Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2010 - 2011 môn: hóa học
Câu I. ( 3,5 điểm)
1. Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A, B và có khối lượng phân tử là 76.
A, B có số oxi hóa cao nhất trong các oxit là + no và + mo và có số oxi hóa âm
trong các hợp chất với hiđro là - nH và - mH thỏa mãn điều hiện: | no|= | nH| và
| m0| = 3| mH|
Tìm công thức phân tử của X. Biết A có số oxi hóa cao nhất trong X
2. Nhận biết các muối natri: Na2SO4, Na2SO3, Na2CO3. Chứa trong 1 dung dịch.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu II. ( 4 điểm )
Sở GD & ĐT Hòa bình Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT Trường THPT đoàn kết Năm học 2010 - 2011 Môn: Hóa Học Ngày thi: 25/9/2010 (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề) (Để thi gồm có 02 trang, 05 câu) Câu I. ( 3,5 điểm) 1. Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A, B và có khối lượng phân tử là 76. A, B có số oxi hóa cao nhất trong các oxit là + no và + mo và có số oxi hóa âm trong các hợp chất với hiđro là - nH và - mH thỏa mãn điều hiện: | no|= | nH| và | m0| = 3| mH| Tìm công thức phân tử của X. Biết A có số oxi hóa cao nhất trong X 2. Nhận biết các muối natri: Na2SO4, Na2SO3, Na2CO3. Chứa trong 1 dung dịch. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu II. ( 4 điểm ) 1. a) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: KMnO4 + HCl Khí A FeS + HCl Khí B Na2SO3 + H2SO4 Khí C NaCl + H2O dd D b) Cho khí A tác dụng với dung dịch D, khí B tác dụng với khí C. Cho khí C tác dụng với dung dịch D với tỉ lệ mol 1:1. Viết phương trình phản ứng xảy ra. 2. Cho 3 miếng kim lại nhôm ( Al) vào 3 cốc đựng dung dịch HNO3 có nồng độ khác nhau. - Cốc 1: Thấy khí không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí - Cốc 2: Thoát ra khí không màu, không mùi, không cháy, nhẹ hơn không khí. - Cốc 3: Không thấy khí thoát ra, nhưng nếu lấy dung dịch cho tác dụng với NaOH thấy thoát ra khí có mùi khai. Viết các phương trình xảy ra. Câu III. ( 4 điểm). 1. Cho 2,24 (g) bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Khuấy đều, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. a) Tính khối lượng chất rắn A. b) Tính CM dung dịch B. 2. Cho biết hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho Na vào dung dịch CuSO4. 3. Viết công thức cấu tạo của các chất có tên gọi sau: 3,3 - đi metylpent - 1 - in. Cis - pent - 2 - en. Pent - 2 - en. Câu IV. ( 5 điểm) 1. Cho hai dung dịch H2SO4 có pH = 1 và pH = 2. Thêm 100 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml mỗi dung dịch trên. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch thu được. 2. Cho 3,52 ( g) este của axit cacboxylic no đơn chức và rượu đơn chức tác dụng vừa hết với 40 ml dung dịch NaOH 1M, tạo ra chất A và chất B. Đốt cháy hoàn toàn 0,6(g) chất B cho 1,32 (g) CO2 và 0,72 (g) H2O. Tỉ khối hơi của (B) so với H2 bằng 30. Khi bị oxi hóa chất B tạo thành anđehit. Viết C.T.C.T. este, chất (A) và chất (B). Giả sử các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Câu V. ( 3,5 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 4,12 (g) hỗn hợp hai ankan đồng đẳng kế tiếp tạo ra 12,32(g) CO2 . Xác định công thức phân tử của hai ankan trên. 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp khí gồm ankin A và anken B. Dẫn sản phẩm của phản ứng đốt cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5 dư và bình (2) đựng KOH đặc thì thấy khối lượng bình (1) tăng 11,7 (g) khối lượng bình (2) tăng 30,8 (g). Xác định công thức phân tử của A, B, biết rằng A kém hơn B một nguyên tử cacbon. Hết Sở GD & ĐT Hòa Bình Đáp án đề thi học sinh giỏi môn hóa học 12 Trường THPT Yên thủy C Năm học 2010 - 2011 Câu ý Nội dung đáp án Điểm Câu I 1 Gọi số thứ tự nhóm của A, B lần lượt là: X, Y ta có mà | n0 | - | nH | = 0 x = 4 n0 = x nH = 8 - x mà | m0 | = 3| mH | y = 6 m0 = y mH = 8 - y Vậy công thức của X là AB2 có M = 76 A + 2B = 76. Nếu A là C B = (76 -12):2 = 32; B là S Nếu A là Sy B = 24 ( loại). Vậy X là CS2 2 2 Cho 3 muối trên tác dụng với HCl có khí SO2 và CO2 thoát ra Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + SO2 + H2O Cho hỗn hợp khí vào dung dịch Br2 nhận ra SO2 và nhận ra Na2SO3 SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 dẫn hỗn hợp khí còn lại vào dung dịch Ca(OH)2 nước vôi vẩn đục CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O Cuối cùng: Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl 1,5 Câu II 1 Khí A là Cl2, khí B là H2S, khí C là SO2, dung dịch D là NaOH 2,5 2 Cốc 1: Al + 4HNO3 Al(NO3)3 + NO2 + 2H2O Cốc 2: 10Al + 36HNO3 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O Cốc 3: 8Al + 10HNO3 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O 1,5 Câu III 1 Số mol AgNO3 = 0,02 Số mol Cu(NO3)2 = 0,1 Số mol Fe = 0,04 Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag 0,01 0,02 0,01 0,02 Fe + Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 0,03 0,03 0,03 Vậy mA = 0,02x108 + 0,03x64 = 4,08 (g) CM Fe(NO3)2 = 0,2M CM Cu(NO3)2 = 0,35M 2 2 Na + 2H2O 2NaOH + H2 2NaOH + CuSO4 Na2SO4 + Cu(OH)2 1 3 CH3 CH3 CH3 CH3 C C CH C = C H H CH3 CH3 - CH = CH - CH2 - CH3 1 Câu IV 1 100 ml dung dịch KOH 0,1M + 100 ml dung dịch H2SO4 có pH = 1 Số mol KOH = 0,01. Số mol H2SO4 = 0,005 2KOH + H2SO4 K2SO4 + 2H2O Số mol K2SO4 = số mol H2SO4 = 0,005 [ K2SO4] = 0,025M 100 ml dung dịch KOH 0,1M + 100 ml dung dịch H2SO4 có pH = 2 Số mol KOH = 0,01. Số mol H2SO4 = 0,0005 2KOH + H2SO4 K2SO4 + 2H2O Số mol K2SO4 = số mol H2SO4 = 0,0005 [ K2SO4] = 0,0025M [ K2OH] dư = 0,045M 3 2 RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH Số mol este = số mol NaOH = 0,04 (mol) M este = 88 Khối lượng của C, H, O trong 0,6 gam chất B là mC = 0,36 (g), nH = 0,08 (g), mO = 0,16 (g), MB = 60 Vậy công thức phân tử của B là C3H8O công thức cấu tạo là CH3 - CH2 - CH2 - OH công thức cấu tạo của este: HCOOC3H7 công thức cấu tạo của A là: HCOONa 2 Câu V 1 3n + 1 2 CnH2n + 2 + O2 n CO2 + ( n + 1) H2O gọi số mol ankan là x: x(14n + 2) = 4,12 nX = 0,28 mol x = 0,1 n = 2,8 vậy công thức phân tử của 2 ankan đó là C2H6 và C3H8 1,5 2 Số mol H2O = 0,65 mol số mol CO2 = 0,7 Số mol ankin = 0,05 Số mol anken = 0,02 gọi công thức chung của ankin là CnH2n - 2 Tổng số mol CO2 = 0,5.n + 0,02(n + 1) = 0,7 n = 2 vậy công thức phân tử của A là C2H2 của B là C3H6 2
File đính kèm:
- DE DA HSG 12.doc