Đề thi dự thảo học kỳ II năm học 2009 - 2010 môn : hóa học 9
Câu 1: Phản ứng đặc trưng cho liên kết đôi, liên kết ba là:
A. Phản ứng cộng B. Phản ứng trao đổi
C. Phản ứng thế D. Phản ứng oxi hóa khử
Câu 2: Etilen tham gia phản ứng cộng do:
A. Etilen là một chất khí B. Trong etilen có 2 nguyên tử cacbon
C. Etilen có phân tử khối 28 đvC D. Trong phân tử etilen có1 liên kết đôi giữa2 nguyên tử Cacbon
PHÒNG GD-ĐT TRÀ ÔN ĐỀ THI DỰ THẢO HỌC KỲ II . Năm học 2009 - 2010 TRƯỜNG THCS XUÂN HIỆP MÔN : HÓA HỌC 9 I/ TRẮC NGHIỆM: (3Đ) Đánh dấu (x) vào ý đúng nhất: Câu 1: Phản ứng đặc trưng cho liên kết đôi, liên kết ba là: A. Phản ứng cộng B. Phản ứng trao đổi C. Phản ứng thế D. Phản ứng oxi hóa khử Câu 2: Etilen tham gia phản ứng cộng do: A. Etilen là một chất khí B. Trong etilen có 2 nguyên tử cacbon C. Etilen có phân tử khối 28 đvC D. Trong phân tử etilen có1 liên kết đôi giữa2 nguyên tử Cacbon Câu 3: Nguyên tố B có Z = 15, vị trí của B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố là: A. Chu kì 3 nhóm III B. Chu kì 3 nhóm IV C. Chu kì 3 nhóm V D. Chu kì 3 nhóm VI Câu 4: Phương pháp để phân biệt khí Metan và khí Etilen : A. Thử tính tan trong nước B. Sự thay đổi màu của dung dịch nước Brom C. So sánh khối lượng riêng D. Phân tích thành phần định lượng các hợp chất. Câu 5: Phương pháp nào tẩy vết dầu lạc dính vào quần áo: A. Giặt bằng nước B. Tẩy bằng giấm C. Tẩy bằng chanh D. Tẩy bằng xăng Câu 6: Sắp xếp nào đúng theo chiều tính phi kim tăng dần: A. P, N, As, O, F B. As, P, N, O, F C. P, As, N, O, F D. N, P, As, O, F Câu 7: 5,6 gam Etilen có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu gam Brom: A. 16g B. 32g C. 40g D. 120g Câu 8: Dầu mỏ là: A . Một loại nhiên liệu B. Một hợp chất hóa học C . Hỗn hợp những Hiđrocacbon D. Có nhiệt độ sôi cố định Câu 9: Phản ứng Este hóa là phản ứng : A. CH4 với Cl2 B. C2H2 với dung dịch Br2 C. C2H5OH với Na D. CH3COOH với C2H5OH. Câu 10: Cấu tạo đặc biệt của phân tử Benzen là: A. Phân tử có vòng 6 cạnh B. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn C. Phân tử có 3 liên kết đôi D. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa liên kết đôi và liên kết đơn. Câu 11: Chất nào làm mất màu dung dịch Brom: A. CO2 B. CH4 C. C2H4 D. C6H6 Câu 12: Ở nhiệt độ cao Cacbon tác dụng với Hiđro sinh ra: A. Metan B. Etilen C. Axetilen D. Benzen II/ TỰ LUẬN: (7Đ) Câu 1: Hoàn thành các phương trình sau: (2 điểm) a. CH2 = CH2 + Br2 b. C2H5OH + CH3COOH c. C6H6 + H2 ( Ni, t = 180) d. CH4 + Cl2 Câu 2: Bằng phương pháp hóa học nhận diện các lọ bị mất nhãn chứa các chất khí sau: - Khí Cacbonic, Khí Metan, Khí Etilen - Viết phương trình phản ứng minh họa? Câu 3: Bài toán: (3 điểm) a/ Tính thể tích khí Oxi cần để đốt cháy 5,6 lit CH4 và tính lượng sản phẩm sinh ra ? Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. b/ Nếu dẫn sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? ( Biết C = 12, O = 16, H =1, Ca = 40 ) ĐÁP ÁN I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3 ĐIỂM) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D C B D B B C D B C A II/ TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM) Câu 1: CH2 = CH2 + Br2 Br – CH2 – CH2 – Br (0,5điểm) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O (0,5điểm) C6H6 + 3H2 C6H12 (0,5điểm) CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl (0,5điểm) Câu 2: - Dùng dung dịch Brom nhận biết C2H4. (0,5điểm) PTHH: C2H4 + Br2 C2H4Br2 (0,25điểm) - Dùng dung dịch Ca(OH)2 nhận biết CO2. (0,5điểm) PTHH: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (0,25điểm) - Còn lại là CH4 (0,5điểm) Câu 3: a. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (0,5điểm) - Thể tích oxi : 11,2 lit. (0,5điểm) - Khối lượng CO2 : 11 gam (0,5điểm) - Khối lượng H2O : 9 gam (0,5điểm) b. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (0,5điểm) Khối lượng CaCO3 kết tủa: 25 gam (0,5điểm) ơ ơ Hết ơ ơ
File đính kèm:
- DC du thao hk2.doc