxi hoá tăng sau phản ứng.	B. Chất nhận electron.
C. Chất nhường electron.	D. Chất có số oxi hoá không đổi.
Câu 12: Trong phản ứng nào sau đây HNO3 không là chất oxi hoá?
A. Fe2O3 + 6HNO3 ® 2Fe(NO3)3 + 3H2O	B. 3FeO + 10HNO3 ® 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
C. 3Fe3O4 + 28HNO3 ® 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O	D. Fe + 4HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
TỰ LUẬN: 7đ
Câu 1: (2đ) Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
Zn + H2SO4đ ® ZnSO4 + S + H2O
Fe + HNO3đ Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Câu 2: (2đ) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các chất sau: H2O, CO2, N2, NH3.
Câu 3: (3đ) Hoà tan m gam nhôm trong 800 ml dd HCl 2M (axit dư), thu được 13,44 lit khí (đkc).
Tính m?
Tính nồng độ mol/l của dd thu được sau phản ứng? (Giả sử thể tích dd không đổi)
Cho Al = 27 ; Cl = 35,5 ; H = 1. H (Z=1) ; O (Z=8) ; C (Z=6) ; N (Z=7) 
HẾT
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:	
SỐ BÁO DANH: 	

File đính kèm:

  • docDE HOA.doc