Đê thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Năm học 2009-2010 (Có đáp án)

Câu 2(3 điểm):

Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:

 Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới- người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!”. Ông lão mù nói: “Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần những quần áo đó.”

(Phỏng theo Những tấm lòng cao cả)

Câu 3(5 điểm):

 Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi viết:

“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc ”

(SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục 2005, trang 15)

Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đê thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Năm học 2009-2010 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục và đào tạo Hải Dương
đề chính thức
kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh
lớp 9 thCS năm học 2009-2010
môn thi : nGữ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/3/2010
Đề thi gồm : 01 trang
Câu 1(2 điểm):
 Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ) qua lời thoại sau:
“- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”
(SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục 2005, trang 48)
Câu 2(3 điểm): 
Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
 Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới- người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!”. Ông lão mù nói: “Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần những quần áo đó.”
(Phỏng theo Những tấm lòng cao cả)
Câu 3(5 điểm):
 Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi viết:
“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc”
(SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXB Giáo dục 2005, trang 15)
Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HƯớNG DẫN CHấM
A. yêu cầu chung
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. yêu cầu cụ thể
Câu 1:
- Xây dựng lời thoại cuối cùng của tác phẩm, Nguyễn Dữ đã hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Vũ Nương. Cho dù Vũ Nương không thể trở về nhân gian nhưng khát vọng về cuộc sống nơi trần thế cũng như khát vọng hạnh phúc trong nàng vẫn tha thiết khôn nguôi.
- Câu nói còn cho thấy dù ở trong hoàn cảnh nào (cả khi bị đẩy đến chỗ phải tìm đến cái chết) Vũ Nương cũng là con người giàu ân nghĩa, thủy chung: ân nghĩa, thủy chung với Trương Sinh và ân nghĩa, thủy chung với Linh Phi. Vũ Nương một lòng một dạ gắn bó với Linh Phi - người đã cưu mang nàng, thề nguyền dù sống chết cũng không phụ ân nghĩa của Linh Phi.
- Sự trân trọng ân nghĩa, thủy chung ở Vũ Nương chính là sự trân trọng danh dự, phẩm giá của chính mình, đối với nàng điều đó quan trọng hơn cả sinh mệnh của bản thân (cũng như khi nàng chết để minh oan cho mình) và thiêng liêng hơn cả khát vọng trở về nhân gian dù khát vọng ấy vô cùng tha thiết. Đó cũng là lý do mà Vũ Nương không thể “trở về nhân gian”
(Văn viết đủ ý, rõ ràng, mạch lạc: cho điểm tối đa; mắc lỗi về diễn đạt tuỳ các mức độ khác nhau: trừ điểm câu 1 từ 0.25 đến 0.5 điểm)
Câu 2:
a. Yêu cầu
1. Về hình thức:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
- Có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
2. Về nội dung: 
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Đây là câu chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối với những người bất hạnh, nghèo khổ. Câu chuyện thể hiện tình thương của gia đình nọ với ông lão mù, nghèo khổ và đặc biệt là tình thương của ông lão với những người khác bất hạnh hơn mình. Đối với ông lão những bộ quần áo cũ là món quà mà ai đó đã trao tặng cho mình nhưng món quà ấy còn quý giá hơn khi mà ông trao nó cho người khác- những người thực sự cần nó hơn ông. Trong con người bất hạnh nghèo khổ ấy là một tấm lòng nhân ái, sau đôi mắt mù lòa ấy là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Đối với ông lão được giúp đỡ người khác như một bất ngờ thú vị của cuộc sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. . (1.0 điểm)
- Bài học sâu sắc về tình thương (1.5 điểm):
+ Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần biết quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình và tình yêu thương giữa con người với con người là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp 
+ Được yêu thương, giúp đỡ người khác chính là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn.
+ Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác, đừng vì nghèo khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hòi ích kỷ, sống trái với đạo lý con người: Thương người như thể thương thân.
- Xác định thái độ của bản thân (0.5 điểm): Đồng tình với thái độ sống có tình thương và trách nhiệm với mọi người, khích lệ những người biết mở rộng tâm hồn để yêu thương, giúp đỡ người khác. Phê phán thái độ sống cá nhân vị kỷ, tầm thường.
b. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận về một vấn đề văn học, có lí lẽ thuyết phục và thể hiện được sự cảm thụ thơ tinh tế.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có các ý cơ bản sau:
a. Bài thơ hay và việc đọc một bài thơ hay(1.5 điểm)
+ Bài thơ hay có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.
+ Bài thơ hay tự nó có sức lôi cuốn kỳ lạ khiến ta không thể chỉ đọc một lần. Thơ hay đánh thức mĩ cảm trong ta khiến ta yêu thích, ngâm ngợi, ta như được chia sẻ, giãi bày.
+ Đọc nhiều lần để khám phá sự phong phú về nội dung tình cảm cũng như chiều sâu ý nghĩa của thơ (nhất là khi bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa luôn khiến ta trăn trở, suy nghĩ)
+ Đọc thơ không phải chỉ bằng trí tuệ hay cảm xúc, lý trí hay tình cảm, phải đọc bằng tất cả năng lực tinh thần của mình, bằng “tất cả tâm hồn” để cảm và hiểu cái hay cái đẹp của thơ.
b. Nói với con là một bài thơ hay(3.5 điểm)
- Nét độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện(1.0 điểm)
Cách nói hồn nhiên, cách diễn tả trực tiếp tình cảm, cảm xúc, ý tưởng bằng hình ảnh. Việc xây dựng hình ảnh thể hiện sự sáng tạo độc đáo, tài hoa: hình ảnh vừa bình dị, mộc mạc trong sáng vừa giàu chất thơ; vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao lại vừa hàm súc lấp lánh nhiều ý nghĩa, có sức quyến rũ và khơi gợi nhiều liên tưởng.
- Nét độc đáo trong nội dung cảm xúc(2.5 điểm)
Nói với con chứa đựng nội dung tình cảm, cảm xúc phong phú, trong đó có những lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa không dễ nhận ra:
+ Bài thơ là lời căn dặn của cha về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, là lời ngợi ca truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Từ đó giáo dục con tình cảm gắn bó thuỷ chung với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
+ Mượn lời nói với con, căn dặn con nhưng cũng chính là thể hiện tình yêu quê hương và để tự nhủ với lòng mình về lẽ sống thuỷ chung, tình nghĩa. 
+ Bài thơ còn là lời của thế hệ trước nói với thế hệ sau. (Trong xu thế hội nhập với thế giới của đất nước ta hiện nay thì vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc cũng là vấn đề được coi trọng hàng đầu.)
+ Với những ý nghĩa đó, bài thơ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình cảm gia đình đến tình yêu quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, bình dị nâng lên thành lẽ sống, từ lời tâm sự dặn dò con hôm nay mà thành lời nhắn nhủ cho những thế hệ con cháu sau này. Vì thế Nói với con không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn.
 3. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_lop_9_thcs_mon_ngu_van_nam_ho.doc
Giáo án liên quan