Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2010-2011 môn thi: hoá học

Câu 1. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s ?

 A. 2. B.12. C. 9. D. 1.

Câu 2. Hợp chất ion G tạo nên từ các ion đơn nguyên tử M2+ và X2-. Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong phân tử G là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn số hạt mang điện của ion M2+ là 20 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

 A. ô 8, chu kì 2, nhóm VIA. B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

 C. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA. D. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2010-2011 môn thi: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn chất là
	A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 6.
Câu 10. Nhiệt phân hoàn toàn R(NO3)2 (với R là kim loại) thu được 8 gam một oxit kim loại và 5,04 lít hỗn hợp khí X gồm NO2 và O2 (đo ở đktc). Khối lượng của hỗn hợp khí X là 10 gam. Xác định công thức của muối R(NO3)2 ?
	A. Mg(NO3)2.	B. Zn(NO3)2 .	C. Fe(NO3)2.	D. Cu(NO3)2 .
Câu 11. Cho các cặp chất sau:
(1). Khí Cl2 và khí O2.	(6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2.
(2). Khí H2S và khí SO2.	(7). Hg và S.
(3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2.	(8). Khí CO2 và dung dịch NaClO.
(4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH.	(9). CuS và dung dịch HCl.
(5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3.	(10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.
Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
	A. 8	B. 7	C. 9	D. 10
Câu 12. Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là 
	A. KCl. 	B. K3PO4. 	C. KI. 	D. KBr. 
Câu 13. Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng ?
	 A. 0,28	B. 0,34 	C. 0,36 	D. 0,32
Câu 14. Dung dịch X chứa 14,6 gam HCl và 22,56 gam Cu(NO3)2. Thêm m (gam) bột sắt vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng là 0,5m (gam) và chỉ tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là 
	A. 1,92.	B. 20,48.	C. 9,28.	D. 14,88.
Câu 15. Hòa tan 10,65 gam hỗn hợp gồm một oxit kim loại kiềm và một oxit kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl dư được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, lấy muối khan đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thì thu được 3,36 lít khí (đo ở đktc) ở anot và a (gam) hỗn hợp kim loại ở catot. Giá trị của a là
	A. 5,85.	B. 8,25.	C. 9,45.	D. 9,05.
Câu 16. Cho a (gam) sắt vào dung dịch chứa y mol CuSO4 và z mol H2SO4 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí H2, a (gam) đồng và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Mối quan hệ giữa y và z là
	A. y = 5z.	B. y = z.	C. y = 7z.	D. y = 3z.
Câu 17. Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a (M) thu được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng thêm 4,0 gam so với khối lượng thanh Mg ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (đo ở đktc) thoát ra (giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám hết vào thanh Mg). Khối lượng Cu trong X và giá trị của a lần lượt là
	A. 4,2 gam và 0,75M.	B. 4,2 gam và 1M.	C. 3,2 gam và 2M.	D. 3,2g gam và 0,75M.
Câu 18. Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FexOy cần vừa đủ 0,1 mol H2SO4 đặc thu được 0,56 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch X chỉ chứa muối Fe(III). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là
	A. 8,0 gam.	B. 10,0 gam.	C. 16,0 gam.	D. 20,0 gam.
Câu 19. Cho khí CO qua hỗn hợp T gồm Fe và Fe2O3 nung nóng thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp chất rắn D. Cho B qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hỗn hợp D bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,18 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và 24 gam muối. Phần trăm số mol của Fe trong hỗn hợp T là
 A. 75%.	B. 45%.	C. 80%.	D. 50%.
Câu 20. Cho các chất sau: HOOC-COONa, K2S, H2O, KHCO3, Al(OH)3, Al, KHSO4, Zn, (NH4)2SO3. Số chất có tính lưỡng tính là
	A. 5.	B. 4.	C. 6.	D. 7.
Câu 21. Hòa tan 2m (gam) kim loại M bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư hay hòa tan m (gam) hợp chất X (hợp chất của M với lưu huỳnh) cũng trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thì cùng thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giả sử nguyên tố lưu huỳnh chỉ bị oxi hóa lên mức cao nhất. Kim loại M và công thức phân tử của X lần lượt là
	A. Cu và CuS.	B. Cu và Cu2S.	C. Mg và MgS.	D. Fe và FeS.
Câu 22. Cho hỗn hợp X gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
	A. 36,3 gam.	B. 41,1gam.	C. 41,3 gam.	D. 42,7 gam.
Câu 23. Hỗn hợp khí X có thể tích 4,48 lít (đo ở đktc) gồm H2 và vinylaxetilen có tỉ lệ mol tương ứng là 3:1. Cho hỗn hợp X qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 14,5. Cho toàn bộ hỗn hợp Y ở trên từ từ qua dung dịch nước brom dư (phản ứng hoàn toàn) thì khối lượng brom đã phản ứng là 
	A. 32,0 gam.	B. 8,0 gam.	C. 3,2 gam.	D. 16,0 gam.
Câu 24. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo, mạch hở có công thức phân tử C5H8 tác dụng với H2 dư (xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm isopentan ? 
	A. 2.	B. 4.	C. 6.	D. 3.
Câu 25. Khi nung butan với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 12 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Hiệu suất phản ứng nung butan là
 	A. 75%.	B. 65%.	C. 50%.	D. 45%.
Câu 26. Thực hiện các thí nghiệm sau: 
Thí nghiệm 1: Trộn 0,015 mol ancol no X với 0,02 mol ancol no Y rồi cho hỗn hợp tác dụng hết với Na được 1,008 lít H2. 
Thí nghiệm 2: Trộn 0,02 mol ancol X với 0,015 mol ancol Y rồi cho hỗn hợp tác dụng hết với Na được 0,952 lít H2. 
Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp ancol như trong thí nghiệm 1 thu được 6,21 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O.
Biết thể tích các khi đo ở đktc và các ancol đều mạch hở. Công thức 2 ancol X và Y lần lượt là
A. C3H6(OH)2 và C3H5(OH)3.	B. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3.	
C. CH3OH và C2H5OH.	D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp X gồm hai ankin (thể khí ở nhiệt độ thường) thu được 26,4 gam CO2. Mặt khác, cho 8,0 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được lượng kết tủa vượt quá 25 gam. Công thức cấu tạo của hai ankin trên là
	A. CH≡CH và CH3-C≡CH.	B. CH≡CH và CH3-CH2-C≡CH.
	C. CH3-C≡CH và CH3-CH2-C≡CH.	D. CH≡CH và CH3-C≡C-CH3.
Câu 28. Chất A mạch hở có công thức CxHyCl2. Khi cho tất cả các đồng phân của A tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có ba ancol có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức phân tử của A là
	A. C5H10Cl2.	B. C4H6Cl2.	C. C4H8Cl2.	D. C3H6Cl2.
Câu 29. Cho các chất sau: 
1) axit 2-hiđroxipropan-1,2,3-tricacboxylic (có trong quả chanh)
2) axit 2-hiđroxipropanoic (có trong sữa chua). 
3) axit 2-hiđroxibutanđioic (có trong quả táo).
4) axit 3-hiđroxibutanoic (có trong nước tiểu của người bệnh tiểu đường).
5) axit 2,3-đihiđroxibutanđioic (có trong rượu vang).
Thứ tự sắp xếp các axit trên theo chiều tính axit mạnh dần từ trái sang phải là 
	A. 2,4,5,3,1.	B. 4,2,3,5,1.	C. 4,3,2,1,5.	D. 2,3,4,5,1.
Câu 30. Hỗn hợp T gồm hai axit cacboxylic no mạch hở.
- Thí nghiệm 1: Đốt cháy hoàn toàn a (mol) hỗn hợp T thu được a (mol) H2O.
- Thí nghiệm 2: a (mol) hỗn hợp T tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 1,6a (mol) CO2.
Phần trăm khối lượng của axit có phân tử khối nhỏ hơn trong T là
	A. 25,41%.	B. 46,67%.	C. 40,00%.	D. 31,76%.
Câu 31. Oxi hóa anđehit X đơn chức bằng O2 (xúc tác thích hợp) với hiệu suất phản ứng là 75% thu được hỗn hợp Y gồm axit cacboxylic tương ứng và anđehit dư. Trung hòa axit trong hỗn hợp Y cần 100 ml dung dịch NaOH 0,75M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,1 gam chất rắn khan. Nếu cho hỗn hợp Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thì thu được khối lượng Ag là
	A. 21,6 gam.	B. 5,4 gam.	C. 27,0 gam.	D. 10,8 gam.
Câu 32. Để xà phòng hóa 1,0 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7, người ta đun chất béo đó với 142 gam NaOH trong dung dịch. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, trung hòa NaOH dư cần vừa đủ 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng glixerol thu được từ phản ứng xà phòng hóa là
	A. 120,0 gam.	B. 145,2 gam.	C. 103,5 gam.	D. 134,5 gam
Câu 33. Este đơn chức X không có nhánh, chỉ chứa C,H,O và không chứa các nhóm chức khác. Biết tỉ khối hơi của X so với O2 là 3,125. Khi cho 15 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 21 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là
CH2-CH2-C=O
CH2-CH2-O
CH3-CH-CH2
CH2-O
C=O
	A. CH3COO-CH2-CH=CH2.	B. HCOO-CH2-CH2 –CH=CH2.
	C. 	D. 
Câu 34. Cho 15,84 gam este no, đơn chức, mạch hở vào cốc chứa 30ml dung dịch MOH 20% (d=1,2g/ml) với M là kim loại kiềm. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn X. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 9,54gam M2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O. Kim loại M và công thức cấu tạo của este ban đầu là
	A. K và HCOO-CH3.	B. K và CH3COOCH3.	C. Na và CH3COOC2H5.	D. Na và HCOO-C2H5.
Câu 35. Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc α-amino axit) mạch hở là
	A. 5.	B. 4.	C. 7.	D. 6.
Câu 36. Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là 
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 37. X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
	A. 68,1.	B. 17,025.	C. 19,455.	D. 78,4
Câu 38. Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là: 
	A. Alanin. 	B. Axit glutamic. 	C. Valin. 	D. Glyxin. 
Câu 39. Thủy phân m (gam) xenlulozơ trong môi trường axit. Sau một thời gian phản ứng, đem trung hòa axit bằng kiềm, sau đó cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m (gam) Ag. Xác định hiệu suất của phản ứng 

File đính kèm:

  • dochoc sinh gioico dap an 2011.doc