Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện chu kỳ: 2010 - 2012 môn: Hoá học 9

Câu 1 (1 điểm):

Xác định các chất và hoàn thành các phương trình hóa học sau:

 A + Cl2 B

 dung dịch B + Al (dư) AlCl3 + A

 A + O2 C

 C + H2SO4 D + E + H2O

Câu 2 (1 điểm):

Cho m gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khí sinh ra được hấp thụ toàn bộ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 25 gam kết tủa. Tính giá trị của m.

Câu 3 (1 điểm):

Có ba lọ đựng ba hỗn hợp dạng bột: (Al, Al2O3), (Fe, FeO), (FeO, Fe2O3). Trình bầy phương pháp hóa học để nhận biết các hỗn hợp trên.

Câu 4 (1 điểm):

Trộn lẫn 3 dung dịch H3PO4 6% (d=1.03g/ml), dung dịch H3PO4 4% (d=1.02g/ml), dung dịch H3PO4 2% (d=1.01g/ml) theo tỉ lệ 1:3:2 về thể tích. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

Câu 5 (2 điểm):

Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO4. Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam.

Tính khối lượng kim loại đồng đã bám lên thanh kẽm và bám lên thanh sắt.

 

doc1 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện chu kỳ: 2010 - 2012 môn: Hoá học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
HUYỆN TÂN YÊN
Chu kỳ: 2010 - 2012
Môn: Hoá học
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (1 điểm):
Xác định các chất và hoàn thành các phương trình hóa học sau:
 A + Cl2 B 
 dung dịch B + Al (dư) AlCl3 + A 
 A + O2 C 
 C + H2SO4 D + E + H2O 
Câu 2 (1 điểm):
Cho m gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khí sinh ra được hấp thụ toàn bộ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 25 gam kết tủa. Tính giá trị của m.
Câu 3 (1 điểm):
Có ba lọ đựng ba hỗn hợp dạng bột: (Al, Al2O3), (Fe, FeO), (FeO, Fe2O3). Trình bầy phương pháp hóa học để nhận biết các hỗn hợp trên.
Câu 4 (1 điểm):
Trộn lẫn 3 dung dịch H3PO4 6% (d=1.03g/ml), dung dịch H3PO4 4% (d=1.02g/ml), dung dịch H3PO4 2% (d=1.01g/ml) theo tỉ lệ 1:3:2 về thể tích. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Câu 5 (2 điểm): 
Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO4. Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam.
Tính khối lượng kim loại đồng đã bám lên thanh kẽm và bám lên thanh sắt.
Câu 6 (2 điểm):
Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp A gồm 2 anken, sản phẩm cháy được dẫn lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 chứa dung dịch KOH dư thấy khối lượng bình 2 tăng nhiều hơn khối lượng bình một là 39 gam (các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
a/Tìm khối lượng khí oxi đã dùng để đốt cháy 2 anken.
b/Xác định công thức phân tử của 2 anken trên biết chúng là 2 đồng đẳng liên tiếp.
Câu 7 (2 điểm):
Nung a gam Cu trong b gam O2 thu được sản phẩm X. X tan hoàn toàn trong c gam dung dịch H2SO4 nồng độ 85% (đun nóng) thu được dung dịch Y và khí Z. Toàn bộ khí Z phản ứng hết với oxi dư (có xúc tác) tạo ra oxit T, tất cả lượng oxit này phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0,2M tạo ra 2,62 gam muối Q. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH thì phải dùng hết ít nhất 300 ml dung dịch NaOH nồng độ 1M mới tạo được lượng kết tủa tối đa. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với Ba(OH)2 thì phải dùng hết ít nhất V ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 1,5M mới tạo ra được lượng kết tủa tối đa là 44,75 gam. 
Tìm a, b, c, V (biết các phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn).

File đính kèm:

  • docDe hoa hoc.doc