Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 năm học 2014-2015 - Trường THCS Ấm Hạ

Câu 1 (2đ): Tìm và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao sau:

 Cày đồng đang buổi ban trưa

 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

 Ai ơi bưng bát cơm đầy

 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Câu 2 (2đ): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

 Đêm nay rừng hoang sương muối

 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

 Đầu súng, trăng treo

 (Đồng chí – Chính Hữu)

Câu 3 (6đ): Nội dung độc đáo và nghệ thuật đặc sắc của Nguyên Du qua 8 câu thơ cuối của đoạn: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích Truyện Kiều.

 

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 năm học 2014-2015 - Trường THCS Ấm Hạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
TRƯỜNG THCS ẤM HẠ Năm học: 2014-2015
	 Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2đ): Tìm và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao sau:
	Cày đồng đang buổi ban trưa
	Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
	Ai ơi bưng bát cơm đầy
	Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Câu 2 (2đ): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
	Đêm nay rừng hoang sương muối
	Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
	Đầu súng, trăng treo
	(Đồng chí – Chính Hữu)
Câu 3 (6đ): Nội dung độc đáo và nghệ thuật đặc sắc của Nguyên Du qua 8 câu thơ cuối của đoạn: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích Truyện Kiều.
ĐÁP ÁN
Câu
Nội dung
Điểm
1
* Những biện pháp tu từ:
0.5
- So sánh kết hợp nói quá: “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
0.25
- Tương phản: dẻo thơm - đắng cay, một hạt - muôn phần
0.25
* Phân tích hiệu quả nghệ thuật
1.5
+ Biện pháp so sánh kết hợp nói quá:
0.75
- Người đọc hình dung cụ thể những giọt mồ hôi đầm đìa túa ra ngỏ xuống ruộng cày.
0.25
- Tạo ấn tượng đậm nét về công việc cày đồng vất vả
0.25
- Gợi sự đồng cảm, cảm phục về người lao động
0.25
+ Biện pháp tương phản:
0.75
- Tô đậm mối quan hệ giữa lao động và thành quả lao động
0.25
- Đề cao giá trị hạt gạo và sức lao động của người nông dân
0.25
- Lời khuyên, lời nhắn nhủ: trân trọng, biết ơn
0.25
2
Yêu cầu:
- Về kĩ năng: Viết một đoạn văn hoàn chỉnh, vận dụng kĩ năng nghị luận về một đoạn thơ, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc.
- Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách song cần làm rõ 3 hình ảnh thơ “Rừng hoang sương muối”, “bên nhau chờ giặc tới”, “đầu súng, trăng treo” có ý nghĩa biểu tượng cho hiện thực chiến đấu, cho sức mạnh chiến đấu cho hòa bình, là đoạn văn hay nhất, đỉnh cao của vẻ đẹp tâm hồn người lính, kết tinh sức mạnh tình đồng đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
2
3
Yêu cầu:
- Về kĩ năng: Bài làm thành một bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc.
- Kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Du và hình ảnh nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, học sinh có thế phân tích theo một số ý sau:
+ Làm nổi bật nội dung: bức tranh thiên nhiên qua con mắt Kiều cảnh thấm đẫm tâm trạng nàng.
+ Nghệ thuật đặc sắc tả cảnh ngụ tình.
6

File đính kèm:

  • docĐề thi HSG Văn 9.doc
Giáo án liên quan