Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2008-2009

 Phần I: Trắc nghiệm khách quan.( 3,5 điểm )

 Khoanh tròn vào đầu câu có đáp án đúng nhất:

Câu 1: Cho giao phấn 2 cây bố mẹ hạt đỏ, thân cao và hạt đỏ, thân thấp thu được cây lai F1. Xét riêng từng cặp tính trạng ở F1 có tỉ lệ 3 đỏ: 1 trắng và 1 cao : 1 thấp. Vậy ở F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình như thế nào về 2 cặp tính trạng?

a. 1 đỏ, cao: 3 đỏ, thấp: 3 trắng, cao: 1 trắng, thấp.

b. 3 đỏ, cao: 3 đỏ, thấp: 1 trắng, cao: 1 trắng, thấp.

c. 3 đỏ, cao: 1 đỏ, thấp: 3 trắng, cao: 1 trắng, thấp.

d. 1 đỏ, cao: 1 đỏ, thấp: 1 trắng, cao: 1 trắng, thấp.

Câu 2: Ở người thuận tay phải A là trội hoàn toàn, thuận tay trái a là lặn. Hãy cho biết kiểu gen của người mẹ thuận tay phải khi bố và người con thuận tay trái.

a. Có thể AA hoặc Aa hoặc aa. b. AA

c. aa d. Aa

Câu 3: Dạng đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến thành phần 1 bộ ba là:

a. Thay thế một cặp Nuclêotit này bằng một cặp Nuclêotit khác

b. Thêm một cặp Nuclêotit

c. Mất một cặp Nuclêotit

d. Mất hoặc thêm 1 cặp Nuclêotit

Câu 4: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể sinh vật là:

a. Đảo đoạn NST b. Chuyển đoạn NST

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Họ và tờn: ..
 Lớp: 9
 Trường: 
 Ngày 02 Thỏng 12 Năm 2008 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Mụn: Sinh Học 
Thời gian: 90 Phỳt.
Điểm 
Lời phê của giáo viên
 Phần I: Trắc nghiệm khách quan.( 3,5 điểm )
	Khoanh tròn vào đầu câu có đáp án đúng nhất:
Câu 1: Cho giao phấn 2 cây bố mẹ hạt đỏ, thân cao và hạt đỏ, thân thấp thu được cây lai F1. Xét riêng từng cặp tính trạng ở F1 có tỉ lệ 3 đỏ: 1 trắng và 1 cao : 1 thấp. Vậy ở F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình như thế nào về 2 cặp tính trạng?
a. 1 đỏ, cao: 3 đỏ, thấp: 3 trắng, cao: 1 trắng, thấp.
b. 3 đỏ, cao: 3 đỏ, thấp: 1 trắng, cao: 1 trắng, thấp.
c. 3 đỏ, cao: 1 đỏ, thấp: 3 trắng, cao: 1 trắng, thấp.
d. 1 đỏ, cao: 1 đỏ, thấp: 1 trắng, cao: 1 trắng, thấp.
Câu 2: ở người thuận tay phải A là trội hoàn toàn, thuận tay trái a là lặn. Hãy cho biết kiểu gen của người mẹ thuận tay phải khi bố và người con thuận tay trái.
a. Có thể AA hoặc Aa hoặc aa.	b. AA
c. aa	d. Aa
Câu 3: Dạng đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến thành phần 1 bộ ba là: 
a. Thay thế một cặp Nuclêotit này bằng một cặp Nuclêotit khác
b. Thêm một cặp Nuclêotit
c. Mất một cặp Nuclêotit
d. Mất hoặc thêm 1 cặp Nuclêotit
Câu 4: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể sinh vật là:
a. Đảo đoạn NST	b. Chuyển đoạn NST
c. Lặp đoạn NST	d. Mất đoạn NST
Câu 5: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc NST:
a. Bệnh Tơcno	b. Bệnh máu khó đông
c. Bệnh ung thư máu	d. Bệnh Đao
Câu 6: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 12, có thể có mấy loại thể 3 nhiễm khác nhau:
a. 6 loại	b. 12 loại	c. 24 loại	d. 48 loại
Câu 7: Vợ chồng không bị bệnh máu khó đông sinh ra đứa con trai bị bệnh máu khó đông. Biết gen gây bệnh máu khó đông nằm trên NST giới tính X. Kiểu gen của người mẹ là:
a. XAXa	b. XAXa hoặc XAXA	c. XAXA	d. XaXa
Câu 8: Các bệnh nào sau đây di truyền liên kết với giới tính
a. Bệnh Đao, ung thư máu	c. Bệnh mù màu đỏ và màu lục, bệnh máu khó đông
b. Bệnh bạch tạng	d. Bệnh máu khó đông, bệnh Đao
Câu 9: Nhân bản vô tính ở động vật là ứng dụng của
a. Kĩ thuật cấy gen	b. Công nghệ tế bào
c. Công nghệ gen	d. Ba câu a, b, c đúng
Câu 10: Một gen có 2520 Nuclêotit. Gen này tổng hợp một số phân tử mARN. Môi trường nội bào cung cấp 5040 Nuclêotit
10.1/ Gen này tổng hợp bao nhiêu phân tử mARN
a. 3	b. 4	c. 5	d. 6
10.2. Nếu 5 Ribôxôm trượt qua hết các phân tử mARN trên thì có bao nhiêu phân tử Prôtêin hình thành:
a. 5	b. 10	c. 15	d. 20
10.3. Mỗi phân tử Prôtêin hoàn chỉnh có bao nhiêu axitamin
Câu 12: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2,3. để hoàn thiện các câu sau:
	AND là một chuỗi..(1)..gồm hai mạch song song, xoắn đều. Các.(2).giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành .(3). này đã tạo nên tính chất. (4).của hai mạch đơn.
 Phần II: Tự luận ( 6,5 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm )	Thế nào là lai kinh tế? ở nước ta phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 2: ( 2 điểm )	
1. Trình bày cấu tạo hoá học của phân tử AND. Hãy giải thích vì sao AND có tính chất đa dạng và đặc thù.
	2. - Giải thích vì sao biến dị tổ hợp là nguyên liệu quan trọng của tiến hoá và chọn giống
Câu 3: ( 1,5 điểm )	
Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm sinh con trai hay con gái là do người mẹ quyết định là đúng hay sai? Vì sao cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau.
Câu 4: ( 2 điểm )
1.Trình bày mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này trong sản xuất để nâng cao năng suất như thế nào?
2. Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE ã FGH
Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; (ã): tâm động.
 Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE ã FG
	- Xác định dạng đột biến.
	- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?
Gợi ý chấm đề thi vào lớp chuyên
Môn SInh học. Năm học 2007 2008.
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3, 5 điểm )
	Mỗi câu 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10.1
10.2
10.3
11
12
Đáp án
b
d
a
d
c
a
a
c
b
b
d
a
c
1. xoắn kép
2. Nuclêôtit
3. từng cặp
4. bổ sung
Phần II: Tự luận ( 6, 5 điểm )
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
( 1 điểm )
- Lai kinh tế là ứng dụng của ưu thế lai vào sản xuất được áp dụng đối với vật nuôi
- Phép lai kinh tế được tiến hành như sau: Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau thu được con lai F1, rồi đưa ngay con lai F1 vào sản xuất để thu sản phẩm và không dùng làm giống.
0, 25
0, 25
Phương pháp lai kinh tế phổ biến ở nước ta: Dùng con cái thuộc giống tốt nhất trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Con lai thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi ở nước ta giống mẹ và có sức tăng sản giống bố
0, 25
Ví dụ: Lợn lai kinh tế I2 móng cái móng cái x Đại bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ đã nặng 0,7 - 0,8 kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt lạc cao.
0, 25
Câu 2
( 2 điểm )
* Cấu tạo hoá học của ADN
- AND là axit đêôxiribônuclêic. là một hợp chất hữu cơ gồm có C, H, O, N, P. Phân tử AND là một đại phân tử . Cấu tạo nó theo nguyên tắc đa phân và gồm nhiều đơn phân.
- Đơn phân của AND là nuclêôtit. Mỗi phân tử AND gồm rất nhiều nuclêôtit, có 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.
- Mỗi loại nuclêôtit liên kết với nhau thành từng cặp A - T, G- X. Các cặp nuclêôtit này sắp xếp theo nhiều cách khác nhau và tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau. Mỗi loại AND có tính đặc trưng về cấu tạo khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các cặp nuclêôtit. Vậy, AND có tính đa dạng và đặc thù là do nó có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
0, 25
0, 25
0, 5
- Biến dị tổ hợp: Trong quá trình sinh sản ở các loài sinh sản hữu tính sự sắp xếp, tổ hợp lại các cặp gen trong phát sinh giao tử và thụ tinh đã tạo ra ở các thế hệ con lai nhiều kiểu gen và kiểu hình so với bố mẹ ban đầu, làm tăng tính đa dạng, phong phú của loài
- Tính đa dạng phong phú của loài giúp cho loài có thể phân bố và thích nghi được với nhiều môi trường khác nhau làm tăng khả năng tồn tại trước tác động của môi trường sống. Tính đa dạng của sinh vật còn là nguyên liệu của quá trình chọn lọc tự nhiên
0, 25
0, 25
Tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình ở sinh vật cung cấp cho con người nguồn nguyên liệu để dễ dàng chọn lọc giữ lại các đặc điểm tốt như mong muốn sử dụng. Trong công tác chọn giống người ta ứng dụng các 
phương pháp lai để tạo nguồn biến dị tổ hợp, từ đó chọn ra các giống vật nuôi và cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt.
0, 5
Câu 3
( 1,5 điểm)
Cơ chế sinh con trai hay con gái được giải thích dựa trên cơ chế xác định giưói tính. Đó là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh
P: 44A + XX x 44A + XY
GtP: 22A + X 22A + X + 22A + Y
F1: 44A + XX ; 44A + XY
 Con gái Con trai
0, 5
Quan niệm sinh con trai hay con gái là do người mẹ quýêt định là không đúng vì khi giảm phân người mẹ chỉ sinh ra một loại trứng là X còn người bố mới là người cho 2 loại tinh trùng X + Y. Sự thụ tinh giữa tinh trùng Y với trúng sẽ sinh ra con trai. Vậy chỉ có người bố mang NST Y mới quyết định giới tính nam hay nữ của con còn người mẹ không có NST Y nên không...
0, 5
Theo cơ chế phân ly NST trong quá trình phát sinh giao tử, só giao tử đực mang X bẳng số giao tử đực mang Y nên thụ tinh tạo 2 loại hợp tử XX và XY tương đương nhau-> Cấu trúc dân số Nam : Nữ 1:1
0, 5
Câu 4
(2 điểm )
* Mối quan hệ: Kiểu gen, kiểu hình, Môi trường.
- Kiểu gen quy định khă năng biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện khác nhau của môi trường
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường
- Môi trường là điều kiện để kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình
0, 5
ứng dụng trong sản xuất:
- Kiểu gen được biểu hiện là giống vật nuôi và cây trồng
- Môi trường là các điều kiện chăm sóc, các biện pháp kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt
- Kiểu hình là năng suất thu được
- Nếu có giống tốt mà biện pháp kĩ thuật không phù hợp thì không tận dụng được năng suất giống
- Nếu biện pháp kĩ thuật sản xuất phù hợp nhưng giống không tốt cũng không thu được năng suất cao
- Để thu được năng suất cao nhất thiết phải kết hợp giữa chọn giống tốt với ứng dụng biện pháp kĩ thuật sản xuất hợp lý.
0, 75
- Dạng đột biến: Do đột biến mất đoạn mang gen H đ kiểu đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn.
 - Hậu quả: ở người, mất đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể thứ 21 gây bệnh ung thư máu.
0, 25
0, 5

File đính kèm:

  • docDe thi Chon HSG mon SInh Hoc - THCS Nguyen Van Linh - Yen My - Hung Yen.doc