Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn thi: Ngữ văn 7

Câu 1. Những câu sau đây, câu nào đúng ngữ pháp, câu nào sai ngữ pháp? Hãy chỉ ra chỗ sai và chữa lại cho đúng?

a. Những học sinh chăm ngoan học giỏi trong kì thi vừa qua.

b.Bạn Nga, người lớp trưởng mà tôi yêu quý nhất

c. Để tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

d. Cứ mỗi lần nhìn lên bầu trời của quê hương.

e.Nơi đây nhiều trận đánh ác liệt đã xảy ra

g.Chúng em càng đến gần ngày thi thì tinh thần hăng hái đã được bộc lộ một cách rõ nét

Câu2. Đặt ba câu và phân tích cấu tạo :

a. Câu có chứa cụm danh từ.

b. Câu có chứa cụm động từ

c. Câu có chứa cụm tính từ

Câu3. Hãy dùng lời văn tự sự viết bài văn kể về một học sinh dũng cảm tự nhận lỗi của mình trước cô giáo và trước cả lớp?

 

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn thi: Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Đề Thi chọn học sinh giỏi trường
 Môn thi: Ngữ văn 7
 Thời gian: 90 Phút.
 Đề ra:
Câu 1. Những câu sau đây, câu nào đúng ngữ pháp, câu nào sai ngữ pháp? Hãy chỉ ra chỗ sai và chữa lại cho đúng?
a. Những học sinh chăm ngoan học giỏi trong kì thi vừa qua.
b.Bạn Nga, người lớp trưởng mà tôi yêu quý nhất
c. Để tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
d. Cứ mỗi lần nhìn lên bầu trời của quê hương.
e.Nơi đây nhiều trận đánh ác liệt đã xảy ra
g.Chúng em càng đến gần ngày thi thì tinh thần hăng hái đã được bộc lộ một cách rõ nét
Câu2. Đặt ba câu và phân tích cấu tạo :
a. Câu có chứa cụm danh từ.
b. Câu có chứa cụm động từ
c. Câu có chứa cụm tính từ
Câu3. Hãy dùng lời văn tự sự viết bài văn kể về một học sinh dũng cảm tự nhận lỗi của mình trước cô giáo và trước cả lớp?
Đề Thi chọn học sinh giỏi trường
 Môn thi: Ngữ văn 7
 Thời gian: 90 Phút.
 Đề ra:
Câu 1. Hoàn chỉnh các câu dưới đây bằng cách điền các từ, hoặc các cụm từ vào chỗ dấu chấm lửng (...).
a. Khi mặt trời từ dưới biển nhô lên khỏi rặng núi xa xa...
b. Qua câu chuyện nhạt phèo của hai cậu,...thấy thật rất phí thời gian.
c. Mỗi khi đi đến cổng trường...
d. Vì sự khó khăn triền miên trong cuộc sống hàng ngày của bạn Lan...
e. Với sự giúp đỡ nhiệt tình và vô tư của các bạn trong lớp...
g. Qua những ngọn thác cheo leo,...lại lặng lẽ trôi theo dòng nước ra tận biển khơi.
Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn ( 10 -> 15 dòng ) nêu cảm nghĩ của em về ngày khai trường?
Câu 3. Có một lần, Thuỷ Tinh tình cờ gặp Mỹ Nương. Chàng có cơ hội để thanh minh chuyện cũ. Hãy thay lời Thuỷ Tinh để kể lại cuộc gặp gỡ ấy? 
Đề Thi chọn học sinh giỏi trường
 Môn thi: Ngữ văn 7; Thời gian: 90 Phút.
 Đề ra:
Câu 1. Cho đoạn thơ:
 “ Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng”
 ( Lượm- Tố Hữu)
a, Chỉ ra nghệ thuật có trong đoạn thơ trên?
b, Phân tích tác dụng của nghệ thuật đó? 
Câu 2.
 Cảm nhận của em về bài ca dao:
 “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
 Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
 Thân em như chẽn lúa đòng đòng
 Phất phơ dưới ngọn ánh hồng ban mai”
 Bài Làm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đề Thi chọn học sinh giỏi trường
 Môn thi: Ngữ văn 7; Thời gian: 90 Phút. 
 Đề ra:
Câu 1. Giải thích nghĩa của từ ghép được in đậm trong các câu sau đây?
a, Mọi người phải cùng nhau gánh vác việc chung
b, Đất nước ta đang trên dà thay da đổi thịt
c, Bà con lối xóm ăn ở với nhau rất hoà thuận
d, Chị Võ Thị Sáu có một ý chí sắt đá trước quân thù.
Câu 2. Phân tích biện pháp nghệ thuật tu từ có trong hai câu thơ sau:
 “ Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm”
 ( Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ )
Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn có câu mở đoạn: “ Lớp em luôn đứng đầu trường trong mọi phong trào của Đội” ( Đoạn văn khoảng 15->20 dòng)
Câu 4. Cảm nhận của em về bài ca dao:
 “ Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Đề Thi chọn học sinh giỏi trường
 Môn thi: Ngữ văn 7; Thời gian: 90 Phút. 
 Đề ra:
Câu1. Hãy hoàn thành những câu sau:
- Những chiến sĩ quân giải phóng. 
- Đi qua chiếc cầu mới bắc qua sông.
- Mỗi khi em đi qua lớp học.
- Với sự giúp đỡ nhiệt tình của Nam.
- Mùa xuân đã đến.
Câu 2. Phân tích nghệ thuật tu từ có trong đoạn thơ sau:
 “Ta đi tới, trên đường ta tiếp bước
 Rắn như thép, vững như đồng
 Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
 Cao như núi, dài như sông
 Chí ta lớn như biển Đông trước mặt”
 ( Tố Hữu)
Câu3. Hãy dùng lời văn tự sự viết một đoạn văn triển khai câu chủ đề: “ Tôi có một người bạn thân học cùng lớp”.
Câu4. Cảm nhận của em về bài ca dao:
 “ Anh em nào phải người xa
 Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
 Yêu nhau như thể tay chân tay
 Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy”
Đề Thi chọn học sinh giỏi trường
 Môn thi: Ngữ văn 7; Thời gian: 90 Phút. 
 Đề ra:
Câu 1. Hãy viết tiếp những câu văn sau bằng cách dùng hình ảnh so sánh:
a, Con đường làng uốn lượn....
b, Mùa đông, cây hồng trụi hết lá, chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành....
c, Bầu trời đầy sao....
d, Những quả dừa lắc lư trên cao...
đ, Trong buổi bình minh, chim chóc đua nhau cất tiếng hót ríu ran...
Câu 2. Viết đoạn văn hội thoại ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai bạn học sinh trao đổi về thành tích học tập của lớp mình ?
Câu 3. Cảm nhận của em về bài thơ:
 “ Núi sông Nam Việt vua Nam ở
 Vằng vặc sách trời chia xứ sở
 Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
 Chúng mày nhất định phải tan vở”
 ( Sông núi nước Nam- Lí Thường Kiệt )

File đính kèm:

  • docngu van 7.doc
Giáo án liên quan