Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Lớp 12 môn Tin học - Năm học 2011-2013 - Tỉnh Hải Dương
Bài 1: Số đối xứng (2 điểm)
Tìm các số nhiên N (100
Kết quả đưa ra màn hình gồm một số dòng, trên mỗi dòng ghi 2 số N và N2, các số cách nhau tối thiểu một dấu cách.
Bài 2: Số chữ số 0 tận cùng (1.5 điểm)
Tính số chữ số 0 tận cùng của N! = 1*2*3*.*N, với số nguyên dương N≤109.
N nhập từ bàn phím, kết quả đưa ra màn hình gồm một số nguyên là số chữ số 0 tận cùng của N! đã tìm được.
Ví dụ: N=12 , kết quả đưa ra màn hình là 2.
Bài 3: Các số khác nhau (2.5 điểm)
Cho dãy gồm N số nguyên dương (N≤ 1000). Hãy kiểm tra xem có bao
nhiêu số khác nhau trong dãy.
• Dữ liệu vào: Từ tệp DAYSO.INP gồm dòng đầu là số N, trong các dòng sau ghi các số của dãy, mỗi số cách nhau tối thiểu một dấu cách.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011-2012 Môn thi: Tin học Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm 2 trang) TỔNG QUAN VỀ CÁC BÀI THI Tên file chương trình Dữ liệu vào Dữ liệu ra Bài 1 BAI1.PAS Màn hình Bài 2 BAI2.PAS Bàn phím Màn hình Bài 3 BAI3.PAS DAYSO.INP DAYSO.OUT Bài 4 BAI4.PAS SUM.INP SUM.OUT Bài 5 BAI5.PAS MOVE.INP MOVE.OUT ( Chương trình của thí sinh được viết bằng ngôn ngữ TurBo Pascal 7.0 hoặc Free Pascal ) Hãy lập trình giải các bài toán sau: Bài 1: Số đối xứng (2 điểm) Tìm các số nhiên N (100<N<47 000) thoả mãn: N và N2 đều là số đối xứng (Số đối xứng là số nếu viết các chữ số của nó theo thứ tự ngược lại thì giá trị của nó không thay đổi, ví dụ số 10301 hay 2332 là các số đối xứng). Kết quả đưa ra màn hình gồm một số dòng, trên mỗi dòng ghi 2 số N và N2, các số cách nhau tối thiểu một dấu cách. Bài 2: Số chữ số 0 tận cùng (1.5 điểm) Tính số chữ số 0 tận cùng của N! = 1*2*3*...*N, với số nguyên dương N≤109. N nhập từ bàn phím, kết quả đưa ra màn hình gồm một số nguyên là số chữ số 0 tận cùng của N! đã tìm được. Ví dụ: N=12 , kết quả đưa ra màn hình là 2. Bài 3: Các số khác nhau (2.5 điểm) Cho dãy gồm N số nguyên dương (N≤ 1000). Hãy kiểm tra xem có bao nhiêu số khác nhau trong dãy. Dữ liệu vào: Từ tệp DAYSO.INP gồm dòng đầu là số N, trong các dòng sau ghi các số của dãy, mỗi số cách nhau tối thiểu một dấu cách. Kết quả: Ghi ra tệp DAYSO.OUT dòng đầu ghi số nguyên K, là số lượng các số khác nhau trong dãy. Trong các dòng sau ghi K số khác nhau tìm được trong dãy, mỗi dòng ghi 15 số. Ví dụ DAYSO.INP DAYSO.OUT 10 5 8 12 5 6 8 5 8 4 9 6 5 8 12 6 4 9 Bài 4. Tổng các số (2 điểm) Cho số nguyên N (1 ≤ N ≤ 109). Bằng cách sử dụng các chữ số liên tiếp của N (viết trong hệ thập phân), ta thu được các số nguyên khác nhau. Hãy tính tổng của các số nguyên này. Ví dụ: Nếu N = 202, có thể thu được các số: 2, 0, 2, 20, 02, 202. Bỏ đi các số nguyên trùng nhau ta được các số: 2, 0, 20, 202. Khi đó tổng cần tìm sẽ là 2+0+20+202=224. Dữ liệu vào: Từ tệp SUM.INP, gồm 10 dòng, mỗi dòng là một số nguyên N (điều kiện : 1 ≤ N ≤ 109). ; Kết quả: Đưa ra tệp SUM.OUT, gồm 10 dòng, mỗi dòng là tổng tìm được tương ứng với các dòng trong tệp SUM.INP. SUM.INP SUM.OUT 202 6742 ... 224 8360 ... Bài 5: Đổi chỗ (2 điểm) Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có chữ số hàng đơn vị là D, sao cho khi chuyển chữ số hàng đơn vị lên vị trí trước chữ số đầu tiên của số đó thì được số mới gấp K lần số cũ. Dữ liệu vào: Nhập từ tệp MOVE.INP gồm 2 số nguyên D và K, các số cách nhau tối thiểu một dấu cách. Kết quả: Ghi vào tệp MOVE.OUT số tìm được, hoặc -1 nếu không tìm được số thoả mãn. Ví dụ MOVE.INP MOVE.OUT 7 5 142857 ------ Hết ------ Họ và tên: ..................................................... Số báo danh: ........................................... Chữ ký giám thị 1: ......................................................................................................... Chữ ký giám thị 2: .............................................................................................
File đính kèm:
- TIN 12 DE HSG HAI DUONG 2012.doc