Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Trần Mộng Lai

Câu 2.

Tế bào bạch cầu có khả năng bắt và tiêu hóa (phân giải) vi khuẩn. Chức năng này được thực hiện bằng phương thức nào? Mô tả hoặc vẽ hình minh họa.

Câu 3.

a) Viết sơ đồ tóm tắt quá trình nitrat hóa trong đất từ amoni thành nitrit do vi khuẩn Nitrosomonas và từ nitrit thành nitrat do vi khuẩn Nitrobacter.

b) Kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của 2 loại vi khuẩn trên như thế nào?

Câu 4.

Sinh trưởng của vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục gồm những pha nào? Đặc điểm của mỗi pha. Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy không liên tục trong công nghệ vi sinh là gì?

Câu 5.

Nêu vai trò của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Ứng dụng của auxin trong nuôi cấy mô thực vật.

Câu 6.

Sự đồng hóa cácbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào?

Câu 7.

Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao.

Câu 8.

Khi phân tích sự tiến hóa ở cấp phân tử, Kimura (1968) đã nhận định rằng “phần lớn các đột biến gen là trung tính”. Nhiều đột biến như vậy sau này được xác định là các đột biến “câm”. Trên cơ sở cấu trúc gen và quá trình biểu hiện gen ở sinh vật nhân thực (eucaryote), hãy cho biết các đột biến “trung tính” có thể hình thành do những nguyên nhân nào?

Câu 9.

Nêu những bằng chứng sinh học chứng minh sinh giới tuy đa dạng nhưng có chung nguồn gốc. Trong những bằng chứng đó, bằng chứng nào có tính thuyết phục nhất? Vì sao?

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Trần Mộng Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cánh đốm thuần chủng, thu được F1 toàn cánh đen. Cho F1 giao phối tự do với nhau, F2 thu được 1598 con cánh đen và 533 con cánh đốm. Biết rằng tất cả con cánh đốm ở F2 đều là cái và mỗi tính trạng do một gen quy định. Hãy giải thích kết quả phép lai trên và viết sơ đồ lai.
Câu 14.
Một loài thực vật thụ phấn tự do có gen D quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen d qui định hạt dài; gen R qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen r qui định hạt trắng. Hai cặp gen D, d và R, r phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 14,25% hạt tròn đỏ; 4,75% hạt tròn trắng; 60,75% hạt dài đỏ; 20,25% hạt dài trắng.
a) Hãy xác định tần số các alen (D,d,R,r) và tần số các kiểu gen của quần thể nêu trên.
b) Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình dài, đỏ ra trồng thì tỉ lệ kiểu hình hạt mong đợi khi thu hoạch sẽ như thế nào? Giải thích.
Câu 15.
a) Tại sao nhiều người mắc bệnh về gan đồng thời có biểu hiện máu khó đông?
b) Sự điều hòa huyết áp theo cơ chế thần kinh diễn ra như thế nào?
Câu 16.
Vì sao nồng độ prôgesterôn trong máu thay đổi ở chu kì kinh nguyệt của phụ nữ? Sự tăng và giảm nồng độ prôgesterôn có tác dụng như thế nào tới niêm mạc tử cung?
Câu 17.
Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải protein của chính cơ quan tiêu hóa đó?
Câu 18.
Trong mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, nếu số lượng cá thể của quần thể loài ăn thịt và quần thể con mồi đều bị săn bắt với mức độ như nhau, thì số lượng cá thể của quần thể nào được phục hồi nhanh hơn? Vì sao?
Câu 19.
Hãy nêu những nguyên nhân chủ yếu và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái trong quần xã. Cho ví dụ về nơi mà các sinh vật thường có ổ sinh thái hẹp.
Câu 20.
Tại sao trong hệ sinh thái, năng lượng hóa học luôn mất đi sau mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn?
--------------------------------------HẾT------------------------------------
Đáp án:
1a. chú thích hình: 1= photpholipit, 2= cácbonhidrat (hoặc glico protein), 3=protein xuyên màng, 4= các chất tan hoặc các phân tử tín hiệu. 0,25đ
b. chức năng của các protein xuyên màng tương ứng ở mỗi hình:
hình A và B: các protein xuyên màng hoặc protein – gluco( glico protein ), làm chức năng ghép nối và nhận diện các tế bào.
Hình C; protein thụ quan (thụ thể) bề mặt tế bào làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ ngoài để truyền vào bên trong tế bào (thí sinh cũng có thể nói:protein trung gian giữa hệ thống truyền tín hiệu thứ nhất và thứ 2, hoặc ngoại bào và nội bào).
Hình D: protein làm chức năng vận chuyển (hoặc kênh) xuyên màng.
Hình E: enzim hoặc protein định vị trên màng theo trình tự nhất định (các protein tham gia các con đường truyền tín hiệu nội bào theo trật tự nhất định). 0,75đ
TS nói thiếu 1 trong 4 chức năng trên trừ 0,25đ nhưng không quá 0,75đ.
Câu 2.
Bằng phường thức thực bào (nhập bào) 0,25đ.
Mô tả hoặc vẽ hình minh họa:
- hình thành chân giả hoặc bao lấy vi khuẩn.
- tạo bóng thực bào liên kết với lizoxôm.
- vi khuẩn bị tiêu hóa (phân giải) bởi các enzim có trong lizoxom. 0,75đ
Câu 3:
a. sơ đồ tóm tắt 2 giai đoạn:
+ giai đoạn nitrit hóa do vi khuẩn Nitrosomonas
NH4 + + 3/2 O2 → NO2- + H2O +2H+ + năng lượng 
Hoặc viết: NH3 → NH2OH → NO2-
+ Giai đoạn nitrat hóa do vi khuẩn nitrobacter
NO2- + 1/2 O2 → NO3- + năng lượng
Hoặc viết: NO2- → NO3-	0,5đ
b. dinh dưỡng và kiểu hô hấp:
+ là những vi sinh vật hóa tự dưỡng, vì nguồn năng lượng thu được từ quá trình oxi hóa NH3 → NO2- và NO2- → NO3-; nguồn C từ CO2 để tạo thành cacbon hidrat cho tế bào của mình.
+ Là những vi khuẩn hiếu khí bắt buộc cần oxi, vì nếu không co oxi thì không thể oxi hóa amoni và sẽ không có năng lượng cho hoạt động sống
Câu 4:
Bốn pha sinh trưởng của vi sinh vật là:
- pha tiềm phát (lag): số lượng tế bào hầu như không tăng (tăng ít); vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ các enzim và bước đầu tổng hợp ADN chuẩn bị cho phân bào.
-pha lũy thừa (log, pha tăng trưởng hàm số mũ): vi khuẩn phân chia mạnh và số lượng tế bào tăng theo hàm số mũ.
- pha cân bằng: (pha ổn định): tốc độ sinh trưởng và trao đỏi chất của vi khuẩn ổn định, số tế bào chết và số tế bào mới sinh ra cân bằng.
- pha tử vong: (pha suy giảm) : số tế bào chết vượt số tế bào mới sinh ra, vì vậy số lượng tế bào giảm.
Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy không liên tục:
- môi trường không được bổ sung các chất dinh dưỡng (dinh dưỡng bị cạn kiệt).
- sự tích lũy ngày càng nhiều các chất qua chuyển hóa, gấy ức chế sinh trưởng của vi sinh vật là nguyên nhân chính làm cho pha tăng trưởng (log) và pha ổn định (cân bằng) ngắn lại nên không có lợi cho công nghệ vi sinh.
Câu 5:
Vai trò sinh lí của auxin:
- kích thích ưu thế ngọn (tính hướng sáng)
- kích thích sự phát sinh và sinh trưởng của rễ (tính hướng đất)
- thúc đẩy phân chia tế bào và phát triển quả.
Tác động vào ATPaza, kích thích bơm proton chuyển H+ về phía trước thành tế bào tạo môi trường axit phá vỡ thành ngay giữa các sợi xelulo làm giãn thành tế bào tăng thể tích (lớn lên).
ứng dụng trong nuôi cấy mô: dùng auxin kết hợp với xitokinin và các chất kích thích sinh trưởng khác có tác dụng: tạo rễ, tạo chồi nhân giống..
câu 6:
quá trình ở thực vật CAM xẩy ra trong pha tối của quá trình quang hợp, trong đó có sử dụng các sản phẩm pha sáng là ATP, NADPH2 để khử CO2 tạo thành các chất hữu cơ.
- thực vật CAM là nhóm thực vật mọng nước, sống nơi hoang mạc (khô hạn). để tiết kiệm nước (giảm sự mất nước do thoát hơi nước) và dinh dưỡng khí (quang hợp) ở nhóm thực vật này có sự phân chia thời gian cố định CO2 như sau:
+ giai đoạn cố đinh CO2 đầu tiên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở
+ giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi khí khổng đóng.
Kết luận: do đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh thái như vậy, nên đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước và ban ngày lỗ khí khổng đóng lại.
Câu 7.
Mục đích bảo quản nông sản là giữ nông sản ít thay đổi về số lượng và chất lượng. vì vậy phải khống chế hô hấp nông sản ở mức tối thiểu.
Cường độ hô hấp tăng hoặc giảm tương ứng với nhiệt độ, độ ẩm và tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.
Trong điều kiện nhiệt độ thấp (bảo quản lạnh) và điều kiện khô (bảo quản khô) và trong điều kiện CO2 cao (bảo quản nồng độ CO2 cao, hô hấp thực vật sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu nên thời gian bảo quản sẽ được kéo dài.
Câu 8
Không phải mọi biến đổi trong phân tử ADN đều dẫn đến sự biến đổi trong protein (do các hiện tượng: sự thoái hóa của mã bộ ba, gen giả, các vùng ADN không mã hóa chiếm phần lớn hệ gen, sự tồn tại của nhiều bản sao của 1 gen trong hệ gen, sự tồn tại và chiếm phần lớn của intron trong các gen)
Không phải mọi sự thay đổi trình tự axit amin trong phân tử protein đều dẫn đến sự thay đổi về hoạt tính và chức năng của protein (hoặc không làm thay đổi cấu hình protein hoặc còn phụ thuộc vào vị trí các aa trong các vùng chức năng của protein) 0,5đ.
Không phải mọi sự thay đổi về kiểu hình và chức năng protein đều dẫn đến làm thay đổi sự thích nghi của sinh vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại, còn các đột biến trung tính (trong đó có các đột biến “câm”) không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. các đột biến có lợi được giữ lại, nhưng chúng chỉ chiếm 1 tần số rất thấp (do các gen lặn đang tồn tại đã được chọn lọc qua hàng triệu năm tiến hóa). 0,5đ
Câu 9.
Các bằng chứng: giải phẫu so sánh, cổ sinh học, phôi sinh học, phân tửbằng chứng thuyết phụ hơn cả là bằng chứng phân tử (ADN, protein).
Vì:
Vật chất di truyền của các đối tượng khác nhau (procariot, eucariot, virut) đều có thành phần cấu tạo, nguyên lí sao chép và biểu hiện.. về cơ bản là giống nhau.
Phần lớn các đặc tính khác (như giải phẫu so sánh, sự phát triển phôi, tế bào..) đều được mã hóa trong hệ gen.
Câu 10.
Lý do:
Nếu tự thụ phấn bắt buộc ở các loài giao phấn thì tần số đồng hợp tử, trong đó có các đồng hợp tử lặn (có hại) tăng lên →thoái hóa giống.
Đối với các loài tự thụ phấn, thì sự tự thụ phấn là phương thức sinh sản tự nhiên, nên các cá thể đồng hợp trội và lặn đã được chọn lọc tự nhiên giữ lại thường ít hoặc không ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể sinh vật →không biểu hiện sự thoái hóa giống.
Câu 11.
Trong thực tế người ta chọn cách thứ 2. 0,5đ
Bởi vì:
ADN (gen) tách trực tiếp tư hệ gen người thường mang intron, còn cADN (được tổng hợp từ mARN trong tế bào chất) không mang intron.
Các tế bào vi khuẩn không có khả năng cắt bỏ intron của các gen eucariot nên đoạn ADN cài tách tực tiếp từ nhân không tạo ra được protein bình thường.
Đoạn ADN phiên mã ngược cADN chính là bản sao tương ứng của mARN dùng để dịch mã protein, có kích thước ngắn hơn nên dễ dàng tách dòng và biểu hiện trong điều kiện in-vitro. 0,5đ.
Câu 12.
a. tỉ lệ các loại giao tử ở 2 phép lai là giống nhau trong trường hợp ở phép lai 1 mỗi bên đều có hoán vị gen với tần số bằng 50%, còn ở phép lai 2 các gen phân li hoàn toàn độc lập và tổ hợp tự do (theo qui luật phân li).
Trong trường hợp đó, có 4 loại giao tử được tạo ra với số lượng tương đương là: 1AB:1Ab:1aB:1ab. Vì vậy, số kiểu hình A-B- sẽ chiếm tỉ lệ 9/16=56,25%. 0,5đ.
b. Có 5 kiểu gen cho kiểu hình trội về cả 2 tính trạng trong trường hợp liên kết gen (pl 1) là AB/AB, AB/Ab, aB/AB, AB/ab và Ab/aB.
Có 4 kiểu gen cho kiểu hình trội về cả 2 tính trạng trong trường hợp phân li (pl 2) là AABB, AaBB, AABb, AaBb. 0,5đ.
Câu 13.
Vì 1 gen qui định 1 tính trạng , nên kết quả kiểu hình ở F1 cho thấy tính trạng cánh đen là trội, kí hiệu gen A là cánh đen và gen a là cánh đốm.
Vì tính trạng không phân bố đều ở 2 giới → gen này nằm trên nst giới tính.
Chỉ khi gen này nằm trên vùng tương đồng của X và Y mới thỏa mã kết quả phép lai.
- Viết sơ đồ lai.
Câu 14.
a. xét từng tính trạng trong quần thể:
dạng hạt: 19% tròn:81%dài → tần số alen d=0,9; D=0,1 →cấu trúc kiểu gen qui định hình dạng hạt là: 0,01DD: 0,18Dd: 0,81dd.
Màu hạt: 75% đỏ: 25% trắng →tần số: r=0,5; R=0,5. 
→ cấu trúc kiểu gen qui đinh màu hạt là: 0,25RR: 0,5Rr: 0,25rr
b. các hạt dài, có tần số kiểu gen 

File đính kèm:

  • docde va dap an HSG quoc gia 2008.doc