Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn Sinh học lớp 6 năm học 2006-2007 - Phòng GD & ĐT huyện Đoan Hùng
c) Các tế bào con lớn lên bằng tế bào mẹ lại phân chia.
d) a và b.
e) a, b và c.
2. Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?
a) Tế bào mô mềm. b) Tế bào mô nâng đỡ
c) Tế bào mô phân sinh d) Cả a, b và c
Câu 2 (2 điểm). Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? chức năng của mỗi loại là gì?
Câu 3 (2 điểm) Có mấy loại sinh sản sinh dưỡng. Trong các cách nhân giống, cách nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao?
Câu 4(2 điểm) Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa. Dựa vào đặc điểm nào của Hoa để phân biệt Hoa đơn tính và Hoa lưỡng tính? Vì sao?
Câu 5 (2 điểm) Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm.
Tại sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
h của một số là kéo dài và phát triển thành bình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hoá bởi dịch tiêu hoá được tiết ra ở các tuyến ở thành bình. - Lá biến thành cơ quan dự chữ chất dinh dưỡng như: Hành, tỏi....Phần bẹ lá dày lên trở thành cơ quan dự chữ chất dinh dưỡng cho cây. - Lá biến thành gai như cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được - Lá biến thành vảy như lá cây rong ta, lá có dạng vảy mỏng che trở cho thân rễ sống ở dưới đất. - Lá biến thành tua cuốn như lá cây đậu Hà Lan, lá có dạng tua quấn giúp cây leo. 2.0 Câu 3 (2 điểm) Có mấy loại sinh sản sinh dưỡng. Trong các cách nhân giống, cách nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao? Đáp án chấm Biểu điểm Có 2 loại sinh sản sinh dưỡng, sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng nhân tạo 0.5 Trong các cách nhân giống thì nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kỹ thuật này có ưu điểm lớn là: Đòi hỏi nguồn nguyên liệu dẽ kiếm, rẻ tiền: một nhánh nhỏ của một loại mô bất kỳ của cây mẹ. Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian rất ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống. 1.5 Câu 4(2 điểm) Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa. Dựa vào đặc điểm nào của Hoa để phân biệt Hoa đơn tính và Hoa lưỡng tính? Vì sao? Đáp án chấm Biểu điểm Hoa gồm các bộ phận: Cuống, đế, đài, tràng, nhị và nhuỵ. 0.5 Trong đó bộ phận có chức năng sinh sản chủ yếu là nhị và nhuỵ. Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực, nhuỵ có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái (nhị và nhuỵ là bộ phận sinh sản chính của Hoa), phân biệt Hoa đơn tính hay lưỡng tính dựa vào đặc điểm này. 1.5 Câu 5 (2 điểm) Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm. Tại sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh? Đáp án chấm Biểu điểm - Giống nhau: đều có vỏ bọc bảo vệ hạt, phôi, phôi đều có chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm. 0.5 - Khác nhau: Phôi của hạt cây hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt một lá mầm thì có một lá mầm. Chất dinh dưỡng dự chữ ở hạt cây 2 lá mầm nằm trong 2 lá mầm., còn ở cây một lá mầm nằm ở phôi nhũ. 0.5 Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo là hạt khoẻ, có nhiều chất dinh dưỡng, đó là điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khoẻ. Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là hạt khoẻ là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt. 1.0 Một số lưu ý khi chấm bài: - Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm dựa vào lời giải sơ lược của một cách. Khi chấm, giám khảo phải bám sát yêu cầu trình bày lời giải đầy đủ, chi tiết và hợp logic. - Thí sinh làm cách khác mà đúng thì tổ chấm cần thống nhất cho điểm từng phần tương ứng với thang điểm của hướng dẫn chấm. - Tổ chấm có thể chia nhỏ điểm tới 0,25 điểm. - Điểm của bài thi là tổng điểm thành phần không làm tròn số. ________________________________________________ Phòng Giáo dục Huyện Đoan Hùng đề thi chọn học sinh năng khiếu Năm học 2006 – 2007 Môn : Sinh học lớp 7 (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) ___________________________________________ Câu 1 (1.5 điểm) Em hãy trình bày đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? Câu 2 (3 điểm) Hãy chứng minh những đặc điểm cấu tạo ngoài của Cá thích nghi với đời sống bơi lặn. Câu 3 (2 điểm) Hãy kể tên những bộ thú mà em đã học? Trong các bộ thú đó bộ thú nào là thông minh nhất? Hãy nêu những đặc điểm khác cơ bản của bộ thú đó? Câu 4 (2 điểm) Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, sự sinh sản của thú (thỏ) thể hiện sự hoàn chỉnh so với các lớp động vật có xương sống đã học? Câu 5 (1.5 điểm) Bằng kiến thức đã học hoàn thành các câu sau: Tập đoàn....(1). Dù có nhiều ..(2)... nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật..(3).. vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và ..(4)... _______________________________________________________ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Phòng Giáo dục Huyện Đoan Hùng Hướng dẫn chấm thi Môn : Sinh học 7 Câu 1 ( 1.5 điểm) Em hãy trình bày đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? Đáp án chấm Biểu điểm Đặc điểm chung: Cơ thể có kích thước hiển vi Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống Phần lớn dị dưỡng Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm Sinh sản theo kiểu phân đôi (vo tính) 1.5 Câu 2 (2.5 điểm) Hãy chứng minh những đặc điểm cấu tạo ngoài của Cá thích nghi với đời sống bơi lặn. Đáp án chấm Điểm Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi Thân Cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân Giúp thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang và giảm sức cản của nước 0.5 Mắt Cá không có mi, màng mắt tiếp súc với môi trường nước Màng mắt không bị khô và dễ dàng phát hiện ra mồi và kẻ thù 0.5 Vảy Cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy Giảm sức cản của nước và ma sát giữa cá với môi trường nước 0.5 Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như mái lợp Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang và giảm ma sát giữa da cá với môi trường nước 0.5 Vây cá có các tia vẫy được căng bởi da mỏng, khớp đọng với thân. Giúp cho thân cá cử động dễ dàng và có vai trò như bơi chèo. 0.5 Câu 3 (2.5 điểm) Hãy kể tên những bộ thú mà em đã học? Trong các bộ thú đó bộ thú nào là thông minh nhất? Hãy nêu những đặc điểm khác cơ bản của bộ thú đó? Đáp án chấm Điểm Các bộ thú đã học Bộ móng guốc 2.0 Bộ ăn thịt Bộ thú huyệt Bộ thú túi Bộ Dơi Bộ Cá voi Bộ ăn sâu bọ Bộ gặm nhấm Bộ Linh trưởng Trong các bộ thú đó thì linh trưởng là bộ thông minh nhất. Linh trưởng có tứ chi ( đặc biệt bàn tay, bàn chân có 5 ngón thích nghi với sự cầm nắm và leo chèo và ngón cái đối diện được với 4 ngón còn lại, bộ não phát triển nhất 0.5 Câu 4 ( 2 điểm) Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, sự sinh sản của thú (thỏ) thể hiện sự hoàn chỉnh so với các lớp động vật có xương sống đã học? Đáp án chấm Biểu điểm Hệ tuần hoàn: tim 4 ngăn riêng biệt, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, 2 vòng tuần hoàn 0.5 Hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi nhiều phế nang với mạng mao mạch dày đặc và sự thông khí ở phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành 0.5 Hệ thần kinh: Bộ não phát triển hơn đặc biệt là bán cầu não và tiểu não phát triển giúp cho thỏ có những phản xạ và cử động phức tạp 0.5 Sinh sản: có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ 0.5 Câu 5( 1.5 điểm) Bằng kiến thức đã học hoàn thành các câu sau: Tập đoàn....(1). Dù có nhiều ..(2)... nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật..(3).. vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và ..(4)... Đáp án chấm Biểu điểm Trùng roi Tế bào Đơn bào Động vật đa bào 1.5 Một số lưu ý khi chấm bài: - Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm dựa vào lời giải sơ lược của một cách. Khi chấm, giám khảo phải bám sát yêu cầu trình bày lời giải đầy đủ, chi tiết và hợp logic. - Thí sinh làm cách khác mà đúng thì tổ chấm cần thống nhất cho điểm từng phần tương ứng với thang điểm của hướng dẫn chấm. - Tổ chấm có thể chia nhỏ điểm tới 0,25 điểm. - Điểm của bài thi là tổng điểm thành phần không làm tròn số. ________________________________________________ Phòng Giáo dục Huyện Đoan Hùng đề thi chọn học sinh năng khiếu Năm học 2006 – 2007 Môn : Sinh học lớp 8 (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) ___________________________________________ Câu 1: (1,5 điểm ). Nêu đặc điểm của hệ cơ người tiến hoá hơn hệ cơ thú ? Câu 2: (2 điểm ). Miễn dịch là gì? Thế nào là miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo. So sánh hai loại miễn dịch đó? Câu 3. (2.5 điểm). Điền bổ sung để hoàn chỉnh sơ đồ sau và trình bày những hiểu biết của em về sơ đồ đó? Câu 4 (2 điểm) So sánh hoạt động hô hấp ở cơ thể người so với Thỏ? Câu 5: (2 điểm ) a) Hãy nêu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh đau mắt hột? b) Cận thị là gì ? Trong mắt cận thị ảnh của vật sẽ xuất hiện ở đâu so với màng lưới ?. _______________________________________________________ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Phòng Giáo dục Huyện Đoan Hùng Hướng dẫn chấm thi Môn : Sinh học 8 Câu 1: (1,5 điểm ). Nêu đặc điểm của hệ cơ người tiến hoá hơn hệ cơ thú ? Đáp án Điểm - Cơ chi trên và cơ chi dưới phân hoá khác với động vật. Tay có nhiều cơ phân hoá thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay. 0,75 - Cơ chân lớn, khoẻ, cử động chủ yếu là gấp, duỗi. 0.25 - Người có tiếng nói phong phú nên cơ vận động lưỡi phát triển. 0.25 - Cơ mặt phân hoá giúp người thể hiện tình cảm. 0.25 Câu 2: (2 điểm ). Miễn dịch là gì? Thế nào là miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo. So sánh hai loại miễn dịch đó? Miễn dịch là khả năng con người không bị mắc một số bệnh nào đó ngay cả khi sống ở môi trường có tác nhân gây bệnh đó 0.5 + Miễn dịch tự nhiên: Là hiện tượng cơ thể đã từng bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó và sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó nữa + Miễn dịch nhân tạo: Là hiện tượng người được tiêm Văxin phòng một bệnh nào đó thì sau đó không mắc bệnh đó nữa 0,5 Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo + Giống nhau: Đều là khả năng của cơ thể chống lại sự mắc phải một hay một số bệnh nào đó + Khác nhau: - Miễn dịch tự nhiên là miễn dịch có được sau khi cơ thể bị mắc một bệnh nào đó và tự khỏi. - Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch có được sau khi cơ thể được tiêm Văxin phòng bệnh 1.0 Câu 3. (2.5 điểm). Điền bổ sung để hoàn chỉnh sơ đồ sau và trình bày những hiểu
File đính kèm:
- Dedap an Sinh 6 moi.doc